Cách đây vài ngày hơn 800 ngàn thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đã biết điểm. Giờ là lúc các bạn nộp hồ sơ để chọn ngôi trường và ngành học mà mình mong muốn. Nếu kỳ thi được ví như một cuộc chiến cam go vất vả thì việc chọn trường cũng không kém phần căng thẳng.
Chọn một ngôi trường để học tập và gắn bó suốt quãng đời sinh viên là điều rất quan trọng đối với tương lai sự nghiệp của mối người. Vì vậy việc chọn ngành, chọn trường cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Ngoài yếu tố điểm, năng lực sở trường cũng như niềm đam mê cá nhân, các bạn cũng cần tìm hiểu xu hướng nghề nghiệp cũng như nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai.
Dưới đây là những thông tin cần thiết để các bạn tham khảo khi chọn ngành nghề theo học:
- Logistics (Vận tải)
Với sự xuất hiện của thương mại điện tử (E-commerce) thuật ngữ “logistics” bỗng trở nên “sốt xình xịch” trên thị trường việc làm. Các công ty và dịch vụ vận tải ứng dụng công nghệ mọc lên như nấm với tốc độ phát triển mạnh mẽ. Các trường đại học hàng đầu như Ngoại thương hay Kinh tế quốc dân đều thêm Logistics vào các chuyên ngành giảng dạy của mình.
- HR (Nhân sự)
Giữa sự biến động của cung – cầu nguồn nhân lực như hiện nay thì vai trò của bộ phận tuyển dụng nhân sự lại càng quan trọng hơn đối với hầu hết các công ty. Cơ hội việc làm của ngành nhân sự rất phong phú. Sinh viên tốt nghiệp ngành Nhân Sự có thể trở thành chuyên viên phụ trách một trong các mảng như: Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực, lương bổng và phúc lợi, quan hệ lao động, quản lý hành chính nhân sự, nghiên cứu thị trường lao động, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực…
- Marketing
Với sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin của các ông lớn như Google, Facebook, nhu cầu tiếp thị trực tuyến phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Không những vậy, xu thế hòa nhập toàn cầu đang rất nóng nên ngành marketing chính là ngành dễ xin việc nhất hiện nay.
- KOLs (Người ảnh hưởng)
KOL là viết tắt của “Key Opinion Leader” hay còn gọi là “influencer”, đó là những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng với mọi người. KOL có thể là ngôi sao, hot instagram, beauty blogger, vlogger,… được nhiều người biết đến. Ngày càng có nhiều người trẻ coi các hoạt động trên mạng xã hội như nghề nghiệp chính thức tạo ra thu nhập của mình.
- Phân tích tài chính
Công việc của một chuyên viên Phân tích tài chính là tổng hợp và phân tích các thông tin tài chính, phân tích xu hướng và đưa ra các dự báo, đưa ra các báo cáo nhằm tư vấn tài chính và đầu tư cho ban giám đốc và khách hàng. Tại Ngân hàng, chuyên viên tài chính phải thẩm định tính khả thi của dự án trước khi cho vay.
2. Top 4 ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao trong tương lai
- Công nghệ thông tin
Thế giới đang bước vào kỷ nguyên 4.0 và Việt Nam cũng không ngoại lệ, sự phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của công nghệ số đòi hỏi nguồn nhân lực cao của ngành này. Theo dự báo đến 2025 nước ta sẽ thiếu khoảng 400.000 nhân lực ngành CNTT.
Trong tình hình hội nhập toàn cầu như hiện nay thì ngôn ngữ chiếm vị trí rất quan trọng và là một phần không thể thiếu trong hồ sơ xin việc cũng như ứng dụng trong đời sống. Ngoài tiếng Anh có rất nhiều ngôn ngữ khác có nhu cầu nhân lực như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn…
- Xây dựng
Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong ba quốc gia hứa hẹn về tăng trưởng ở châu Á ở nhiều lĩnh vực, trong đó có xây dựng. Vì thế, nhu cầu tìm kỹ sư xây dựng, kỹ sư công trình, kiến trúc sư của các công ty, nhà thầu cũng tăng lên. Ngành xây dựng là lĩnh vực được dự báo có tốc độ tăng lao động cao nhất, khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.
- Công nghệ thực phẩm
Với dân số trên 86 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 7,5%/năm, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch. Do đó đây là một ngành học thực sự tiềm năng và nhiều cơ hội việc làm.
Chúc các bạn lựa chọn được ngành nghề phù hợp!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)