Bạn đã nghỉ việc? Với số tiền còn lại, bạn không chắc có thể tiết kiệm để trang trải cuộc sống hàng ngày hay không? Và bạn đang cảm thấy tuyệt vọng với công cuộc tìm việc làm?
Nếu bạn đang trong tình trạng trên, cho dù bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp hoặc là một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, đây là những bí quyết có thể giúp bạn tìm kiếm một công việc mới. Trong hướng dẫn từng bước này, bạn sẽ biết cách tìm một công việc và làm thế nào để được tuyển dụng trong một tháng hoặc sớm hơn.
Trong phần I này, JobsGO sẽ bật mí bí quyết tìm việc trong nửa tháng đầu tiên. Bạn sẽ phải làm gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây!
>> Bí quyết 30 ngày tìm việc để chắc chắn trúng tuyển (Phần 2)
Mục lục
Ngày 1: Tìm đúng công việc và công ty
Hãy xem làm thế nào để tìm việc một cách hiệu quả. Đừng gửi hồ sơ đến tất cả các việc làm bạn thấy trên quảng cáo.
Bạn sẽ phải xác định những gì bạn muốn và những gì bạn giỏi trước tiên. Quá trình này làm thu hẹp lĩnh vực ngành nghề và giảm thiểu các ứng viên thiếu kinh nghiệm. Do đó cơ hội bạn được tuyển dụng sẽ cao hơn.
Tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:
- Tôi muốn làm việc với công ty startup hay trong một công ty đã thành lập từ lâu?
- Tôi muốn làm việc ở nhà hay ở văn phòng?
- Tôi muốn làm việc cùng lĩnh vực với việc cũ hoặc với ngành đã học không?
- Người chủ mà tôi muốn làm việc cùng như thế nào?
- Tôi giỏi về lĩnh vực nào?
- Những kỹ năng hay thành tựu trước đây nhà quản lý đã khen tôi?
- Những công việc này sẽ trả cho tôi tiền lương đủ để trang trải các nhu cầu của tôi? (Hãy thực tế.)
- Tôi đang nhắm đến một mức lương tốt hơn, sự nghiệp thăng tiến hay tự do phát triển sự nghiệp? Tôi sẵn sàng hy sinh cho những điều này? (Đôi khi, bạn không thể làm được tất cả.)
Câu trả lời của bạn sẽ định hướng bạn trong việc quyết định vị trí mà bạn theo đuổi.
Ngày thứ 2-3: Xác định một vài cơ hội
Đừng đặt tất cả trứng vào một giỏ. Bạn vẫn sẽ không gửi bất kỳ hồ sơ nào vào thời điểm này.
Ngay bây giờ, nhiệm vụ của bạn là tìm kiếm các vị trí tuyển dụng và các công ty phù hợp với tiêu chí của bạn. Thông qua trang tuyển dụng, LinkedIn, trang việc làm của cựu sinh viên, hay những cơ hội từ bạn bè.
Sau đó, nghiên cứu mô tả công việc, công ty và nhóm làm việc. Bạn hài lòng với công việc đó không? Tìm khoảng 15-20 công ty hoặc công việc phù hợp với danh sách công việc mơ ước của bạn.
Lưu giữ một bản ghi tỉ mỉ tất cả những thứ bạn tìm được về các công ty đáp ứng tiêu chí của bạn. Bạn sẽ cần nó để nộp đơn ứng tuyển sau này.
Bạn không chắc chắn những nơi nào có thể tìm kiếm cơ hội cho công việc mơ ước? Hãy bắt đầu với:
- Tìm kiếm trên Google với từ khóa: “Top những công ty (vị trí mong muốn của bạn)” hoặc “nhà tuyển dụng tốt nhất trong (lĩnh vực của bạn).” Danh sách các công ty có công việc phù hợp với kỹ năng của bạn và những công ty này có vị trí ứng tuyển phù hợp với bạn.
- Nhóm tìm kiếm việc làm trên Mạng xã hội Linkedln với vị trí công việc của bạn. Những nhóm này có một bảng danh mục việc làm và có một số thành viên đăng tải việc làm trên đó.
- Tìm kiếm việc làm trên app tuyển dụng nhanh JobsGO. Đây là nơi lý tưởng để bạn tìm các doanh nghiệp tốt, bao gồm cả startup uy tín.
Danh sách cuối cùng của bạn nên có ít nhất 15 công ty hoặc các tin tuyển dụng về công việc. Nó sẽ càng ít hơn khi bạn hoàn thành quá trình này. Đôi khi, công việc đã được tuyển dụng, hoặc văn hóa công ty của họ không phù hợp với bạn. Đừng ngần ngại mở rộng chúng thành một mạng lưới, bạn sẽ không thiệt về sau này đâu.
Ngày thứ 3-5. Tạo chiến lược cho đơn xin việc của bạn
Chiến lược này là cốt lõi của tiến trình 30 ngày. Không chỉ vậy, nó còn dễ làm bạn bị phân tâm hoặc thất vọng, nó phụ thuộc vào cách thức tìm kiếm việc làm của bạn. Xem xét điều này giúp bạn có thể làm chủ được những việc cần làm và có kế hoạch dự phòng.
Ấn định thời gian lên lịch trình của bạn.
Đôi khi, việc tìm kiếm một công việc có thể làm bạn cảm thấy giống như đang làm một công việc toàn thời gian. Bạn không thể nào gửi hồ sơ xin việc khi mà bạn không có tâm trạng nào đụng tới nó.
Xem xét lịch trình của bạn, sau đó phân phối thời gian thực tế. Bạn sẽ cần ít nhất một giờ mỗi ngày. Nhưng bạn có thể làm hai hoặc ba giờ nếu bạn có thời gian. Đừng quên dành một vài giờ nghỉ ngơi, hoặc một ngày để thư giãn trong lúc tìm việc để tránh căng thẳng.
Sắp xếp checklist của bạn để làm việc.
Danh sách của bạn sẽ thay đổi, tùy thuộc vào kinh nghiệm và lĩnh vực công việc. Ví dụ, các ứng viên cho vị trí quản lý cần thêm thâm niên làm việc để thể hiện những thành tựu của họ. Với sinh viên mới tốt nghiệp, tốt hơn hết là tạo dựng mối quan hệ hoặc rèn luyện kỹ năng phỏng vấn.
Dưới đây là một vài điều bổ sung vào danh sách của bạn:
- nghiên cứu công việc và các công ty
- cải thiện hồ sơ của bạn
- cải thiện portfolio của bạn (tùy chọn)
- kiểm tra ảnh đại diện trên hồ sơ của bạn
- tìm hiểu mọi người qua mạng
- gọi hoặc gặp gỡ mọi người
- tìm hiểu thông tin phỏng vấn
- chuẩn bị cho công việc phỏng vấn
- phỏng vấn qua điện thoại hoặc trực tiếp
- thương lượng trong phỏng vấn
>> Portfolio là gì? Những thông tin cần có trong Portfolio
Ghi chú trên lịch và hướng giải quyết những công việc thực tế. Một vài ngày, bạn sẽ cảm thấy chán nản (hoặc lười biếng) và quăng chúng đi. Đừng để tâm trạng của bạn chi phối hành động của bạn.
Xử lý khi bị từ chối.
Vâng, điều này nằm trong chiến lược tìm kiếm công việc của bạn.
Nên tìm hiểu cách xử lý từ chối, khi bạn không được nhận vào lúc cuối. Chuẩn bị thu hẹp dần cơ hội của bạn qua từng ngày.
Chấp nhận khi bị từ chối. Sau đó, vui vẻ cùng bạn bè để giải tỏa tinh thần. Đừng nghĩ rằng việc từ chối của công ty này cũng sẽ là lời từ chối của các nơi khác. Điều đó là không nên. Bạn đã viết một resume và một lá thư xin việc. Bạn đã đi một vài cuộc phỏng vấn, và đã xây dựng một nền tảng tốt cho bản thân. Vậy nên, bạn không phải bắt đầu từ điểm xuất phát.
Cố gắng quan sát một vài điều từ quan điểm của nhà tuyển dụng. Có bất cứ điều gì trong cuộc phỏng vấn có thể làm họ không hài lòng? Hồ sơ xin việc của bạn nhạt nhẽo? Tiếp tục cải thiện những điểm này để tiếp tục quá trình tìm việc.
Ngày thứ 5 trở đi: Theo dõi sự tiến bộ của bạn
Tìm một công việc khác sau khi nộp đơn cho một công việc không có kết quả. Đó là lý do đầu tiên để theo dõi tiến độ và để chắc chắn rằng những gì bạn đang làm cho công cuộc tìm kiếm việc làm của bạn.
Lý do thứ hai là để giữ cho bạn có trách nhiệm và có động lực. Sử dụng các bảng tính Excel để liệt kê tên và danh bạ email của các công ty, các tin tuyển dụng, bao gồm cả thời gian khi bạn hoàn thành chúng.
Ngày thứ 5-8: Xây dựng mối quan hệ của bạn
Ba ngày được phân bổ cho quá trình này để bắt đầu. Xây dựng một mạng lưới tốn thời gian và sự nỗ lực liên tục, do đó bạn hãy dành một vài giờ cho nhiệm vụ này hàng tuần.
Có thể bạn không biết đến bộ phận quản lý nhân sự của công việc trong tương lai, nên đồng nghiệp hay mối quan hệ bạn bè là rất cần thiết.
Tìm kiếm mối quan hệ của bạn để thêm vào danh sách mục tiêu của bạn.
1.Hãy bắt đầu với các mối quan hệ ngay lập tức: Bạn bè, gia đình và đồng nghiệp: Họ có biết bất cứ ai làm việc tại một công ty mục tiêu của bạn? Những ai làm việc ở cùng vị trí mà bạn nhắm tới hoặc thậm chí ở khác bộ phận cũng tốt. Tất cả bạn cần là cách làm việc và văn hóa công ty.
Nếu bạn không chắc chắn có người để hỏi? Hãy kiểm tra Facebook của công ty và trang Linkedln để tìm ra người làm công việc đó hoặc từng là cựu nhân viên. Thậm chí bạn có thể liên hệ Văn phòng cựu sinh viên của trường để tìm hiểu.
2. Kiểm tra việc mở rộng mạng lưới bạn bè trên mạng của bạn. Các trình duyệt khác trên nhóm LinkedIn, như cựu sinh viên, công ty, và ngành nghề liên quan. Có ai làm cùng với công việc mục tiêu của bạn hay không, đó cũng là kênh kết nối gần gũi với mọi người. Ghi chú tên, email và công việc của họ. Tìm hiểu những mối quan hệ gần gũi với bạn để giới thiệu hoặc gửi một yêu cầu cá nhân để có thông tin phỏng vấn.
3. Kiểm tra mối quan hệ thực tế, mối quan hệ mở rộng. Lần này thực hiện tương tự như trên; tiếp cận với những người thân, người quen, cựu đồng nghiệp và khách hàng hoặc người bạn gặp tại các sự kiện.
Đừng ngần ngại tiếp cận những liên lạc nằm ngoài danh bạ, đặc biệt những người mà bạn sẽ mở rộng mối quan hệ. Nhiều công ty thưởng hoa hồng cho người giới thiệu ứng viên, vì vậy nó là một lợi ích cho cả hai bên.
Ngày thứ 9-12: Chuẩn bị thông tin phỏng vấn
Thông tin phỏng vấn là cách tuyệt vời cho việc tìm kiếm chi tiết về công việc hoặc công ty mà bạn không thể dễ dàng có được từ thông báo quảng cáo hoặc các nguồn trực tuyến khác. Nó cũng là một cách tốt để đánh giá nếu bạn thích văn hóa công ty của họ.
Đây là một mẫu email về thông tin phỏng vấn từ Michelle Riklan,Giám đốc quản lý của Riklan Resources:
“Anh/chị ________ thân mến,
Tôi tìm thấy tên và email của anh/chị trên (nơi mà bạn tìm thấy nó). Tôi là một (sinh viên mới tốt nghiệp/vị trí công việc), và tôi hy vọng có thể theo đuổi sự nghiệp trong (mục tiêu công việc) ở (công ty theo đuổi mục tiêu).
Vì anh/chị là một (tên công việc tương tự) với (X năm kinh nghiệm), tôi rất mong muốn có cơ hội để hỏi một số câu hỏi về con đường sự nghiệp của anh/chị và việc anh/chị làm tại (mục tiêu công ty).
Tôi biết rằng thời gian của anh/chị là rất quý, vì vậy tôi mong anh/chị có thể lên một lịch hẹn. Chúng ta có thể nói chuyện qua điện thoại hoặc tôi có thể gặp anh/chị tại bất kỳ nơi nào gần văn phòng của anh/chị.
Vui lòng cho tôi biết nếu anh/chị có thể dành khoảng 15 -20 phút cho tôi.
Cảm ơn anh/chị trước vì đã dành thời gian.”
Chất lượng thông tin mà bạn có được từ cuộc phỏng vấn phụ thuộc vào câu hỏi mà bạn đặt ra. Nên nghiên cứu và chuẩn bị nó trước. Tìm hiểu trước những câu hỏi có thể được hỏi bằng công cụ tìm kiếm nhanh của Google là một cách tiết kiệm thời gian.
Riklan gợi ý nên bắt đầu với các câu hỏi sau đây, sau đó tiếp tục hỏi những điều cần thiết:
- Kỹ năng và kinh nghiệm được yêu cầu cho công việc của bạn là gì?
- Hãy mô tả ngày làm việc của bạn.
- Thử thách lớn nhất mà bạn đối mặt trong công việc là gì?
- Bạn nghĩ điều gì là tốt nhất cho công việc của bạn?
- Công việc của bạn có thường xuyên làm quá giờ hay lịch thay đổi không?
- Ngành nghề bạn tìm là công việc như thế nào? Có thông báo nào về việc làm để bạn đến đó không?
- Nhiệm kỳ trung bình của nhân viên là trong bao lâu?
- Con đường sự nghiệp theo sắp xếp của bạn là gì?
- Ông chủ của bạn khác so với các đối thủ cạnh tranh như thế nào?
- Tôi có thể sử dụng tên của bạn như là một người giới thiệu được không? (Chỉ làm việc này nếu cuộc phỏng vấn tốt).
- Những người tôi nên liên lạc trong công ty của bạn để tìm hiểu về vị trí tương tự là ai?
Trên đây là những bước đầu để bạn chuẩn bị tốt cho chặng đường tiếp theo của công cuộc tìm việc làm. Đón đọc tiếp phần 2 và các bài viết về việc làm, tuyển dụng và phát triển bản thân trên JobsGO blog để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)