Vì lý do dịch bệnh, mùa tuyển dụng sau Tết 2020 bị ảnh hưởng lớn khi lượng ứng viên giảm mạnh. Lúc này, các HR nên làm gì?
Mục lục
1.Duy trì tuyển dụng và tăng cường tuyển dụng các công việc online
Mặc dù lượng ứng viên giảm mạnh khiến việc tuyển dụng trở nên khó khăn, tuy nhiên tính trạng này chắc chắn không kéo dài lâu vì người lao động cũng có nhu cầu đi làm. Vậy nên các HR hãy cứ duy trì việc tuyển dụng một cách đều đặn, vì biết đâu khi thấy công việc phù hợp, các ứng viên sẽ không ngần ngại mà apply thì sao. Bên cạnh đó, các công việc online cũng có sức hút lớn hơn hẳn trong thời kỳ này. HR có thể đẩy mạnh tuyển dụng các công việc online/CTV hơn để thu hút ứng viên, từ đó giới thiệu thêm nhiều công việc khác. Đồng thời, phòng nhân sự cũng có thể nêu ý kiến về vấn đề “thử việc online” nếu có thể. Việc này vừa hạn chế được những lo lắng của hai bên về vấn đề dịch bệnh, cũng đảm bảo được chỉ tiêu tuyển dụng.
2.Tích cực triển khai các kế hoạch phỏng vấn online
Phỏng vấn online thực chất không khó. Không chỉ là chat inbox những câu phỏng vấn cơ bản, những cuộc phỏng vấn thông thường cũng có thể thực hiện qua video call bằng các app thông dụng hiện nay. Việc phỏng vấn online cũng có thể giúp những doanh nghiệp đang tạm nghỉ duy trì được công việc và tìm kiếm được nhân sự sau mùa dịch.
3.Đừng bỏ rơi ứng viên
Trong những ngày gần đây, nhiều ứng viên đã chia sẻ rằng một vài nhà tuyển dụng bỗng “mất tăm”, không phản hồi sau khi đăng tin tuyển dụng. Có những HR vẫn trả lời ứng viên, tuy nhiên lại hoãn lịch phỏng vấn vì lý do “công ty nghỉ dịch”. Việc bỏ rơi ứng viên một cách đột ngột như vậy có thể khiến bạn vô tình đánh mất những ứng viên tốt. Hãy vẫn trả lời ứng viên, đưa ra một vài bài test nhỏ rồi sau đó có thể lý giải về việc lùi phỏng vấn. Những việc làm này của HR tuy nhỏ nhưng sẽ giúp tạo hình ảnh tốt hơn trong mắt ứng viên. Ít nhất, công ty bạn sẽ không trở thành nơi để ứng viên than vãn vì lỡ “bỏ rơi” họ.
4.Có thể đính kèm một bài test sức khỏe trước phỏng vấn
HR không phải bác sĩ, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn có thể hỏi ứng viên một vài câu hỏi về sức khỏe trước khi hẹn lịch phỏng vấn. Việc này sẽ giúp bạn quyết định có nên phỏng vấn hay lùi lịch lại, cũng như chuẩn bị những biện pháp phòng bệnh trong khả năng có thể.
5.Đảm bảo các biện pháp phòng bệnh trước, trong và sau khi phỏng vấn
HR có thể hỏi ứng viên về sức khỏe của họ trước khi phỏng vấn trực tiếp, tuy nhiên không ai có thể đảm bảo được tính chân thật tuyệt đối của những câu trả lời đó. Vậy nên đừng quên những biện pháp phòng bệnh cơ bản khi tiếp đón, phỏng vấn ứng viên. Nhiều nhà tuyển dụng lực chọn việc đeo khẩu trang khi phỏng vấn, đây là một biện pháp cần thiết. Bên cạnh đó, việc vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn cũng cần thiết cho cả ứng viên và người phỏng vấn. Ngoài ra, còn rất nhiều biện pháp khác mà các HR có thể tham khảo như sát trùng các khu vực nhiều người tiếp xúc, đi qua như hành lang, cánh cửa và cả khu vực phỏng vấn. Phòng hơn là tránh, các HR đừng quên vấn đề phòng bệnh khi phỏng vấn ứng viên nhé.
6.Tích cực đào tạo nhân lực nội bộ
Đào tạo nhân lực và chuẩn bị kế hoạch mới là lựa chọn của nhiều công ty trong giai đoạn “ít việc”. HR cũng không ngoại lệ. Bên cạnh nhân sự chính, thực tập sinh và cộng tác viên là những vị trí rất cần để đào tạo. Tận dụng những ngày văng ứng viên này, các HR có thể quan tâm và đào tạo nhân lực một cách kỹ lưỡng hơn, Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với nhân viên cấp dưới nhiều hơn cũng giúp HR nắm bắt được nhân lực và triển khai thêm các kế hoạch hoạt động mới hiệu quả hơn.
Mùa dịch bệnh COVID-19 sau Tết có lẽ đã ảnh hưởng phần nào đến các kế hoạch tuyển dụng của các HR. JobsGO mong rằng những gợi ý ở trên sẽ giúp các nhà tuyển dụng tìm được một số giải pháp để duy trì tốt việc tìm kiếm nhân lực cho công ty mình.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)