[Câu chuyện nghề nghiệp] Người nhạy cảm nên làm nghề gì?

Đánh giá post

Bạn là type người nhạy cảm? Bạn muốn tìm kiếm những công việc phù hợp với bản thân? Vậy, người nhạy cảm nên làm nghề gì? Câu trả lời và những gợi ý nghề nghiệp hấp dẫn cho bạn sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết này, đọc ngay nhé!

Thế nào là người nhạy cảm?

Người nhạy cảm chính là những người luôn lo lắng, hoặc có những phản ứng thái quá với các vấn đề xung quanh. Họ cảm thấy an toàn, dễ chịu và thoải mái hơn khi ở một mình. 

Thế nào là người nhạy cảm?

Người nhạy cảm không phải là những kẻ “lập dị” muốn tách biệt với xã hội. Mà đơn giản là họ nhạy cảm trước các vấn đề xảy ra hoặc sẽ xảy ra. Người nhạy cảm thường biết cách lắng nghe, trong công việc họ có sự kiên trì và nhẫn nại, có khả năng thấu hiểu sâu vấn đề, đặc biệt có khả năng tập trung cao độ.

Vậy, bạn có phải là một người nhạy cảm không? Người nhạy cảm nên làm nghề gì? Cùng lựa chọn cho bản thân một nghề phù hợp qua chia sẻ trong phần tiếp theo nhé!

Người nhạy cảm nên làm nghề gì?

Gợi ý nghề nghiệp để bạn lựa chọn khi là một người nhạy cảm như sau:

Biên kịch

Biên kịch là một nghề sáng tạo và đầy sự thú vị, nó đặc biệt phù hợp với những người nhạy cảm bởi công việc này thường làm việc trong không gian một mình khiến bạn thoải mái và dễ chịu.

Người nhạy cảm nên làm nghề gì?

Tuy nhiên, để làm một nhà biên kịch thì bạn cần có khả năng viết lách, có sự bay bổng trong trí tưởng tượng và có khả năng hình dung về những câu chuyện sống động thu hút người đọc. Biên kịch phim truyền hình sẽ là một công việc đáng để bạn thử sức và phát huy khả năng văn chương của bản thân.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Biên kịch

Chuyên gia tư vấn tâm lý

Người nhạy cảm thường có khả năng lắng nghe tuyệt vời, chính vì vậy mà lựa chọn trở thành một chuyên gia tâm lý là cực kỳ phù hợp. Với vai trò một chuyên gia tâm lý, bạn sẽ đóng vai những người bạn của bệnh nhân để lắng nghe vấn đề mà họ đang gặp phải, chia sẻ và giúp họ vượt qua được tình trạng tâm lý của họ.

Người nhạy cảm sống có chiều sâu, tìm hiểu về những biến đổi trong tâm lý con người không những giúp họ hiểu về chính bản thân họ mà còn giúp giải quyết vấn đề tâm lý của nhiều người khác.

Nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng

Những người nhạy cảm rất biết cách để nắm bắt cảm xúc của người khác. Chính vì vậy mà lựa chọn làm việc với vai trò là một nhân viên tư vấn, một nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ là sự lựa chọn cực kỳ tuyệt vời. 

Nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng

Với công việc này, bạn sẽ tư vấn cho khách hàng những sản phẩm/dịch vụ của công ty, biết cách nắm bắt tâm lý để cung cấp sản phẩm đúng ý khách hàng. Thông qua đó mà tỷ lệ chốt đơn hàng cao hơn của những người nhạy cảm thường cao hơn.

Giáo viên, giảng viên

Khi bạn trở thành một giáo viên hoặc giảng viên với bản chất là một người nhạy cảm bạn sẽ nắm bắt nhanh tâm lý của học sinh, biết cách đặt mình vào vị trí của các em để thấu hiểu và có cách giải quyết vấn đề hợp tình, hợp lý, hướng các e đi theo con đường đúng chuẩn mực đạo đức xã hội.

Không những vậy, giáo viên, giảng viên còn là một nghề khá độc lập nên cực kỳ phù hợp cho những người nhạy cảm. Họ nhạy cảm để biết cách đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh khác nhau của mình.

👉 Xem thêm: Tuyển dụng việc làm giảng viên mới nhất

Tự kinh doanh

Phần lớn các công ty, doanh nghiệp lớn đều có người lãnh đạo là tuýp người nhạy cảm. Những người nhạy cảm họ nắm bắt xu hướng nhanh, luôn quan sát tình hình và đưa ra những định hướng kinh doanh hiệu quả.

Người nhạy cảm nên tự kinh doanh

Bạn có thể tự mình kinh doanh để mang đến thành công và đi trên lối đi riêng của mình. Với sự lựa chọn này, những người nhạy cảm cần phải có sự thông minh, biết nhìn nhận và biết cách đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Chuyên gia dinh dưỡng

Lựa chọn công việc trở thành một chuyên gia dinh dưỡng cũng cực kỳ là phù hợp với những người nhạy cảm. Với công việc này, các bạn sẽ lên thực đơn dinh dưỡng và đưa ra những lời khuyên trong cách ăn uống hàng ngày cho bệnh nhân.

Cơ hội việc làm với một chuyên gia dinh dưỡng cũng rất rộng mở, bạn có thể làm việc trong bệnh viện, phòng khám, trong các nhà máy sản xuất và chế biến thực phẩm.

Như vậy, những thông tin chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn biết được người nhạy cảm nên làm nghề gì rồi đúng không nào? Bạn cũng là người nhạy cảm? Bạn đã có sự lựa chọn cho mình chưa? Tìm việc làm cực nhanh và đơn giản hơn với JobsGO để sở hữu những vị trí việc làm hấp dẫn nhất nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: