Ứng viên làm việc không tốt như khi phỏng vấn, nguyên nhân từ đâu?

Đánh giá post

Hiện nay, thực trạng ứng viên làm việc không tốt như khi phỏng vấn diễn ra rất phổ biến. Vậy nguyên nhân là từ đâu? Cùng JobsGo phân tích về chủ đề này qua bài viết dưới đây để thấy được vấn đề cũng như cách khắc phục các bạn nhé.

Thực trạng năng lực của ứng viên khi chính thức đi làm

Thực trạng ứng viên sau khi đi làm

Phỏng vấn diễn ra suôn sẻ, thái độ ứng viên tích cực, cầu tiến, thể hiện chuyên môn tốt trong CV tốt,… là những điều khiến cho nhà tuyển dụng hài lòng. Họ hy vọng ứng viên sẽ có thể cống hiến, làm việc thật tốt sau khi chính thức trở thành nhân viên của doanh nghiệp.

Quy trình tuyển dụng đòi hỏi nhiều giấy tờ xác nhận khác nhau từ bộ phận Nhân sự, từ mẫu thư mời phỏng vấn, mẫu email từ chối ứng viên, mẫu thư mời nhận việc,… Song, các quy trình và giấy tờ rõ ràng như vậy cũng không thể đảm bảo hết được tính xác thực về khả năng của ứng viên. Một thực trạng khá đáng buồn đang diễn ra ở nhiều đơn vị chính là ứng viên không thực sự thể hiện tốt như những gì họ cam kết trong buổi phỏng vấn. Nếu trước đó ứng viên rất hào hứng, năng động, tích cực thì sau khi vào làm việc lại tỏ ra chán nản, thiếu tinh thần. Cụ thể, thực trạng ứng viên khi chính thức đi làm là:

  • Thường xuyên lơ đãng, thiếu tập trung, không hợp tác trong quá trình làm việc.
  • Hiệu quả làm việc thấp.
  • Vai trò trong nhóm ngày càng mờ nhạt.
  • Thiếu nhiệt huyết, không tham gia các hoạt động tập thể.

👉 Xem thêm: Top 7 điều ứng viên khiến nhà tuyển dụng khó chịu nhất

Tại sao ứng viên làm việc không tốt như khi phỏng vấn?

Ứng viên ngày càng có thể hiện không tốt sau khi đi làm chính thức, vậy nguyên nhân là từ đâu? Do nhà tuyển dụng hay ứng viên? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu ở nội dung dưới đây nhé.

Tại sao ứng viên làm việc không tốt như khi phỏng vấn?

Nguyên nhân chủ quan

Phần lớn vấn đề xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, tức là phía ứng viên như:

  • Ứng viên quá khoa trương, phóng đại thông tin trong CV xin việc: Để có được một CV đẹp, ấn tượng và dễ dàng thu hút nhà tuyển dụng, không ít ứng viên đã nói quá về kinh nghiệm, kỹ năng, vị trí, chức danh,… Tuy nhiên, vì phóng đại những điều không đúng nên sau khi vào làm việc, họ sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu và kết quả đạt được không tốt như kỳ vọng.
  • Ứng viên không trung thực khi làm bài test năng lực: về chuyên môn, ứng viên có thể không quá giỏi, song họ biết cách để sử dụng mẹo, vượt qua được bài test kỹ năng từ nhà tuyển dụng.
  • Ứng viên chưa trung thực khi trả lời phỏng vấn: khi trả lời câu hỏi từ nhà tuyển dụng, có những ứng viên đã nói dối để được lựa chọn. Điều này dẫn đến kết quả đánh giá cũng không chính xác.

Nguyên nhân khách quan

Doanh nghiệp chưa có phương pháp phù hợp

Việc ứng viên không được như kỳ vọng có thể xuất phát từ phía nhà tuyển dụng bởi:

  • Phương pháp đánh giá chưa hiệu quả: doanh nghiệp chưa đưa ra phương pháp hay bộ câu hỏi phỏng vấn rõ ràng để đánh giá toàn diện ứng viên.
  • Phỏng vấn viên chưa đánh giá ứng viên một cách khách quan: Nhiều người vẫn giữ lối tư duy cảm tính, tâm lý. Họ đánh giá ứng viên bằng ấn tượng ban đầu, theo khuôn mẫu chung hoặc là hiệu ứng tương phản,… Điều này khiến cho kết quả của buổi phỏng vấn chưa chính xác và dẫn đến nhiều hệ quả về sau.
  • Nhà tuyển dụng thiếu sự thống nhất về quy chuẩn, khung đánh giá năng lực ứng viên, các phương án chấm điểm.
  • Quản lý dữ liệu của ứng viên chưa khoa học khiến nhiều dữ liệu về phần thể hiện của ứng viên bị phân mảnh, tồn đọng, chưa tập hợp,… gây khó khăn cho quá trình đánh giá.
  • Sự đánh giá giữa các thành viên trong hội đồng tuyển dụng chưa thống nhất.

👉 Xem thêm: Hiệu ứng “hào quang” trong tuyển dụng, làm sao để tránh khỏi?

Giải pháp giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên toàn diện nhất

Để phòng tránh trường hợp này xảy ra, bước đầu tiên cần làm chính là có phương cách tìm ứng viên hiệu quả, ví dụ như đăng thông tin tuyển dụng trên các trang web uy tín, có những ràng buộc về việc ứng viên phải đăng tải một số tài liệu có xác nhận về kinh nghiệm cũ, học vấn, … Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng cần thay đổi phương pháp đánh giá, quy trình tuyển dụng là điều rất quan trọng, cần thiết giúp các nhà tuyển dụng có thể lựa chọn ra ứng viên phù hợp, năng lực đúng với những gì họ thể hiện trong vòng phỏng vấn. Hơn nữa, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên 4.0, các nhà tuyển dụng không thể cứ mãi đánh giá bằng cảm tính chủ quan được nữa. Và trong bài viết này, JobsGO sẽ bật mí một số giải pháp hữu hiệu nhất.

Xây dựng hội đồng tuyển dụng

Cách này sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận được các luồng ý kiến, đánh giá khác nhau, khách quan về ứng viên. Tùy vào từng vị trí tuyển dụng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn những người có chuyên môn, năng lực để đánh giá toàn diện về ứng viên.

Ngoài ra, với những trường hợp hội đồng tuyển dụng đưa ra ý kiến không thống nhất, doanh nghiệp có thể tập hợp các đánh giá trên nguồn lưu trữ duy nhất thông qua công nghệ ATS.

Giải pháp giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên toàn diện nhất

Áp dụng các mô hình đánh giá ứng viên

Với sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp hoàn toàn có thể ứng dụng một số mô hình quản lý, đánh giá ứng viên như:

  • Mô hình quản lý trí tuệ Howard Gardner
  • Mô hình kiểm tra tính cách MBTI
  • Mô hình kiểm tra ứng xử hành vi DISC

Doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình đánh giá chuẩn quốc tế, xây dựng các tiêu chí làm sao để áp dụng được với ứng viên và nhân viên trong công ty.

Thống nhất bộ câu hỏi phỏng vấn

Việc thiết lập bộ câu hỏi phỏng vấn chuẩn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên một cách chính xác, công bằng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tuyển được những nhân viên phù hợp, có năng lực và đáp ứng được yêu cầu công việc.

Thiết lập khung năng lực với tiêu chuẩn đánh giá điểm chặt chẽ

Thiết lập khung năng lực với tiêu chuẩn đánh giá điểm chặt chẽ

Đây là bản mô tả tổng hợp kỹ năng, trình độ, thái độ cần có của một nhân sự. Việc đánh giá trên khung năng lực này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ về ứng viên, nắm được ai cần đào tạo, ai có thể đáp ứng được yêu cầu công việc ngay.

👉 Xem thêm: Khung năng lực là gì? Cấu trúc và các bước xây dựng như thế nào?

Như vậy, bài viết trên đây đã phân tích, chỉ ra các nguyên nhân tại sao ứng viên làm việc không tốt như khi phỏng vấn. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích, giúp các nhà tuyển dụng khắc phục được vấn đề.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: