Xử lý nhân viên vi phạm sao cho hợp lý?

28.70K lượt xem Nhân sự
0

Em chào Anh/Chị.
Anh chị tư vấn giúp em với ạ.
Hiện công ty em đang thực hiện báo cáo hàng ngày trên Google drive. Mẫu báo cáo này do sếp em xây dựng, phần đa các bạn đều đang thực hiện được.
Tuy nhiên, hiện có 2 bạn dù thực hiện mấy tháng rồi nhưng vẫn không làm đúng quy định: không báo cáo, hoặc có báo cáo thì cũng báo cáo sai. Các bạn này thường mất quá nhiều thời gian để xử lý công việc và chạy deadline. Vì thế, nên có thể các bạn chỉ coi việc báo cáo công việc là việc phụ. Ngoài ra, 2 bạn này cũng thường xuyên đi muộn nữa. Công ty cũng có quy định mức phạt tiền mặt nhưng các bạn lại không sợ phạt.
Với các trường hợp vi phạm như trên, Anh/Chị sẽ xử lý như thế nào ạ?
P/s: Công ty em quy mô dao động khoảng 27-30 nhân viên (do có cả các bạn TTS), nên việc 1,2 thành viên không thực hiện tốt sẽ nhìn rất rõ và sếp muốn các bạn phải thực hiện được.

Answered question
0

Cùng đặt 2 target cho 2 cô nhân viên ấy để phấn đấu :
+ Cách lấy Target như sau: lấy chỉ số hoàn thành mục tiêu + khối lượng công việc hoàn thành + số ngày làm việc đúng giờ = 60 ( tiêu chí )
1. Đạt từ 50 tc trở lên, đc tích lũy 10% lương cho tháng sau, nhưng đc phát thưởng sau đó 90 ngày. Duy trì được 50 tc trong 3 sẽ tăng lên 40% lương nhưng trong trường hợp tháng nào không đạt đủ tc thì bị trừ 10% lương và áp dụng trừ tiền ngay trong tháng đó.
2. Đạt dưới 30 tc trở xuống, thì áp dụng trừ 10% tiền lương của cô nhân viên đấy. Sau đó dùng tiền ấy thành tiền thưởng cho người xuất sắc hơn 👍
Thông tin này nên chuyển thành văn bản thông báo cho mọi người đều nắm trong cuộc họp đầu tuần.
#LƯU_Ý: Những con số mình vừa thống kê ở trên không dựa trên cơ sở dữ liệu nào, mỗi thứ chỉ mang tính chất tham khảo để chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình của đơn vị Doanh nghiệp mình.
Vị tướng Trần Hưng Đạo am hiểu về “Đạo Gia” nên dùng chữ “Nhân” để thu phục lòng dân. Trong 3 lần đánh đuổi giặc xâm lược Mông Nguyên , ông dùng chữ “Đạo” để gắn kết lòng dân vững chắc với . Nên dân mới tin tưởng mà làm theo kế ” Vườn Không Nhà Trống” của ông, cuối cùng thu lại đại thắng.
Làm Tướng cũng như làm chủ doanh nghiệp, cần phải tạo ra sự đoàn kết và ganh đua trong quá trình xây dựng và phát triển Cty. Có vậy nhân sự mới gắn bó lâu dài, Khổng Tử có câu ” dụng Nhân như dụng Mộc “. Tôn Tử lại có binh pháp 6 chữ “Đánh chỗ thực – Tránh chỗ hư”.

Changed status to publish
Viết trả lời của bạn
Copy link