Người ta thường nói “lắm tài nhiều tật”, điều này rất đúng trong môi trường công sở hiện nay. Có những nhân viên rất giỏi, có năng lực nhưng lại lọt vào top “nhân viên cá biệt”. Vậy có các kiểu nhân viên cá biệt nơi công sở nào?
Mục lục
Nhân viên luôn đồng ý
Nhân viên luôn đồng ý – tại sao lại xem là cá biệt?
Thực tế, những người thuộc nhóm này được đánh giá là rất dễ dàng chấp nhận các yêu cầu, phân công công việc từ cấp trên, thậm chí là đồng nghiệp. Họ rất năng nổ, xông xáo nhưng điều này không đồng nghĩa họ có khả năng hoàn thành tất cả mọi việc. Lý do mà họ luôn đồng ý là do họ sợ ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người, hoặc đơn giản, họ thích thể hiện, đánh bóng hình ảnh của bản thân.
Tuy nhiên, trong môi trường công sở, những “nhân viên cá biệt” này lại có thể là mầm tai họa. Họ thích ôm đồm nhiều việc nhưng không thể giải quyết, điều này dẫn đến sự trì trệ, hiệu quả công việc chung của tập thể giảm sút.
👉 Xem thêm: Cả nể nơi công sở: Căn bệnh khiến bạn khó phát triển trong sự nghiệp
Nhân viên luôn từ chối
Trái ngược với nhóm luôn đồng ý, lại có những nhân viên cá biệt thích “từ chối”. Họ luôn tìm cách để nhanh chóng từ chối các công việc, nhiệm vụ được giao, dù là từ cấp trên. Đây là những nhân viên điển hình cho nhóm “ngại việc”, chỉ thích chăm chăm vào những công việc của mình, không biết giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp khi cần thiết.
Thậm chí, một số nhân viên còn chẳng có hứng thú với chính công việc của mình và tìm cách để thoái thác mọi trách nhiệm. Xét về lâu dài, kiểu nhân viên này sẽ khiến cho tập thể trở nên thiếu liên kết, hoạt động rời rạc, không hiệu quả.
Nhân viên luôn chống đối
Chống đối là một trong những căn bệnh nơi công sở mà nhiều người mắc phải, đặc biệt là các “nhân tài”. Những người này không phải là muốn chối bỏ trách nhiệm, lười làm, mà họ thường tự tin thái quá vào bản thân, vào năng lực của mình. Họ luôn thích được thể hiện, muốn có danh tiếng và quyền lực tại nơi làm việc. Do đó, họ sẽ luôn tìm cách để chống đối lại những quyết định, ý kiến cấp trên, đồng nghiệp đưa ra.
Những người chống đối sẽ cố tình làm theo cách riêng của mình, bất chấp mọi quy định, quy tắc từ công ty. Dù tài giỏi, có giá trị song những “nhân viên cá biệt” này lại có thể là một mối nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến các hoạt động chung của công ty. Đặc biệt, nếu công ty có nhiều hơn một nhân viên thích chống đối, nhà quản lý, lãnh đạo chắc chắn sẽ rất vất vả trong việc xử lý, giải quyết những rắc rối họ gây ra.
👉 Xem thêm: [Câu chuyện công sở] Nhân viên “bật” quản lý là sai?
Nhân viên luôn than vãn
Bạn có thường xuyên than vãn nơi công sở không? Nếu có, rất có thể bạn cũng là một nhân viên cá biệt.
Đây là kiểu nhân viên phổ biến nhất, hầu hết công ty nào cũng sẽ có ít nhất một người như vậy. Dù hành động than vãn, kêu ca này không gây ra quá nhiều tác động xấu như các kiểu nhân viên khác, thế nhưng, một “con sâu nhỏ” này cũng có thể làm “rầu nồi canh”.
Cụ thể, những nhân viên thích than vãn mang suy nghĩ khá tiêu cực liên quan đến công việc, đồng nghiệp, sếp, lương thưởng,… Chưa biết đến công việc của họ có tốt hay không nhưng những biểu hiện tiêu cực này chắc chắn sẽ không mang lại điều tích cực cho tập thể. Nếu một doanh nghiệp muốn xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, cầu tiến cho nhân viên thì cần phải nhanh chóng quán triệt kiểu nhân viên này.
Nhân viên luôn gây họa
Một trong những kiểu nhân viên cũng được xếp vào danh sách “cá biệt” nơi công sở chính là người thích gây họa. Người ta thường nói “ngu dốt cộng nhiệt tình trở thành phá hoại”. Thế nhưng, đôi khi “tài năng mà thiếu cẩn trọng” cũng sẽ mang lại những vấn đề tiêu cực cho công việc, tập thể.
Thường những nhân viên hay gây họa này đều không suy nghĩ thấu đáo, luôn nôn nóng trong mọi tình huống. Điều này sẽ chỉ giúp họ giải quyết được suy nghĩ, còn về kết quả, nó sẽ hoàn toàn “tan hoang”.
Bên cạnh đó, trong môi trường công sở còn tồn tại nhân viên thích gây họa với đồng nghiệp. Tức là họ thích tạo nên những “drama”, mâu thuẫn nội bộ vì sự ghen ghét, đố kỵ,… với người khác. Điều này khiến họ luôn muốn tìm cách để chơi xấu, hạ bệ đồng nghiệp mà không nghĩ đến hậu quả sau cùng, người chịu ảnh hưởng chính là họ.
👉 Xem thêm: Vướng phải tin đồn nơi công sở – xử lý như thế nào cho văn minh?
Trên đây là các kiểu nhân viên cá biệt nơi công sở được JobsGO tổng hợp. Nếu bạn là một nhà quản lý, hãy nắm bắt thật rõ biểu hiện, đặc điểm của những kiểu nhân viên này để có thể đưa ra được những phương pháp điều chỉnh, quán triệt tốt nhất, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, phát triển nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)