Bật mí mẹo đối phó với đồng nghiệp có tính tự ái trong công việc

Đánh giá post

Ở công ty, bạn sẽ phải tiếp xúc, làm việc với nhiều kiểu người khác nhau. Chắc hẳn sẽ có một số kiểu đồng nghiệp gây khó chịu, phiền nhiễu và là mối đe dọa cho sự nghiệp của bạn. Đặc biệt là kiểu người hay tự ái trong công việc. Vậy làm thế nào để nhận biết và “đối phó” với kiều đồng nghiệp này? Trong bài viết dưới đây JobsGO sẽ cùng bạn thảo luận về cách đối phó với đồng nghiệp có tính tự ái trong công việc. 

Dấu hiệu nhận biết một người tự ái trong công việc

Dấu hiệu nhận biết một người tự ái trong công việc

Lòng tự ái được định nghĩa là “ cảm giác tự trọng quá lớn” kết hợp với sự thiếu đồng cảm với mọi người xung quanh. Một người có lòng tự ái lớn là người dễ tổn thương, họ luôn muốn mình trở thành trung tâm, là người được quan tâm và chú ý nhiều nhất mà không để ý tới cảm nhận của người khác. Ở nơi làm việc, một đồng nghiệp có tính tự ái cao sẽ gây ra nhiều phiến phức, khó hòa nhập thậm chí là ác cảm với người khác.

Đặc biệt, khi làm việc với một người sếp có tính tự ái cao, bạn có thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề rắc rối hơn hẳn. Dưới đây là một vài dấu hiệu điển hình nhận biết đồng nghiệp có tính tự ái cao trong công việc: 

Họ không quan tâm đến quan điểm và cảm nhận của người khác, luôn cho rằng mình đúng

Người tự ái hay còn gọi là ái kỷ có xu hướng yêu bản thân thái quá và tự coi họ là trung tâm. Họ tỏ ra ít quan tâm và tôn trọng quan điểm của người khác. Thay vào đó, họ cho rằng ý kiến của họ là tuyệt vời, quan trọng nhất. Họ luôn muốn trở thành trung tâm của mọi cuộc họp, trở thành người được chú ý nhiều nhất trong mọi sự kiện.

Khi một người sếp có tính ái kỷ cao, họ luôn nói về thành tựu, ý tưởng của họ một cách đặc biệt và cố tỏ ra “quyền lực”. Ngược lại, khi nói về thành tựu của nhân viên, họ sẽ tỏ ra xem thường, không quan tâm. 

Luôn tự ý đưa ra quyết định

Luôn tự ý đưa ra quyết định

Người có tính tự ái cao luôn tự đưa ra quyết định mà không lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp cùng nhóm. Họ luôn bác bỏ ý kiến đóng góp của các thành viên một cách tiêu cực thay vì góp ý và cùng phát triển. 

Thích kiểm soát và luôn đổ lỗi cho người khác

Người ái kỷ thích kiểm soát và thao túng tâm lý người khác. Ai khi mới gặp kiểu người này cũng có thể bị lôi cuốn, thuyết phục. Tuy nhiên một thời gian sau, bạn sẽ nhận ra rằng chỉ một việc không vừa lòng, họ sẽ tỏ ra khó chịu, đổ hết lỗi lầm cho bạn thậm chí dùng những lời lẽ không hay để nói về bạn. Điều này khiến bạn cảm thấy bản thân thật xấu xa và vô dụng còn họ chỉ là kẻ đáng thương.

Họ không chấp nhận lời phê bình

Người có lòng tự ái cao luôn cho rằng bản thân là người giỏi nhất. Khi mắc sai lầm và được góp ý, họ chỉ biết đổ lỗi, giận dỗi vô cớ mà không chấp nhận lỗi sai của bản thân. Làm việc nhóm với kiểu người này sẽ khiến bạn gặp khó khăn và trở ngại vì họ không  nghĩ cho tập thể mà chỉ quan tâm đến bản thân. 

👉 Xem thêm: [Góc công sở] Bỏ túi cách đối phó với kẻ bắt nạt nơi công sở

Họ không chấp nhận lời phê bình

Tính tự ái và tính tự trọng hoàn toàn khác nhau

Tự ái và tự trọng là hai kiểu tính cách phản ánh tâm lý tương đối phức tạp, khó đoán và dễ bị nhầm lẫn. Do đó chúng ta nên tỉnh táo để nhận biết sự khác biệt giữa tính tự trọng và tự ái.

“Tự ái” là tính cách thể hiện sự tự tôn thái quá đến nỗi chỉ nghĩ cho bản thân. Người dễ tự ái có xu hướng bất hợp tác, khó chịu khi cảm thấy bị chỉ trích hoặc bị coi thường. Một số người có phản ứng thái quá còn nghĩ cách trả đũa người đã đánh giá thấp mình. Người có tính ái kỷ là người sống phụ thuộc vào cảm xúc. Tâm lý “tự ái” rất gần với tâm lý “nhạy cảm”.

Ngược lại “Tự trọng” là tính cách thể hiện sự trân trọng bản thân và có ý thức giữ gìn giá trị, danh dự của chính họ. Cho dù người xung quanh có thái độ gì cũng không thể ảnh hưởng đến suy nghĩ cũng như cá tính của người có tính tự trọng cao. Họ là người giỏi trong việc kiểm soát cảm xúc hay còn gọi là người sống độc lập về cảm xúc.

Tâm lý “tự trọng” khác tâm lý “ái kỷ” ở chỗ người tự trọng biết lắng nghe có chọn lọc và cởi mở để thay đổi trong khi tâm lý “tự ái” luôn coi mình là đúng nhất, là giỏi nhất, kiêu ngạo và không xem trọng quan điểm của người khác. 

Tính tự ái và tính tự trọng hoàn toàn khác nhau

Cách thức đối phó với đồng nghiệp có tính tự ái

Làm việc với đồng nghiệp có tính ái kỷ dễ gây khó khăn và phiền nhiễu cho bạn. Vậy làm sao để đối mặt với vấn đề này?

Ghi lại mọi công việc bằng văn bản

Kinh nghiệm đầu tiên khi làm việc với người có tính tự ái cao là tất cả mọi thứ trong công việc đều phải chốt lại bằng giấy trắng mực đen. Mỗi đầu việc, mỗi email bạn đều nên ghi chép lại hoặc lưu lại để mỗi lần muốn tra cứu lại là được ngay. Những việc gì trao đổi trực tiếp hoặc qua nói chuyện điện thoại thì sau khi bàn bạc xong bạn phải gửi email hoặc tin nhắn xác nhận lại với đối phương. Ghi lại mọi việc cẩn thận, rõ ràng để hai bên hiểu rõ ý nhau cũng như nắm rõ toàn bộ quy trình làm việc. Bên cạnh đó, việc ghi chép cẩn thận tất cả đầu việc, email. lời nói còn là bằng chứng bảo vệ bạn trong công việc. Khi làm việc với người có tính tự ái cao họ luôn bảo vệ ý kiến của mình và đổ lỗi cho người khác, chính vì vậy khi mọi thứ rõ ràng bạn sẽ được bảo vệ. 

👉 Xem thêm: Xây dựng mối quan hệ công sở: Nhân viên mới cần làm gì để chớp lấy cơ hội?

Cách thức đối phó với đồng nghiệp có tính tự ái

Cẩn trọng với đồng nghiệp và đừng kể quá nhiều chuyện riêng

Mẹo thứ hai là luôn cẩn trọng với đồng nghiệp có lòng tự ái cao. Đối với kiểu đồng nghiệp như vậy, bạn không nên chia sẻ hết tâm tư tình cảm hay chuyện riêng với họ. Chỉ cần một lần lỡ lời kể chuyện cũng có thể khiến bạn gặp rắc rối.

Khi đã đến công ty làm việc, bạn nên giữ mọi chuyện ở giới hạn công việc. Ở đâu làm việc đó, bạn không nên tâm sự chuyện đời tư với đồng nghiệp. 

Tránh những cuộc tranh cãi không cần thiết

Đôi khi trong công việc, người có tình tự ái cao sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu và bực bội. Nhưng trong môi trường công sở, bạn nên tỏ ra chuyên nghiệp nhất có thể bằng cách không tranh chấp hay để ý quá nhiều những việc ngoài lề. Thay vào đó bạn hãy tập trung hoàn thành tốt công việc của mình và trở thành người giỏi hơn họ. Khi đó họ có thể ngước lên nhìn bạn mà thôi. 

Đừng chịu đựng một mình

Khi bạn bị chỉ trích hay bị đổ lỗi vô cớ từ đồng nghiệp có tính tự ái cao quá nhiều lần, đừng chỉ lờ đi hay chịu đựng một mình. Bởi bạn càng làm vậy, họ càng lấn tới và có những hành vi xấu với bạn. Hãy nói điều này và để mọi người xung quanh nhận ra vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Đừng chịu đựng một mình

Khi người có tính tự ái thấy rằng mọi người xung quanh đang mất niềm tin vào khả năng của họ, rằng họ không còn được tôn trọng hay ngưỡng mộ nữa; lúc đó, họ mới thật sự nhận ra và thay đổi.

Ngoài chuyện tập trung vào công việc thật tốt, khi đi làm ai cũng phải tiếp xúc và đối mặt với nhiều kiểu đồng nghiệp khác nhau. Bạn cần tỉnh táo và luôn tỏ ra chuyên nghiệp khi đối mặt với kiểu đồng nghiệp khó ưa. Bài viết trên là chia sẻ của JobsGO về vấn đề cách để đối phó với người tự ái trong công việc. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn phần nào giải quyết vấn đề này.

Đừng quên truy cập vào JobsGO mỗi ngày, để tìm đọc thêm câu chuyện chốn công sở, chuyện đi làm, cách làm việc hiệu quả,…

👉 Xem thêm: Netizen Việt “dạy” bạn cách “sống sót chốn công sở”

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: