Trong cuộc sống hàng ngày, việc từ chối ai đó đôi khi sẽ rất khó khăn, đặc biệt là khi chúng ta muốn bảo vệ mối quan hệ và duy trì sự tôn trọng với đối phương. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số cách từ chối khéo léo, tinh tế, giúp chúng ta truyền đạt mong muốn của bản thân mà không làm tổn thương người khác. Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để nắm bắt “nghệ thuật từ chối khéo léo” đó nhé.
Mục lục
- 1. Nói lời cảm ơn
- 2. Không ngắt lời đối phương
- 3. Đưa ra sự lựa chọn khác để trì hoãn
- 4. Đưa ra lý do từ chối hợp lý
- 5. Tôn trọng đối phương
- 6. Không hứa hẹn nếu không muốn
- 7. Đánh lạc hướng đối phương
- 8. Thể hiện sự áy náy
- 9. Dùng lời khen để từ chối
- 10. Đừng mất quá nhiều thời gian để trả lời
- 11. Chỉ trả lời bằng tin nhắn
1. Nói lời cảm ơn
Một cách từ chối tinh tế, khéo léo đó chính là nói lời cảm ơn đối phương. Những từ ngữ như “rất cảm ơn về đề xuất của bạn, nhưng tôi không thể tham gia vào lúc này” có thể giúp truyền đạt thông điệp từ chối một cách nhẹ nhàng và đồng thời giữ cho mối quan hệ giữa hai bên không bị ảnh hưởng tiêu cực.
Xem thêm: 9 cách nói lời cảm ơn trong giao tiếp bạn không nên bỏ qua
2. Không ngắt lời đối phương
Dù không đồng ý với đề xuất của đối phương, bạn cũng không nên ngắt lời họ. Đó là một cách để thể hiện tôn trọng người khác. Khi bạn kiểm soát được phản ứng của mình, không ngắt lời quá nhanh, điều này có thể giúp làm dịu đi tình huống từ chối và duy trì một tinh thần tích cực trong giao tiếp. Tuy nhiên, quan trọng là sau đó bạn có thể trình bày lý do một cách rõ ràng và nhẹ nhàng để giải thích cho quyết định của mình.
3. Đưa ra sự lựa chọn khác để trì hoãn
Trì hoãn lời mời là một cách tinh tế để gián tiếp từ chối mà không phải nói thẳng ra. Bạn có thể chia sẻ về cuộc sống bận rộn của mình, tạo nên một không khí tâm sự và gần gũi với đối phương. Thông qua việc tâm sự, bạn truyền đạt ý nghĩa rằng hiện tại không phải là thời điểm thuận lợi và bạn cần thêm thời gian để tổ chức lịch trình.
Bạn có thể hứa hẹn một lời mời mới trong tương lai gần, mặc dù không xác định ngày cụ thể. Điều này giúp đối phương hiểu rằng bạn không từ chối một cách tuyệt đối, đồng thời duy trì tinh thần tích cực và sự lịch sự trong mối quan hệ.
4. Đưa ra lý do từ chối hợp lý
Bằng cách này, bạn sẽ cho đối phương biết rằng bạn tôn trọng lời mời của họ, đồng thời vẫn đưa ra được một giải thích cụ thể về tình huống của mình. Lý do có thể liên quan đến công việc, gia đình hoặc các vấn đề khác, tạo ra sự thông cảm và chấp nhận dễ dàng hơn từ phía đối phương. Việc đó không chỉ giúp giữ gìn mối quan hệ mà còn giúp tránh những hiểu lầm hay gây ra sự phiền lòng.
5. Tôn trọng đối phương
Khi từ chối một lời đề nghị nào đó, điều quan trọng là bạn phải thể hiện sự tôn trọng đối phương. Bạn tuyệt đối không được cợt nhả, thiếu nghiêm túc, dù là lời mời đi chơi vui vẻ hay là công việc quan trọng. Hãy nói ra lời từ chối nhẹ nhàng, dễ nghe, không làm tổn thương người khác bằng những cử chỉ, lời lẽ vô duyên hay không tôn trọng.
Xem thêm: Nghệ thuật từ chối – Học cách nói “không” mà vẫn được lòng
6. Không hứa hẹn nếu không muốn
Nếu bạn không muốn tham gia buổi hẹn/lời mời nào đó và không có ý định chấp nhận từ đầu, hãy thể hiện điều đó trong câu trả lời của mình. Bạn hãy tránh nói “lần sau” chỉ để tỏ ra tử tế. Thay vì nói “cho mình thời gian xem lại lịch hẹn nhé”, bạn nên thẳng thắn từ chối mà không tạo hy vọng cho cuộc gặp sau này. Nếu họ hỏi lại sau một tuần và tình hình vẫn không thay đổi, hãy tiếp tục thể hiện quyết định của mình.
7. Đánh lạc hướng đối phương
Một mẹo để từ chối mà không làm đối phương cảm thấy bị tổn thương là đánh lạc hướng theo cách tế nhị.
Thay vì nói trực tiếp “Không, tôi không muốn đi”, bạn có thể thể hiện sự “lừa dối” một cách nhẹ nhàng. Ví dụ, bạn có thể nói rằng bạn đang rất bận rộn với công việc hoặc có những kế hoạch đã được sắp xếp từ trước. Dùng những lời diễn đạt mềm mại có thể giúp giảm thiểu mức độ không thoải mái khi phải từ chối.
Ngoài ra, bạn cũng có thể giới thiệu một ai khác (người quen của cả 2, đồng nghiệp, anh, chị, em,…) đang rảnh cho đối phương. Đây cũng là cách đánh lạc hướng khá khéo, không gây mất lòng ai.
8. Thể hiện sự áy náy
Thể hiện sự áy náy khi từ chối một lời đề nghị có thể giúp làm dịu đi sự thất vọng của đối phương và giữ cho mối quan hệ giữa bạn và họ không bị tổn thương. Bạn có thể thể hiện sự áy náy bằng cách sử dụng ngôn ngữ lịch sự, biểu đạt tiếc nuối và chúc mừng cho đối phương,… Bằng cách này, bạn vẫn thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến đối phương, giúp duy trì mối quan hệ tích cực, tránh tình huống không thoải mái.
Ví dụ: Tôi rất tiếc, nhưng do một số rắc rối cá nhân, tôi không thể đồng ý với lời đề nghị của bạn. Tôi rất hiểu và xin lỗi về sự bất tiện này. Chúc bạn mọi điều tốt lành và thành công.
Xem thêm: Cách viết thư từ chối nhận việc lịch sự, không mất lòng nhà tuyển dụng
9. Dùng lời khen để từ chối
Sử dụng lời khen để từ chối có thể giúp bạn truyền đạt thông điệp một cách tôn trọng và khéo léo hơn. Thay vì nói trực tiếp “không,” bạn có thể bắt đầu bằng việc tận dụng một số điểm tích cực về người khác hoặc công việc của họ trước khi diễn đạt ý kiến từ chối.
Ví dụ: Rất cảm ơn vì đã đề xuất ý kiến của bạn và tôi thật sự trân trọng công sức bạn đã đặt vào nó. Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ lưỡng, tôi nghĩ rằng có thể có một số thay đổi cần thiết để phản ánh đúng hơn với sự hỗ trợ của đội nhóm hoặc dự án. Mình có thể gặp một số khó khăn nếu thực hiện theo hướng đó. Tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể tìm ra một giải pháp tốt hơn cùng nhau.
10. Đừng mất quá nhiều thời gian để trả lời
Phản hồi nhanh chóng khi từ chối không chỉ là một cách thể hiện sự lịch sự mà còn là biểu hiện rõ nét của sự tôn trọng đối với thời gian và mong đợi của người khác. Trong một môi trường giao tiếp, việc trả lời một yêu cầu hoặc đề xuất một cách nhanh nhẹn không chỉ giúp giữ cho cuộc trò chuyện linh hoạt mà còn tạo ra một không gian tích cực và có hiệu quả.
11. Chỉ trả lời bằng tin nhắn
Đối mặt với lời mời thông qua điện thoại hay mạng xã hội, cách tốt nhất để từ chối đó là trả lời ngắn gọn thông qua tin nhắn mà không cần giải thích nhiều. Khi đó, bạn có thể rõ ràng thể hiện sự không hứng thú mà không gây ra sự cộc cằn không mong muốn. Việc trả lời ngắn gọn cũng giúp tránh tình trạng làm phức tạp vấn đề và đối hướng vẫn còn hy vọng.
Khi người gửi lời mời nhận thức được rằng bạn không hứng thú thông qua câu trả lời ngắn, họ có thể tự hiểu và chuyển hướng sự quan tâm của họ đến những người khác mà không làm phiền bạn thêm nữa. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý sử dụng lời lẽ nhẹ nhàng, không tỏ ra khó chịu để duy trì sự tôn trọng và tránh tác động tiêu cực đến mối quan hệ trong tương lai.
Xem thêm: Cẩm nang tuyển dụng – Nghệ thuật từ chối ứng viên
Như vậy, JobsGO đã chia sẻ đến các bạn những cách từ chối khéo léo mà không gây mất lòng người khác. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích, giúp các bạn xử lý được những tình huống trong công việc cũng như cuộc sống của mình thật tốt nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)