Workaholic là gì? Biểu hiện của Workaholic như thế nào? Và làm sao để thoát khỏi vỏ bọc của “Workaholic”? Để giải đáp cho những thắc mắc này, mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết dưới đây của JobsGO nhé.
Mục lục
Workaholic là gì?
Workaholic là thuật ngữ chỉ sự nghiện công việc hay còn gọi là “tham công tiếc việc”. Có thể hiểu đơn giản thì đây chính là những người có niềm say mê công việc rất lớn, họ làm việc không biết mệt mỏi, không cần nghỉ ngơi và nhiều hơn mức cần thiết.
Với những Workaholic, họ thường rất khác so với đồng nghiệp trong công ty. Họ cảm thấy gắn kết với công việc đang làm, luôn có suy nghĩ về công việc ngay cả trong thời gian nghỉ ngơi. Thậm chí, một số người còn thấy khó khăn trong việc kiểm soát tâm trí của bản thân, cảm thấy có lỗi nếu như không làm việc.
👉 Xem thêm: Cầu toàn là gì? Dấu hiệu nhận biết người cầu toàn trong công sở
Điều gì khiến một người trở thành Workaholic?
Nguồn gốc của Workaholic chủ yếu xuất phát từ cảm giác muốn thỏa mãn nhu cầu tâm lý cả cá nhân nào đó. Cụ thể, những nguyên nhân khiến nhiều người trở nên nghiện công việc bao gồm:
- Muốn cạnh tranh với đồng nghiệp. Những Workaholic có thể sẽ làm việc, cống hiến nhiều thời gian, công sức hơn. Họ xem đó như là một nỗ lực để tạo nên vị thế, sự tự tin khi cạnh tranh với người khác.
- Đây là cách duy nhất để họ cảm thấy được xả stress, giải tỏa cảm xúc tiêu cực, áp lực bên ngoài.
- Do tác động từ môi trường bên ngoài đến tâm trí của Workaholic. Chẳng hạn như ngành họ đang làm yêu cầu sự tâm trung cao độ, khối lượng công việc lớn (bác sĩ, luật sư,…).
- Do tính cách hướng nội, ngại tiếp xúc với mọi người, không thích vui chơi nên lựa chọn công việc làm bạn, làm việc không ngừng nghỉ để tránh đi cảm giác cô đơn.
- Có thể do các vấn đề về tình cảm, cú sốc trong cuộc đời lớn khiến những Workaholic trở nên ham việc, mượn công việc để không phải nghĩ đến những chuyện đau buồn,…
👉 Xem thêm: Bạn có một công việc hay một nghề nghiệp?
Biểu hiện của Workaholic như thế nào?
Những người nghiện việc sẽ có nhu cầu khẩn cấp để làm việc. Họ có thể thường xuyên lo lắng, sốt ruột hay khó chịu nếu như không được lao mình vào công việc. Vậy biểu hiện của những Workaholic như thế nào?
- Thứ nhất, thường xuyên mang công việc về nhà để xử lý, không bao giờ ngắt kết nối, liên lạc với sếp ngay cả ngày cuối tuần, thời gian nghỉ phép, bên cạnh lúc nào cũng sẽ có máy tính để check công việc.
- Thứ hai, thái độ làm việc rất đặc biệt. Họ sẽ nỗ lực hết sức để thực hiện một cách tối đa, cố gắng tạo nên thành tích. Ví dụ như không bao giờ từ chối những đề nghị từ cấp trên, các dự án mới, khách hàng hay trách nhiệm công việc,…
- Thứ ba, luôn cống hiến nhiều thời gian, công sức cho công việc. Những người này sẽ có thể làm việc hơn 45 tiếng/tuần cả những ngày thường và ngày nghỉ.
- Thứ tư, có biểu hiện rối loạn bắt buộc, tự nguyện làm việc trong mọi hoàn cảnh. Ví dụ một người bị ốm, sếp cho nghỉ ở nhà nhưng anh ta cảm thấy khó chịu, lo lắng, cáu kỉnh khi không được làm việc. Anh ta sẵn sàng trả lời tin nhắn công việc, hỗ trợ tất cả các vấn đề nếu đồng nghiệp, sếp muốn.
- Thứ năm, không quan tâm đến các hoạt động vui chơi, giải trí bên ngoài. Bởi trung tâm của những người này chỉ là công việc, mọi thời gian đều dành cho công việc nên chắc chắn không thể tham gia được các cuộc vui bên ngoài cùng bạn bè, người thân.
Những ảnh hưởng của chứng nghiện công việc
Theo như nghiên cứu từ Tổ chức Y tế Thế giới, những người nghiện việc có thể gặp vấn đề lớn về tâm lý, sức khỏe. Con người khi làm việc quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi sẽ dẫn đến tình trạng cao huyết áp, lượng cholesterol trong máu tăng hay đơn giản là cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống. Nếu so sánh một người chỉ làm 8 tiếng/ngày, thường xuyên tham gia các hoạt động giải trí với một người thường xuyên tăng ca, ngày làm 10 – 12 tiếng thì bạn sẽ thấy tinh thần, sắc mặt của những người làm ít việc tốt hơn.
Hơn nữa, trong đầu lúc nào cũng nghĩ đến công việc còn khiến bạn trở nên lo lắng, căng thẳng, thường xuyên mất ngủ, rối loạn tinh thần, trầm cảm,…
Ngoài những vấn đề sức khỏe, chứng nghiện việc này còn gây ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ của mỗi người. Chắc chắn một điều rằng, khi bạn quá bận rộn, tham công tiếc việc và từ chối mọi cuộc vui, tình cảm, sự kết nối với đồng nghiệp, bạn bè, thậm chí là gia đình sẽ dần xa hơn và thậm chí là mất đi.
👉 Xem thêm: Ngồi máy tính thế nào là đúng cách?
Làm sao để thoát khỏi chứng nghiện công việc?
Yêu công việc, làm với đam mê, nhiệt huyết lớn là điều rất đáng được hoan nghênh. Tuy nhiên, nếu làm đến mức “điên cuồng” và không kiểm soát thì lại là điều không nên. Cuộc sống của chúng ta không phải chỉ có công việc, nó còn có rất nhiều điều tuyệt vời khác cần bạn trải nghiệm, khám phá. Vì vậy, hãy thoát ngay ra khỏi cái “bẫy” này bằng cách cân bằng lại công việc và cuộc sống.
- Hãy xác định lại mục tiêu của mình như thế nào? Điều này cần được đánh giá một cách khách quan, nhìn nhận nhu cầu về cuộc sống, công việc.
- Định hình lại các mối quan hệ của bản thân, xem xét công việc có ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ này. Đặc biệt, bạn cần xác định không thể hy sinh tình cảm, mối quan hệ quan trọng, sức khỏe để đổi lấy sự nghiệp hay tiền bạc được.
- Dành thời gian cho bản thân nhiều hơn. Đó có thể chỉ là 15 – 30 phút mỗi buổi tối để thư giãn, đọc sách, xem phim,… nhưng cũng đủ để bạn thoải mái, bớt căng thẳng, mệt mỏi.
👉 Xem thêm: Hãy trao cho cuộc sống 2 chữ “cân bằng”
Như vậy, bài viết trên đây của JobsGO đã giải thích Workaholic là gì cùng các vấn đề xoay quanh thuật ngữ này. Hy vọng thông qua đây, bạn đọc sẽ biết cách để sống, làm việc một cách khoa học, có chừng mực. Điều quan trọng, đừng để sự nghiện việc khiến các bạn trở nên “tệ” đi trong các mối quan hệ và cuộc sống của mình nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)