WACC là gì? WACC là viết tắt của cụm từ tiếng anh “Weighted average cost of capital”, được hiểu là Chi phí vốn bình quân gia quyền. Trong bài viết hôm nay, JobsGO sẽ cùng bạn tìm hiểu ý nghĩa, cách tính WACC kèm ví dụ cụ thể.
Mục lục
1. WACC là gì?
WACC là gì? Chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC viết tắt của Weighted average cost of capital) thể hiện chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên tỉ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Nguồn vốn tài trợ của doanh nghiệp bao gồm: cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu và các hình thức nợ khác. WACC được thể hiện dưới dạng %.
WACC thường được gọi là chi phí vốn của công ty. Điều quan trọng là nó được quyết định bởi thị trường bên ngoài chứ không phải bởi ban quản lý. WACC thể hiện lợi nhuận tối thiểu mà một công ty phải kiếm được trên cơ sở tài sản hiện có để đáp ứng các chủ nợ, chủ sở hữu và các nhà cung cấp vốn khác hoặc họ sẽ đầu tư vào nơi khác.
2. Ý nghĩa của WACC
WACC rất hữu ích cho các nhà phân tích, nhà đầu tư và ban quản lý công ty. Trong tài chính doanh nghiệp, việc xác định chi phí vốn của công ty là rất quan trọng. WACC có thể được sử dụng để tìm hiểu về tỷ lệ chiết khấu mà một công ty có thể dùng để ước tính giá trị hiện tại ròng của nó.
WACC cũng rất quan trọng khi phân tích những lợi ích tiềm năng của việc thực hiện các dự án hoặc mua lại một doanh nghiệp khác. Ví dụ: nếu công ty tin rằng việc sáp nhập sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn chi phí vốn, thì đó có thể là một lựa chọn tốt cho công ty. Nếu ban quản lý dự đoán lợi nhuận thấp hơn so với những gì các nhà đầu tư đang mong đợi, thì họ sẽ muốn sử dụng vốn của mình theo cách khác.
Vì phần lớn các doanh nghiệp hoạt động bằng vốn vay, nên chi phí vốn trở thành một thông số quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng lợi nhuận ròng của một công ty. WACC đo lường chi phí vay tiền của một công ty. Công thức WACC sử dụng cả nợ và vốn chủ sở hữu của công ty để tính toán.
Trong hầu hết các trường hợp, WACC thấp hơn cho thấy một doanh nghiệp có khả năng thu hút các nhà đầu tư với chi phí thấp hơn.
Nếu một công ty chỉ có được nguồn tài chính thông qua một nguồn (chẳng hạn như cổ phiếu phổ thông) thì việc tính toán chi phí vốn của nó sẽ tương đối đơn giản. Nếu các nhà đầu tư kỳ vọng tỷ suất sinh lợi khi mua cổ phiếu là 10%, thì chi phí vốn của công ty sẽ bằng với chi phí vốn chủ sở hữu: 10%.
Điều này cũng đúng nếu công ty chỉ sử dụng tài trợ bằng nợ. Ví dụ: nếu công ty trả lãi suất trung bình là 5% cho trái phiếu đang lưu hành, thì chi phí nợ sẽ là 5%. Đây cũng là chi phí vốn của nó.
3. Công thức tính WACC
3.1. Công thức WACC 1
Khi tính chi phí sử dụng vốn bình quân thì chi phí sử dụng vốn của từng nguồn tài trợ riêng biệt đưa vào tính toán phải là chi phí sử dụng vốn sau thuế.
Cơ cấu nguồn vốn sử dụng là cơ cấu nguồn vốn tối ưu và thường được xác định theo giá thị trường của công ty.
Người ta cũng có thể sử dụng cơ cấu nguồn vốn theo giá trị sổ sách trong điều kiện nếu giá trị sổ sách cũng gần đúng với giá trị trường.
3.2. Công thức WACC 2
Trong đó:
- E = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu của công ty
- D = Giá trị thị trường của khoản nợ của công ty
- V = E+D
- Re = Chi phí vốn chủ sở hữu, được tính toán bằng mô hình định giá tài sản vốn CAPM
- Rd = Chi phí nợ, được tính toán bằng chi phí nợ dài hạn của doanh nghiệp
- Tc = Mức thuế doanh nghiệp
Trong công thức tính WACC trên, E/V đại diện cho tỷ lệ tài trợ dựa trên vốn chủ sở hữu, trong khi D/V đại diện cho tỷ lệ tài trợ dựa trên nợ. Do đó, công thức WACC liên quan đến tổng của hai số hạng:
- (E/V x Re)
- (D/V x Rd x (1 – Tc)
(E/V x Re) thể hiện giá trị gia quyền (weighted value) của vốn chủ sở hữu, trong khi (D/V xRd x (1 – Tc) thể hiện giá trị gia quyền (weighted value) của vốn nợ.
4. Ví dụ về cách tính WACC
Một công ty cổ phần có tổng số vốn là 8.000 triệu đồng và được hình thành từ các nguồn tài trợ sau:
STT | Nguồn vốn | Giá trị (Triệu đồng) | Tỉ trọng (%) |
1 | Vốn vay | 3.600 | 45 |
2 | Cổ phần ưu đãi | 160 | 2 |
3 | Vốn chủ sở hữu (cổ phần thường và lợi nhuận để lại) | 4.240 | 53 |
Tổng cộng | 8.000 | 100 |
Kết cấu nguồn vốn trên được xem là tối ưu.
Năm tới, công ty dự kiến:
- Huy động 2.000 triệu đồng vốn cho đầu tư, việc huy động vốn được thực hiện theo kết cấu nguồn vốn tối ưu.
- Số lợi nhuận để tái đầu tư dự kiến là 1.060 triệu đồng.
Theo tính toán:
- Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế: 10%/năm.
- Chi phí sử dụng cổ phần ưu đãi: 10,3%/năm.
- Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại là: 13,4%.
Như vậy, ta có:
- Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế: 10% x (1 – 25%) = 7,5%
- Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC = (45% x 7,5%) + (2% x 10,3%) + (53% x 13,4%) = 10,55%
5. Hạn chế của WACC
Công thức WACC có vẻ dễ tính toán hơn thực tế. Bởi vì một số yếu tố của công thức, chẳng hạn như chi phí vốn chủ sở hữu không phải là giá trị nhất quán (các bên khác nhau có thể báo cáo chi phí vốn chủ sở hữu khác nhau vì nhiều lý do). Như vậy, mặc dù WACC có thể cung cấp thông tin có giá trị về một công ty, nhưng người ta phải kết hợp nó cùng với các số liệu khác khi xác định xem có nên đầu tư vào công ty đó hay không.
WACC có thể khó tính toán nếu bạn không quen thuộc với tất cả các yếu tố đầu vào. Mức nợ cao hơn có nghĩa là nhà đầu tư hoặc công ty sẽ yêu cầu WACC cao hơn. Các bảng cân đối kế toán phức tạp hơn (chẳng hạn như bảng cân đối kế toán bao gồm các loại nợ khác nhau với các mức lãi suất khác nhau) khiến cho việc tính toán WACC trở nên khó khăn hơn. Có nhiều yếu tố đầu vào để tính toán WACC (chẳng hạn như lãi suất và thuế suất) có thể bị ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế và thị trường.
Ngoài ra, WACC không phù hợp để tiếp cận các dự án rủi ro vì phản ánh rủi ro càng cao thì chi phí sử dụng vốn càng cao.
6. WACC được sử dụng để làm gì?
Chi phí vốn bình quân gia quyền WACC đóng vai trò là tỷ lệ chiết khấu để tính Giá trị hiện tại ròng (NPV) của một doanh nghiệp. Nó cũng được sử dụng để đánh giá các cơ hội đầu tư, vì nó được coi là đại diện cho chi phí cơ hội của công ty. Vì vậy, nó được sử dụng như chỉ số lợi tức tối thiểu (hurdle rate – tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu của một dự án hoặc đầu tư theo yêu cầu của người quản lý hoặc nhà đầu tư).
Một công ty thường sử dụng WACC như hurdle rate để đánh giá các thương vụ sáp nhập và mua lại, cũng như để lập mô hình tài chính cho các khoản đầu tư nội bộ. Nếu một cơ hội đầu tư có Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) thấp hơn WACC, thì nhà đầu tư nên mua lại cổ phiếu hoặc trả cổ tức thay vì đầu tư vào dự án.
Sau bài viết trên của JobsGO, bạn đã hiểu “WACC là gì?” và “cách tính WACC như thế nào?” rồi đúng không? Đây là một chỉ số quan trọng trong đầu tư tài chính, kinh doanh; vì vậy, nếu bạn đang làm việc hoặc có ý định làm việc trong lĩnh vực này, bạn nên dành thời gian để nghiên cứu về WACC cùng các số liệu khác như RRR (tỷ suất lợi tức yêu cầu), ROE (lợi nhuận trên vốn), ROA (tỷ số lợi nhuận trên tài sản),…
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)