Học cách xử lý nhân viên không trung thực hiệu quả nhất

Đánh giá post

Trong một doanh nghiệp, không phải nhân viên nào cũng cống hiến và làm hết sức mình. Đôi khi, có những người không trung thực trong công việc; họ nói dối, đánh cắp ý tưởng của người khác, lợi dụng công ty để trục lợi cá nhân. Nếu bạn tình cờ phát hiện nhân viên của mình có hành vi như thế thì bạn sẽ làm gì? Hãy cùng JobsGO tham khảo cách xử lý nhân viên không trung thực sau đây nhé.

Bí mật tổng hợp bằng chứng

Bí mật tổng hợp bằng chứng

Những người không trung thực sẽ không thừa nhận hành vi của họ khi chưa có bằng chứng cụ thể. Do đó, nếu muốn họ thừa nhận sai phạm của mình bạn phải có bằng chứng chắc chắn trong tay.

Khi phát hiện nhân viên có hành vi không trung thực, người quản lý giỏi sẽ tỏ ra bình tĩnh trước mọi tình huống để nhân viên không nghi ngờ hoặc đề phòng. Từ đó, việc thu thập bằng chứng của bạn sẽ đơn giản hơn.

Khi tìm chứng cứ sai phạm, bạn phải chắc chắn đó là những bằng chứng trực tiếp, chính xác 100% thì mới có khả năng giúp bạn chiến thắng trong cuộc tranh luận với nhân viên. Nếu mọi thứ không có tính thuyết phục bạn sẽ không thể khiến nhân viên sai phạm thừa nhận hành vi của họ. 

Mức độ vi phạm và các mức hình phạt

Doanh nghiệp nào cũng sẽ tồn tại nhân viên thiếu trung thực. Tuy nhiên, tùy vào mức độ ảnh hưởng của hành vi đến hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mà người quản lý sẽ có cách xử phạt cho hợp lý. Mức độ vi phạm được đánh giá trên một số yếu tố như: 

Mức độ vi phạm và các mức hình phạt
  • Số lần vi phạm: Hành vi thiếu trung thực sẽ có khả năng cao được tha thứ nếu vi phạm lần đầu. Nếu hành vi đó lắp lại nhiều lần thì có lẽ đã đến lúc quản lý cần mạnh tay với họ.
  • Năng lực làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp: Nếu nhân viên đã có nhiều cống hiến cho doanh nghiệp thì có thể cân nhắc mức độ hình phạt thấp hơn để giữ chân nhân tài.
  • Mức độ ảnh hưởng đến doanh nghiệp: Nếu hành vi không trung thực không quá ảnh hưởng đến doanh nghiệp sẽ xử lý nội bộ trong doanh nghiệp. Nếu hành vi ấy đẩy công ty vào tình trạng rủi ro hoặc có thể bị truy tố, thì phải báo cáo tình trạng nên cấp trên hoặc tham khảo ý kiến luật sư để bảo vệ công ty tránh khỏi các nguy cơ.

Việc đánh giá mức độ vi phạm và mức hình phạt cho nhân viên giúp người quản lý luôn trong thế chủ động và đưa ra những hình phạt hợp tình, hợp lý, hợp lòng người. 

👉 Xem thêm: Cách quản lý nhân viên hiệu quả: 7 tips bạn nhất định phải biết

Gặp mặt trực tiếp để nghe giải trình từ họ

Một người quản lý giỏi, muốn được mọi người nể phục thì cần phải biết lắng nghe và luôn công tâm khi xử lý vấn đề. Do đó, khi phát hiện nhân viên có hành vi không trung thực, một cuộc gặp mặt trực tiếp để nghe nhân viên giải trình về vấn đề là điều cần thiết.

Gặp mặt trực tiếp để nghe giải trình từ họ

Trong buổi gặp mặt, bạn hãy cho họ biết mình đã có bằng chứng về hành vi thiếu trung thực của họ trong công việc và để họ trình bày, giải thích về lý do tại sao lại hành động như vậy. Từ đó, bạn sẽ có cách đánh giá về các mức độ vi phạm khác nhau và  đưa ra quyết định phù hợp.

Cuộc gặp mặt giữa người quản lý và nhân viên không trung thực phải được giữ bí mật với đồng nghiệp, trừ khi sai phạm của người đó ảnh hưởng đến nhiều người. Việc gặp mặt như vậy vừa giữ thể diện cho nhân viên, vừa khiến nhân viên đó càng kính trọng quản lý. Ngoài ra, bằng cách này, nhà quản lý giỏi có thể giúp công ty giữ chân nhân viên tài năng và nâng cao lòng trung thành của họ.  

👉 Xem thêm: Nhân viên nghỉ việc, sếp nên xem lại mình

Kiểm tra cách nhân viên khắc phục hậu quả

Ai trong chúng ta cũng có thể mắc sai lầm. Vì vậy, hãy trao cho nhân viên của bạn cơ hội thay đổi nếu bạn nhận thấy đó là một nhân viên tốt và hành vi phạm lỗi không quá nghiêm trọng. Bạn cũng đừng quên theo dõi và kiểm tra cách người đó khắc phục lỗi lầm đã gây ra.

Thật tuyệt khi nhân viên của bạn nhận ra lỗi sai và cố gắng sửa đổi. Trường hợp người đó tiếp tục có những hành vi thiếu trung thực thì phải can thiệp ngay và có biện pháp xử lý cứng rắn hơn. 

Chấm dứt hợp đồng lao động

Chấm dứt hợp đồng lao động

Nếu nhân viên không có ý cải thiện sai phạm của mình khi bị vạch trần thì việc dừng hợp đồng lao động là điều cần thiết. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những thiệt hại sau này.

Tuy nhiên, việc chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên không được khuyến khích. Nếu không phải tình huống sai phạm để lại hậu quả lớn thì hãy cho nhân viên thêm cơ hội để có thể sửa sai.

👉 Xem thêm: 6 cách quản lý công nhân hiệu quả cho doanh nghiệp!

Trên đây là những cách xử lý nhân viên không trung thực mà nhà quản lý nào cũng phải biết. Trung thực là luôn là tiêu chí chính của một nhân viên giỏi, vì vậy đừng ngại xem xét kỹ lưỡng và cẩn thận để có được nhân viên tốt nhất cho công ty của bạn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: