Đối phó ra sao khi làm việc trong một văn phòng ồn ào?

Đánh giá post

Ai cũng có một mẫu hình môi trường làm việc lí tưởng: sếp dễ tính, đồng nghiệp thân thiện, nhiều cơ hội thăng tiến… Tuy nhiên, đời vốn không như mơ. Không ít lần những người bạn tôi biết phải chấp nhận làm việc trong một môi trường không hề lí tưởng chút nào. Khi thì sếp quá khó tính, khi thì văn phòng có quá nhiều “luật ngầm”, lúc lại bởi môi trường làm việc quá ồn ào, hỗn loạn!  

Ngày nay, càng có nhiều công ti xây dựng các phòng ban làm việc chung trong cùng một tầng duy nhất. Việc người này vô tình xâm lấn không gian người kia là không thể tránh khỏi. Vậy phải làm sao để giữ hòa khí trong công ti? Làm sao để tập trung làm việc? Làm sao để đối phó với tiếng ồn mà không tỏ ra thô lỗ? 

1.Nhận ra những điểm tích cực

 

Trước hết, phải thừa nhận rằng những văn phòng đóng thường khiến chúng ta cảm thấy an toàn hơn. Không ai có thể vô tình ghé ngang bàn làm việc và soi mói những gì ta đang làm. Tuy nhiên, khi thời thế đã thay đổi, chúng ta bắt buộc phải làm quen với nó. Hãy tập trung khai thác những cơ hội trong sự thay đổi đó.

Mục đích chính của việc thiết kế văn phòng mở là để thúc đẩy tương tác, khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên. Hãy nhân cơ hội này để tạo thêm những mối quan hệ trong công ti. Đây có thể là lúc bạn tìm cho mình một mentor ở chỗ làm, một người sẵn sàng giúp bạn học tập và trau dồi kinh nghiệm ở công ti. Đừng lập tức cau có khi phải đối mặt với nhiều tiếng ồn. Hãy giữ thái độ tích cực và tinh thần hài hước khi làm quen với mọi người. Bằng cách này, bạn sẽ tự đem đến nhiều cơ hội cho bản thân hơn.

>>Chúng ta học được gì từ những mối quan hệ nơi công sở?

2.Nói rõ yêu cầu của mình

 

Không công ti nào lại cấm nhân viên không được nêu ý kiến. Thay vì ý kiến riêng với từng cá nhân, bạn có thể cân nhắc đề xuất với sếp việc giữ trật tự trong văn phòng. Ví dụ: Trong khoảng thời gian telesales 5-6 giờ tối, các phòng ban khác phải giữ trật tự, không được làm ồn. Hãy nghĩ ra giải pháp tối ưu nhất cho cả văn phòng, thay vì cho riêng mình.

Nếu muốn yêu cầu đích thị một cá nhân nào đó, bạn có thể nhờ một người nữa nói cùng. Như vậy sức thuyết phục sẽ cao hơn và bạn sẽ dễ dàng quay trở lại công việc của mình.

3.Đeo tai nghe

 

Nếu không thể loại bỏ hoàn toàn tiếng ồn trong văn phòng làm việc, hãy sắm hẳn một bộ tai nghe. JobsGO khuyên bạn nên nghe nhạc cổ điển hoặc nhạc không lời để có thể tập trung làm việc một cách tốt nhất. 

Lưu ý, việc đeo tai nghe trong văn phòng là để giúp bạn tập trung hơn vào công việc, không phải để bạn cách ly hoàn toàn với đồng nghiệp. Đừng quá lạm dụng tai nghe mà không giao lưu với những người làm việc cùng. Đâu ai có thể tự mình tiến xa được, phải không nào?

>>4 hành động nhỏ tinh tế chốn công sở

>>8 quy tắc ứng xử nơi công sở 

4.Chuyển đến văn phòng khác

 

Ai cũng cần một nơi yên tĩnh để suy nghĩ, làm việc. Hầu hết các công ti đều có một số văn phòng riêng biệt như phòng ăn, phòng hội nghị,… Do đó, khi các đồng nghiệp đang bận bàn về bộ phim mới nhất của Trấn Thành, bạn có thể lui đến phòng khác để hoàn thành deadline sắp tới. Lời khuyên này đặc biệt đúng đối với những ai đang làm trong những công ti lớn, nhiều phòng ốc. Hãy thử di chuyển đang một tầng khác để làm việc. Mọi người không biết bạn và bạn dễ tập trung hơn vào công việc của mìn

5.Tạm thời rời khỏi văn phòng

 

Nếu tập trung tại văn phòng quá khó khăn, bạn nên hỏi xem mình có thể chuyển đến nơi khác làm việc không. Đừng lập tức yêu cầu làm việc tại nhà. Hãy thử yêu cầu sếp cho mình hoàn thành báo cáo tại một văn phòng khác, một thư viện hoặc một quán cà phê gần đó. Điều quan trọng là bạn phải thấy thoải mái với môi trường và có thể làm việc hiệu quả nhất. 

6.Yêu cầu di chuyển bàn

 

Đôi khi, vấn đề không nằm ở văn phòng mở, mà ở đồng nghiệp. Nếu đồng nghiệp kế bên nói nhiều, ồn ào, lại thiếu tinh ý, bạn nên nói chuyện với quản lí để đề nghị di chuyển bàn làm việc. Đừng nên chịu đựng những điều có vẻ nhỏ nhặt như thế. Tích tiểu thành đại – Bạn không muốn một ngày đột nhiên “bùng nổ” trước mặt đồng nghiệp đâu. 

7.Các nguyên tắc cần nhớ

 

Nên:

  • Nói chuyện với trực tiếp quản lý hoặc cá nhân về yêu cầu của bạn.
  • Mua một bộ tai nghe chống ồn để tập trung hơn trong công việc.
  • Kiểm tra xem những khu vực riêng tư, hạn chế tiếng ồn gần nơi làm việc.

Không nên:

  • Càu nhàu liên tục.
  • Chịu đựng trong im lặng. Đề nghị người quản lý di chuyển bàn làm việc nếu bạn thấy cần thiết.

Không ai muốn làm trong một văn phòng ồn ào, gây xao nhãng. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn không thể đối phó với nó theo cách riêng của mình! Trên đây là một vài gợi ý JobsGO đưa ra để giúp bạn xử lí tốt hơn vấn đề này tại công ti. Hãy tự tin nói ra ý kiến của mình để có thể làm trong một môi trường phù hợp nhất nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: