BD Là Nghề Gì? Mô Tả Công Việc Business Development Chi Tiết Nhất

Đánh giá post

BD là nghề gì? BD (Business Development) là một trong những vị trí công việc đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ hiện nay. Vậy bạn đã hiểu Business Development là gì chưa? Mô tả công việc Business Development như thế nào? Các yêu cầu cũng như chế độ đãi ngộ cho vị trí này ra sao? Cùng JobsGO tìm hiểu ngay nhé!

1. BD Là Nghề Gì?

BD là nghề gì? BD là viết tắt của Business Development. Vậy Business Development là gì? Business Development hay còn được biết đến là phát triển kinh doanh. Đây là một nghề có liên quan đến Sale, Marketing và nó tạo ra giá trị doanh nghiệp từ các đối tượng khách hàng cũng như thị trường tiêu thụ. Đối với Business Development, các doanh nghiệp sẽ không hướng đến các chiến lược ngắn hạn mà thường tập trung vào mục tiêu dài hạn.

BD Là Nghề Gì?

Theo đó, nhân viên Business Development (phát triển kinh doanh) chính là vị trí rất quan trọng trong chuỗi các công việc thuộc mảng Business Development. Họ là những người có vai trò kết nối giữa 2 phòng Marketing và Sales trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của các nhân viên phát triển kinh doanh sẽ là tiếp cận khách hàng tiềm năng, thuyết phục họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

2. Vai Trò, Trách Nhiệm Của Nhân Viên Business Development

Đã hiểu BD là nghề gì rồi, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vai trò, trách nhiệm của nhân viên Business Development nhé!

2.1. Vai Trò Của Nhân Viên Business Development

Business Development có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công ty. Theo đó, BD sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Phát triển data khách hàng: Business Development giúp công ty mở rộng danh sách khách hàng bằng cách thu hút khách hàng mới thông qua các chiến dịch tiếp thị, đàm phán và xây dựng mối quan hệ.
  • Tăng doanh số bán hàng: Bằng cách xác định và tận dụng cơ hội mà thị trường thị trường mang lại, nhân viên BD đóng góp vào việc đạt được, thậm chí vượt qua mục tiêu doanh số bán hàng mà công ty đề ra.
  • Mở rộng mạng lưới đối tác: Business Development giúp mở rộng mạng lưới đối tác của công ty, tạo ra cơ hội hợp tác mới và củng cố các mối quan hệ đối tác chiến lược.
  • Tạo cơ hội kinh doanh mới: Bằng cách nghiên cứu thị trường và đưa ra đề xuất về các chiến lược mới, BD giúp tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho công ty.
  • Nâng cao nhận thức thương hiệu: Qua các chiến dịch tiếp thị và tương tác với khách hàng, BD giúp nâng cao nhận thức thương hiệu và tạo ra hình ảnh tích cực về công ty.

2.2. Trách Nhiệm Của Nhân Viên Business Development

  • Phân tích thị trường: Business Development chịu trách nhiệm phân tích tình hình thị trường để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội kinh doanh tiềm năng.
  • Tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ với đối tác: Nhiệm vụ của Business Development là tìm kiếm, xác định và thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược để mở rộng mạng lưới kinh doanh.
  • Phát triển chiến lược kinh doanh: Business Development đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiến lược kinh doanh bằng cách đề xuất các phương án và hướng đi mới để tối ưu hóa lợi nhuận, đồng thời giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh.
  • Tổ chức và thực hiện chiến dịch tiếp thị: BD cũng chính là người tổ chức, thực hiện các chiến dịch tiếp thị nhằm tăng cường nhận thức thương hiệu và thu hút khách hàng mới.
  • Quản lý mối quan hệ khách hàng: Business Development chịu trách nhiệm xây dựng, duy trì mối quan hệ khách hàng bằng cách hỗ trợ và cung cấp giải pháp để quyết vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
  • Đánh giá và theo dõi hiệu suất kinh doanh: Qua việc đánh giá, theo dõi các chỉ số hiệu suất kinh doanh, Business Development có thể giúp nhà quản lý điều chỉnh chiến lược và đảm bảo đạt được mục tiêu về doanh số bán hàng.
  • Đàm phán và ký kết hợp đồng: Business Development thường tham gia vào quá trình đàm phán và ký kết các hợp đồng với đối tác kinh doanh, nhằm đảm bảo các điều kiện làm việc có lợi cho cả hai bên.

3. Công Việc Của Nhân Viên Business Development

Công Việc Của Nhân Viên Business Development

Đối với một nhân viên phát triển kinh doanh thì khối lượng công việc mỗi ngày sẽ khá nhiều. Cụ thể, họ sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ quan trọng như sau:

  • Tiếp nhận danh sách của khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Đây là kết quả từ quá trình thu thập, tổng hợp qua chiến dịch Marketing mà doanh nghiệp đưa ra.
  • Sau đó, nhân viên Business Development sẽ cần sàng lọc các đối tượng khách hàng phù hợp, tập hợp thành danh sách và gửi lên cho bộ phận Sales.
  • Thực hiện công việc gửi email hoặc liên hệ trực tiếp với khách hàng qua điện thoại (hầu hết khách hàng đều là các doanh nghiệp) để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
  • Nhân viên phát triển kinh doanh sẽ cần phải xác định được các nhu cầu khách hàng qua quá trình tiếp xúc gián tiếp. Đó có thể là gọi điện, gửi mail, qua chương trình khảo sát,… và lựa chọn ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất giới thiệu đến khách hàng.
  • Lên lịch, sắp xếp các buổi gặp mặt giữa khách hàng với nhân viên của bộ phận Sales (nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng),… để họ làm việc và trao đổi trực tiếp với khách hàng.
  • Nghiên cứu thị trường, tình hình phát triển, các sản phẩm của đối thủ để từ đó tìm ra phương án phát triển kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
  • Thường xuyên cập nhật các sản phẩm, dịch vụ cũng như giải pháp mới, phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Làm báo cáo tiến độ công việc hàng tuần, tháng,… và kết quả thực hiện các nhiệm vụ cho quản lý, cấp trên theo định kỳ.

4. Yêu Cầu Cần Có Của Nhân Viên Business Development

Có thể thấy, công việc đối với nhân viên Business Development là khá nhiều và đòi hỏi các kỹ năng, kiến thức chuyên môn tốt. Tùy thuộc vào từng môi trường mà các yêu cầu đưa ra sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trở thành một nhân viên phát triển kinh doanh trong doanh nghiệp thì sẽ cần đáp ứng được những điều cơ bản như sau:

4.1. Yêu Cầu Chuyên Môn Đối Với Nhân Viên BD

Yêu Cầu Về Bằng Cấp Và Kinh Nghiệm

Nhân viên Business Development được yêu cầu có bằng cử nhân các chuyên ngành như Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc các lĩnh vực liên quan khác. Đồng thời, để ứng tuyển vào vị trí BD, ứng viên cần có ít nhất 2-3 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên kinh doanh, nhân viên Marketing hoặc các vị trí tương đương.

Thiết Lập, Thực Hiện Chiến Lược Phát Triển Kinh Doanh

Người làm Business Development cần phải có tầm nhìn chiến lược để phát triển và hoàn thành các mục tiêu kinh doanh. Mục tiêu này với từng đối tượng sẽ có những sự khác nhau, cụ thể là:

  • Khách hàng: Nghiên cứu nhu cầu, hành vi… khách hàng để cung cấp những giải pháp hữu ích cho khách hàng.
  • Thị trường: Nghiên cứu thị trường thông qua việc tìm hiểu và đánh giá các xu hướng thị trường, phân tích đối thủ…
  • Mối quan hệ: Xây dựng và tận dụng các mối quan hệ để làm điều kiện xây dựng các chiến lược phát triển phù hợp.

Sau khi xây dựng kế hoạch chiến lược, bạn cần theo dõi, đánh giá từng bước để có sự điều chỉnh phù hợp nếu cần.

Xem thêm: Tuyển dụng sale admin.

Hiểu Các Chỉ Số Đo Lường Trong Kinh Doanh

Hiểu rõ các chỉ số đo lường trong kinh doanh như doanh thu bán hàng, doanh lợi vốn tự có… sẽ là một lợi thế cực lớn khi bạn làm ở vị trí Business Development. Bạn có thể trau dồi kỹ năng này thông qua việc thực hiện các dự án thực tế, tham gia các khóa học hay đọc các cuốn sách về kinh doanh…

Sử Dụng Crm, Microsoft Excel

Thông thạo kỹ năng sử dụng các phần mềm công nghệ như CRM, Microsoft Excel.. là một yêu cầu không thể thiếu với nhân viên phát triển kinh doanh. Bởi đây là những phần mềm quản lý khách hàng, giúp tối ưu việc quản trị các quy trình chăm sóc khách hàng, từ đó góp phần gia tăng trải nghiệm của khách hàng.

4.2. Yêu Cầu Kỹ Năng Đối Với Nhân Viên Bd

Kỹ Năng Giao Tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một yếu tố quan trọng đối với nhân viên Business Development. Các chuyên viên trong lĩnh vực này cần có khả năng truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng và thuyết phục, không chỉ trong giao tiếp nội bộ mà còn khi tương tác với khách hàng, cũng như đối tác. Sự mạch lạc trong giao tiếp giúp nhân viên BD xây dựng và duy trì mối quan hệ kinh doanh mạnh mẽ, đồng thời giúp xây dựng hình ảnh tích cực về công ty trước cộng đồng.

Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề, Xử Lý Tình Huống

Nhân viên Business Development thường xuyên phải đối mặt với những thách thức và vấn đề phức tạp trong quá trình phát triển kinh doanh. Vì vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống là đặc biệt quan trọng. Khả năng nhanh chóng phát hiện vấn đề, phân tích nguyên nhân, đưa ra các giải pháp sáng tạo giúp nhân viên BD vượt qua khó khăn và duy trì sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh.

Kỹ Năng Nắm Bắt Xu Thế Thị Trường

Nắm bắt xu thế thị trường đòi hỏi sự nhạy bén và khả năng phân tích thông tin. Nhân viên BD cần theo dõi và đánh giá các biến động trên thị trường để đưa ra dự đoán chính xác và điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Kỹ năng nắm bắt xu hướng giúp Business Development tạo ra cơ hội mới và đảm bảo rằng công ty luôn đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng trong bối cảnh môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng.

Đàm Phán Với Đối Tác, Khách Hàng

Business Development được biết đến với công việc chính là thu hút khách hàng tiềm năng cho công ty, doanh nghiệp. Vậy nên, kỹ năng đàm phán với đối tác, khách hàng sẽ cực kỳ quan trọng. Việc khéo léo trong các mối quan hệ này sẽ giúp Business Development dễ dàng tạo dựng được sự tin tưởng với đối tác, từ đó thành công trong việc ký kết hợp đồng có giá trị cho doanh nghiệp.

Mở Rộng Mạng Lưới Kết Nối

Việc xây dựng và duy trì mạng lưới kết nối với những cá nhân, tổ chức trong cùng lĩnh vực hoạt động hay trong các ngành nghề khác cũng rất cần thiết với Business Development. Điều này sẽ giúp bạn mở rộng thị trường, tăng khả năng tiếp cận với những khách hàng tiềm năng. Để cải thiện mạng lưới kết nối của mình, bạn có thể thường xuyên tham gia các sự kiện, hội nghị về kinh doanh.

Yêu Cầu Cần Có Của Nhân Viên Business Development

5. Mức Lương Của Nhân Viên Business Development

Mức lương chắc chắn là vấn đề mà bất kỳ ai cũng sẽ quan tâm khi xin việc làm. Và đối với một vị trí có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến doanh thu của doanh nghiệp như Business Development thì mức lương, mức thu nhập sẽ không phải là nhỏ.

Khi trở thành nhân viên phát triển kinh doanh, mức lương bạn nhận được sẽ khá hậu hĩnh. Tùy vào kinh nghiệm, năng lực của mỗi người mà sẽ có quy định về mức lương khác nhau. Theo số liệu thống kê mới nhất của JobsGO, trung bình thì các nhân viên Business Development sẽ nhận được khoảng 20,6 triệu đồng/tháng. Mức lương phổ biến sẽ dao động từ 12 – 34 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh lương cứng thì các bạn sẽ còn nhận được các khoản thường nóng, thưởng doanh thu, hoàn thành công việc. Như vậy, tổng thu nhập của nhân viên Business Development có thể lên đến 18 – 40 triệu đồng/tháng.

6. Phân Biệt Sales Và Business Development

Trong thực tế, có không ít người nhầm lẫn giữa Sales và Business Development. Vậy nên, hãy cùng JobsGO phân biệt 2 vị trí này qua nội dung sau đây:

Tiêu chí so sánh Sales Business Development
Công việc Tập trung vào việc giải quyết nhu cầu của khách hàng khi họ đã tìm đến doanh nghiệp. Tập trung vào việc phát triển các mối quan hệ mới; tìm kiếm cơ hội và mở rộng thị trường.
Hiệu quả công việc Có thể đo lường ngay lập tức, thể hiện trong thời gian ngắn hạn. Đo lường trong dài hạn.
Mục tiêu công việc Hướng tới mục tiêu ngắn hạn: tăng doanh thu thông qua bán sản phẩm. Hướng tới mục tiêu doanh thu và lợi nhuận trong dài hạn thông qua đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ thực sự hữu ích và giúp các bạn hiểu rõ “BD là nghề gì?”, “Business Development là gì?”. Chúc các bạn nhanh chóng có được một vị trí việc làm Business Development thật ưng ý nhé.

Câu hỏi thường gặp

1. Business Developer Là Gì?

Hiểu đơn giản, Business Developer hay còn gọi là nhân viên phát triển kinh doanh, là những người làm trong bộ phận phát triển kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Business Developer đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công ty vì họ là cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp/ dịch vụ/ sản phẩm. Họ cũng là người đảm nhiệm việc xây dựng kế hoạch, chiến lược giúp lan tỏa hình ảnh của doanh nghiệp. Business Developer sẽ có cơ hội thăng tiến lớn cùng mức thu nhập hấp dẫn nếu chứng minh được năng lực của bản thân trong công việc.

2. Business Development Intern Là Gì?

Business Development Intern là một sinh viên hoặc người mới vào nghề thực tập trong lĩnh vực phát triển kinh doanh. Nhiệm vụ chính của vị trí này là hỗ trợ nhân viên Business Development và đội ngũ quản lý trong các hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng mối quan hệ đối tác và thực hiện các chiến lược tiếp thị.

3. Business Development Executive Là Gì?

Business Development Executive (BDE) là một chuyên viên phát triển kinh doanh; chịu trách nhiệm về việc tìm kiếm và xác định cơ hội kinh doanh mới. BDE thường tham gia vào việc đàm phán với khách hàng và đối tác, xây dựng mối quan hệ kinh doanh, nhằm mục tiêu thúc đẩy doanh số bán hàng. BDE đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược kinh doanh và đạt được mục tiêu doanh số bán hàng.

4. Business Development Manager Là Gì?

Business Development Manager (BDM) là người đứng đầu bộ phận hoặc đội ngũ phát triển kinh doanh trong một tổ chức. Nhiệm vụ chính của BDM là quản lý, điều hành các hoạt động phát triển kinh doanh, xây dựng chiến lược để mở rộng thị trường và tối ưu hóa lợi nhuận. BDM thường tham gia vào quá trình đàm phán và xây dựng chiến lược tổng thể của công ty.

5. Head Of Business Development Là Gì?

Head of Business Development là chức vụ lãnh đạo cao cấp chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động phát triển kinh doanh của một công ty. Người giữ chức vụ này có vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của công ty.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: