Nghiệp vụ kế toán là điều mà bất kỳ một người kế toán nào cũng cần phải nắm rõ. Bởi nó liên quan đến công việc hàng ngày của họ trong tổ chức, doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm hiểu về các nghiệp vụ mà kế toán cần biết thì hãy tham khảo ngay nội dung bài viết sau của JobsGO.
Mục lục
- 1. Nghiệp vụ kế toán là gì?
- 2. Các nghiệp vụ kế toán cơ bản
- 2.1 Nghiệp vụ mua hàng
- 2.2 Nghiệp vụ bán hàng
- 2.3 Nghiệp vụ công cụ – dụng cụ
- 2.4 Nghiệp vụ tài sản cố định
- 2.5 Nghiệp vụ lương và các khoản trích theo lương
- 2.6 Nghiệp vụ chiết khấu thanh toán
- 2.7 Nghiệp vụ chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng
- 2.8 Nghiệp vụ hàng bán bị trả lại
- 2.9 Nghiệp vụ hoa hồng đại lý
- 2.10 Nghiệp vụ bút toán cuối kỳ
- 3. Nghiệp vụ kế toán quy định thực hiện vào thời gian nào?
- 4. Những kỹ năng cần phải có để hoàn thành tốt nghiệp vụ kế toán
- 5. Những lưu ý trong nghiệp vụ kế toán
- Câu hỏi thường gặp
1. Nghiệp vụ kế toán là gì?
Nghiệp vụ kế toán có thể hiểu là những công việc mà nhân viên kế toán cần làm hàng ngày. Nó gồm các hoạt động như thu – chi tiền, xuất – nhập quỹ tiền mặt, kê khai thuế, bút toán báo cáo tài chính,…
Đối với nghề kế toán, các nghiệp vụ này rất quan trọng, giúp bạn có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
2. Các nghiệp vụ kế toán cơ bản
Có rất nhiều nghiệp vụ kế toán mà bạn cần nắm bắt đó là:
2.1 Nghiệp vụ mua hàng
- Khi mua hàng, nguyên vật liệu cho doanh nghiệp thì bạn cần hạch toán như sau:
- Nợ TK 152, 153, 155, 156, 211, 641, 642 (giá mua hàng chưa bao gồm thuế GTGT).
- Nợ TK 1331 (thuế GTGT mua vào).
- Có TK 111, 112, 331 (tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn).
- Khi mua hàng sử dụng ngay và không cần nhập kho thì bạn hạch toán:
- Nợ TK 621, 623, 641, 642 (giá mua chưa gồm thuế GTGT).
- Nợ TK 1331 (thuế GTGT được khấu trừ).
- Có TK 111, 112, 331 (tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn).
- Khi thanh toán công nợ cho các nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm:
- Nợ TK 331: Số tiền trả trước cho nhà cung cấp.
- Có TK 111, 112.
2.2 Nghiệp vụ bán hàng
- Giá vốn bán hàng:
- Nợ TK 632 (giá vốn hàng bán).
- Có TK 156.
- Doanh thu bán hàng:
- Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn).
- Có TK 511 (doanh thu chưa gồm thuế GTGT).
- Có TK 3331 (thuế GTGT bán ra).
- Khi thu công nợ kỳ trước của khách hàng/khách hàng trả trước tiền hàng:
- Nợ TK 111, 112 (số tiền khách hàng trả trước).
- Có TK 131.
>> Xem thêm: Nghiệp vụ kế toán ngân hàng
2.3 Nghiệp vụ công cụ – dụng cụ
- Khi mua hàng nhập kho:
- Nợ TK 153.
- Nợ TK 1331.
- Có TK 111, 112, 331.
- Khi xuất hàng dùng công cụ – dụng cụ:
- Trường hợp 1: phân bổ 1 lần toàn bộ giá trị công cụ – dụng cụ (nợ TK 154, 641, 642, 153).
- Trường hợp 2: phân bổ nhiều lần toàn bộ giá trị công cụ – dụng cụ (khi xuất nợ TK 242, 153; khi phân bổ từ 2 lần trở lên nợ TK 154, 641, 642, 242).
2.4 Nghiệp vụ tài sản cố định
- Khi mua tài sản cố định:
- Nợ TK 211.
- Nợ TK 133.
- Có TK 111, 112, 331.
- Định kỳ tính khấu hao:
- Nợ TK 154, 641, 642.
- Có TK 214.
- Thanh lý, nhượng bán:
- Xóa sổ: nợ TK 214, 811; có TK 211.
- Doanh thu bán: nợ TK 111, 112, 131; có TK 771, 3331.
- Trường hợp có tân trang, sửa chữa trước khi thanh lý: nợ TK 811, 1331; có TK 111, 112, 331.
2.5 Nghiệp vụ lương và các khoản trích theo lương
- Hạch toán chi phí lương:
- Nợ TK 154, 641, 642.
- Có TK 334.
- Chi phí bảo hiểm do doanh nghiệp chịu:
- Nợ TK 154, 641, 642.
- Có TK 3383.
- Có TK 3384.
- Có TK 3386.
- Có TK 3382.
- Trích các loại bảo hiểm, thuế TNCN trừ vào lương của NLĐ:
- Nợ TK 334.
- Có TK 3383.
- Có TK 3384.
- Có TK 3386.
- Thanh toán lương cho công nhân viên:
- Nợ TK 334.
- Có TK 111, 112.
- Nộp các khoản bảo hiểm:
- Nợ TK 3383.
- Nợ TK 3384.
- Nợ TK 3386.
- Có TK 111, 112.
2.6 Nghiệp vụ chiết khấu thanh toán
- Bên mua:
- Khi mua: nợ TK 152, 153, 156, 133; có TK 111, 112, 331.
- Chiết khấu được hưởng: nợ TK 111, 112, 331, 1388; có TK 711, 515.
- Bên bán:
- Giá vốn hàng bán: nợ TK 632; có TK 152, 153, 154, 155, 156,
- Doanh thu: nợ TK 111, 112, 131; có TK 511, 3331.
- Chiết khấu cho khách hàng hưởng: nợ TK 635; có TK 111, 112, 131, 3388.
2.7 Nghiệp vụ chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng
- Bên mua:
- Khi mua: nợ TK 152, 153, 156, 133; có TK 111, 112, 331.
- Chiết khấu được hưởng: nợ TK 111, 112, 331, 1388; có TK 152, 153, 156, 133.
- Bên bán:
- Giá vốn bán hàng: nợ TK 632; có TK 152, 153, 154, 155, 156.
- Doanh thu: nợ TK 111, 112, 131; có TK 511, 3331.
- Chiết khấu cho khách hàng hưởng: nợ TK 5211, 5213, 3331; có TK 111, 112, 131, 3388.
2.8 Nghiệp vụ hàng bán bị trả lại
- Bên mua:
- Khi mua: nợ TK 152, 153, 156, 133; có TK 111, 112, 331.
- Trả lại hàng: nợ TK 111, 112, 331, 1388; có TK 152, 153, 156, 1331.
- Bên bán:
- Giá vốn bán hàng: nợ TK 632; có TK 152, 153, 154, 155, 156.
- Doanh thu: nợ TK 111, 112, 131; có TK 511, 3331.
- Hàng bị trả lại: nợ TK 5212, 3331; có TK 111, 112, 131, 3388.
- Nhập lại kho số hàng bị trả: nợ TK 156; có TK 632.
2.9 Nghiệp vụ hoa hồng đại lý
- Xuất kho hàng gửi đại lý:
- Nợ TK 157.
- Có TK 155, 156.
- Giá vốn của hàng gửi bán:
- Nợ TK 632.
- Có TK 157.
- Doanh thu:
- Nợ TK 111, 112, 131.
- Có TK 511.
- Có TK 3331.
- Hoa hồng cho đại lý:
- Nợ TK 641.
- Có TK 111, 112, 131, 3388.
2.10 Nghiệp vụ bút toán cuối kỳ
- Khấu trừ thuế GTGT: để xác định được số tiền thuế này, bạn cần thực hiện theo 3 bước:
- Bước 1: tính tổng số tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (1331).
- Bước 2: tính tổng số tiền thuế GTGT phải nộp (3331).
- Bước 3: xác định tiền thuế GTGT được khấu trừ kỳ trước chuyển sang kỳ này (dư TK 133 của tháng trước). Sau đó lấy dư đầu kỳ của TK 133 + phát sinh của TK 133 so sánh với TK 3331. Nếu số nào nhỏ hơn thì lấy.
- Bút toán khấu trừ thuế GTGT được hạch toán như sau:
- Nợ TK 3331.
- Có TK 1331.
- Ghi nhận giá vốn bán hàng:
- Nợ TK 632.
- Có TK 154.
- Các khoản giảm trừ doanh thu:
- Nợ TK 511.
- Có TK 521, 531, 532.
- Những bút toán kết chuyển:
- Doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh: nợ TK 551; có TK 911.
- Doanh thu thuần từ hoạt động đầu tư tài chính: nợ TK 515; có TK 911.
- Doanh thu thuần từ hoạt động khác: nợ TK 711; có TK 911.
- Giá vốn hàng bán: nợ TK 911; có TK 632.
- Chi phí bán hàng: nợ TK 911; có TK 641.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: nợ TK 911; có TK 642.
- Chi phí khác: nợ TK 911; có TK 811.
- Tính thuế TNDN tạm tính quý nếu doanh nghiệp có lãi: nợ TK 821; có TK 3334.
- Chi phí TNDN: nợ TK 911; có TK 821.
- Xác định lợi nhuận sau thuế: nếu doanh nghiệp có lãi thì nợ TK 911, có TK 421; nếu lỗ thì nợ TK 421, có TK 911.
- Quy trình tính lợi nhuận: tập hợp chi phí nợ TK 154, có TK 621, 622, 627 và 155.
- Xác định giá vốn hàng bán: nợ TK 632, 635, 641, 642, có TK 911.
3. Nghiệp vụ kế toán quy định thực hiện vào thời gian nào?
Nghiệp vụ kế toán rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, nhất là trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy mà người làm kế toán sẽ phải thực hiện ở thời gian nhất định, có tính định kỳ, cụ thể như sau:
3.1 Nghiệp vụ kế toán hàng ngày
Người kế toán sẽ tiến hành các nghiệp vụ trong ngày với công việc như:
- Thu thập và xử lý chứng từ, hóa đơn phát sinh trong một ngày.
- Kiểm tra tính pháp lý của chứng từ, hóa đơn vừa thu thập trong ngày.
- Tiến hành lưu trữ, cất giữ hóa đơn, chứng từ đúng nơi quy định và đảm bảo cho giấy tờ không bị hỏng, bị mất.
3.2 Kế toán hàng tháng
Kế toán viên sẽ làm nghiệp vụ chuyên môn định kỳ hàng tháng với nội dung:
- Tiến hành kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân hàng tháng trong doanh nghiệp.
- Làm báo cáo sử dụng hóa đơn mỗi tháng.
3.3 Nghiệp vụ kế toán thuế theo quý
Các nội dung mà kế toán viên sẽ làm với nhiệm vụ kế toán thuế theo quý như sau:
- Làm tờ khai thuế tạm tính thuế thu nhập của doanh nghiệp theo quý.
- Lập báo cáo gửi lên cấp trên về vấn đề sử dụng hóa đơn quý.
- Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng hàng quý của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản truy thu thuế nếu có.
3.4 Nghiệp vụ kế toán thuế đầu năm và cuối năm
Nội dung công việc trong đầu năm của kế toán thuế như sau:
- Kê khai và nộp thuế môn bài.
- Làm và nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng vào tháng 12.
- Tiến hành nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý 4.
- Làm và nộp báo cáo với cấp trên về việc sử dụng hóa đơn quý 4.
Nội dung công việc vào cuối năm của kế toán thuế như sau:
- Tiến hành làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thu nhập của doanh nghiệp.
- Lập báo cáo tài chính năm kế toán.
4. Những kỹ năng cần phải có để hoàn thành tốt nghiệp vụ kế toán
Nghiệp vụ kế toán là hàng loạt các công việc chuyên môn cao mà kế toán viên cần phải nắm chắc. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt công việc thì họ cũng nên trang bị thêm cho mình những kỹ năng mềm và kỹ năng công nghệ cần thiết, cụ thể như sau:
4.1 Kỹ năng mềm
- Sự tỉ mỉ trong công việc: Kết quả của các hoạt động kế toán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các kế hoạch, chiến lược kinh doanh của công ty. Vì vậy mà họ cần chú ý, thực hiện tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ nhất, đảm bảo mọi thông tin đều xử lý chuyên nghiệp và chính xác kể cả khi số lượng tài liệu lớn.
- Kỹ năng giao tiếp: Một người kế toán viên cũng cần có kỹ năng giao tiếp, lắng nghe để thu nhập các thông tin, dữ liệu từ khách hàng, cấp trên hoặc các bên liên quan. Đồng thời họ cũng phải có khả năng thuyết trình để trình bày kết quả công việc được giao.
4.2 Kỹ năng công nghệ
- Kỹ năng toán học: Có rất nhiều người lầm tưởng rằng phải giỏi tính toán thì mới trở thành kế toán viên được. Thế nhưng nó chưa thật sự đúng và đủ, bởi vì các kỹ năng toán học như: Phân tích, so sánh, giải thích dữ liệu, số liệu,… còn quan trọng hơn là kiến thức phức tạp. Vì vậy ngay từ bây giờ kế toán viên hãy liên tục trau dồi thêm cho mình thân kỹ năng toán còn thiếu nhé.
- Trình độ tin học: Để hoàn thành được tốt nhất các công việc, nhiệm vụ được giao thì một người kế toán cần phải có trình độ tin học, biết sử dụng phần mềm, công cụ để hỗ trợ công việc. Không chỉ vậy, họ còn phải thường xuyên nắm bắt xu hướng công nghệ mới để phục vụ cho tính chất công việc phức tạp.
- Kỹ năng phân tích dữ liệu: Thực ra việc sử dụng phân tích dữ liệu trong lĩnh vực kế toán là một xu hướng mới trong ngành này. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ còn ảnh hưởng ngày càng lớn trong tương lai. Phân tích dữ liệu đang được sử dụng trong các lĩnh vực kế toán như: Thuế suất, công nghệ phân tích dữ liệu kiểm toán cho các cam kết kiểm toán, tự động hóa quy trình thông minh và mang lại những lợi ích cho các doanh nghiệp ở các cấp quy mô khác nhau từ nhỏ đến lớn. Vì vậy mà người kế toán nên trang bị thêm cho mình kỹ năng phân tích dữ liệu để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng thay đổi của doanh nghiệp, cũng như đạt được mục tiêu kiểm toán một cách hiệu quả.
5. Những lưu ý trong nghiệp vụ kế toán
Khi thực hiện các nghiệp vụ kế toán, bạn sẽ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Bảng cân đối số phát sinh:
Số dư Nợ = Số dư Có Số phát sinh bên Nợ = Số phát sinh bên có = Tổng số phát sinh bên Nhật Ký Chung |
Bảng cân đối kế toán:
Tổng Tài Sản = Tổng Nguồn vốn = Số dư cuối kỳ bên Nợ/Có |
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Trong đó:
|
Bảng lưu chuyển tiền tệ:
Số tiền và tương đương tiền cuối năm = Số dư Nợ cuối kỳ của TK 111 + 112+ 113 (cân đối phát sinh) |
Như vậy, bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn nắm được hết các nghiệp vụ kế toán cần thiết và kỹ năng của một kế toán viên tương lai. Hy vọng nội dung này sẽ hữu ích với bạn.
Câu hỏi thường gặp
1. Các Nguyên Tắc Kế Toán Quan Trọng Là Gì?
Các nguyên tắc kế toán quan trọng bao gồm Nguyên tắc Ghi chép đúng và Đầy đủ, Nguyên tắc So sánh, Nguyên tắc Liên quan, và Nguyên tắc Kiểm tra. Những nguyên tắc này giúp đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin tài chính.
2. Các Công Ty Dịch Vụ Kế Toán Uy Tín, Chuyên Nghiệp
Công ty Kế toán Anpha, công ty Kế toán Quốc Việt, công ty Luật An Tín, công ty Kế toán Ttax, công ty Kế toán Thiên Ưng, công ty Kế toán AIC Việt Nam, công ty Kế toán Nam Luật, công ty Kiểm toán và Tư vấn A&C…
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)