Ngành quản lý thông tin làm gì? Cơ hội nghề nghiệp sau ra trường

Đánh giá post

Ngành quản lý thông tin ra trường làm gì? Học ở đâu? Thu nhập như thế nào? Đây chắc chắn là những vướng mắc của rất nhiều bạn trẻ khi tìm hiểu về ngành học này trước khi ra quyết định. Bài viết dưới đây của JobsGO đã tổng hợp đầy đủ thông tin và kiến thức để bạn dễ dàng hơn khi chọn lựa có nên theo đuổi ngành học này hay không?

1. Tìm hiểu chung về ngành quản lý thông tin

Ngành quản lý thông tin là một ngành CNTT được đào tạo bài bản với kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp để người học nắm bắt cũng như điều khiển quản trị thông tin, truyền thông hiệu quả. Đây là ngành có tính ứng dụng cao trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay.

Tìm hiểu chung về ngành quản lý thông tin là gì

Ngành quản lí thông tin là nghề có chức năng thu thập, bảo mật, lưu trữ thông tin qua 3 mảng phổ biến là thông tin – truyền thông – công nghệ thông tin.

2. Ngành quản lý thông tin học những gì?

Mỗi trường đào tạo sẽ có chương trình học ngành quản lý thông tin khác nhau ở một số học phần. Nhưng khung chương trình sẽ luôn phải đảo bảo các môn quan trọng như sau:

Ngành quản lý thông tin học những gì?

Kiến thức chung gồm các môn:

  • Nguyên lý Mác – Lênin 1 và 2
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Đường lối cách mạng
  • Tiếng Anh học thuật 1 và 2
  • Tiếng Anh chuyên ngành 1 và 2
  • Giáo dục thể chất, giáo dịch quốc phòng.
  • Pháp luật đại cương
  • Tâm lý học đại cương
  • Xã hội học đại cương
  • Đại cương về mạng máy tính
  • Kỹ năng bổ trợ

Kiến thức chuyên ngành gồm các môn:

  • Nguyên lý quản trị
  • Toán cao cấp
  • Xác suất và thống kê toán
  • Kinh tế vi mô và vĩ mô
  • Tổ chức và quản trị kinh doanh
  • Các phương pháp định lượng trong quản lý
  • Tạo lập và quản lý website
  • Cơ sở dữ liệu
  • Hệ thống thông tin trong tổ chức
  • Quyền sở hữu trí tuệ
  • Đổi mới công nghệ thông tin và kinh doanh
  • Mobile và công nghệ diện rộng
  • Mô hình hóa và thiết kế hệ thống thông tin
  • Quản trị dự án
  • Nguyên lý an toàn thông tin
  • Thiết kế đa phương tiện và phát triển website
  • Thương mại điện tử
  • Thương mại Mobile
  • Phát triển cơ sở dữ liệu nâng cao
  • ….

Các môn học được đưa vào chương trình đào tạo của các trường đại học đều hướng đến mục đích giúp sinh viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, chuyên môn để phục vụ công việc sau này.

>> Xem thêm: Hệ thống thông tin là gì?

3. Ngành quản lý thông tin có được ưa chuộng không?

Ngành quản lý thông tin tại Việt Nam chưa thực sự được các bạn trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên nó là một ngành nghề đầy tiềm năng với những cơ hội việc làm hấp dẫn.

Trong xu hướng công nghệ 4.0 và hội nhập như hiện nay, quản lý thông tin chính là một lĩnh vực vô cùng quan trọng và bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chú trọng đến. Vì vậy, tương lai và triển vọng của nghề cực sáng để các bạn theo đuổi ngay hôm nay đấy nhé!

4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành quản lý thông tin

Hãy đánh giá xem bạn có hội tụ đủ các tố chất dưới để để biết được bản thân có phù hợp với ngành quản lí thông tin:

Cách xác định bạn có phù hợp với ngành quản lý thông tin
  • Kỹ năng quản lý thời gian.
  • Là người năng động, nhưng cẩn thận và luôn tỉ mỉ, trong công việc bạn nghiêm túc và có tính nhẫn nại.
  • Kỹ năng ngoại ngữ tốt để giao tiếp và có thể dễ dàng sử lý đối với các vấn đề chuyên môn.
  • Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục và nắm bắt tâm lý khách hàng.
  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp dữ liệu từ đó bạn có thể xâu chuỗi thông tin giúp tìm ra hướng giải quyết công việc và các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc hiệu quả nhất.
  • Đam mê và có sự yêu thích đối với công nghệ sẽ tạo động lực để bạn theo đuổi và gắn bó lâu dài với ngành quản lý thông tin.

>> Xem thêm: tìm việc làm Quản lý

5. Ngành quản lý thông tin thi khối gì?

Ngành quản lý thông tin hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo và họ xét tuyển với những khối sau:

  • Khối A00 gồm tổ hợp môn: Toán, Hóa, Lý
  • Khối C00 gồm tổ hợp môn: Sử, Văn, Địa
  • Khối D01 gồm tổ hợp môn: Toán, Anh, Văn
  • Khối D02 gồm tổ hợp môn: Toán, Văn, Tiếng Nga
  • Khối D03 gồm tổ hợp môn: Toán, Văn, Tiếng Pháp
  • Khối D04 gồm tổ hợp môn: Toán, Văn, Tiếng Trung
  • Khối D05 gồm tổ hợp môn: Toán, Văn, Tiếng Đức
  • Khối D06 gồm tổ hợp môn: Toán, Văn, Tiếng Nhật
  • Khối D78 gồm tổ hợp môn: Anh, Văn, Khoa Học Xã Hội
  • Khối D79 gồm tổ hợp môn: Văn, Khoa Học Xã Hội, Tiếng Đức
  • Khối D80 gồm tổ hợp môn: Tiếng Nga, văn, Khoa Học Xã Hội
  • Khối D81 gồm tổ hợp môn: Khoa Học Xã Hội, Văn, Tiếng Nhật
  • Khối D82 gồm tổ hợp môn: Văn, Tiếng Pháp, Khoa Học Xã Hội
  • Khối D83 gồm tổ hợp môn: Tiếng Trung, Khoa Học Xã Hội, Văn.

6. Học quản lý thông tin tại trường nào?

Tên trường đại học Khối xét tuyển Điểm chuẩn 2022 Điểm chuẩn 2021 Điểm chuẩn 2020
ĐH Nông Lâm – Đại Học Thái Nguyên D01, C20, D84, A07 15 15 17
ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – ĐH Quốc Gia Hà Nội A01, D83, D04, D06, D01, D78 23.5 – 25.3 18 – 23.5 18 – 21
ĐH Văn Hóa Hà Nội A00, D01, D96, A16, D78, 25 23.5 20
ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – ĐH Quốc Gia TPHCM A01, D01, D14, C00 25.5 – 26 23.75 – 25.4 21

7. Học ngành quản lý thông tin ra trường làm gì?

Từ nền tảng của ngành quản lý thông tin, sau tốt nghiệp các bạn có cơ hội làm việc trong với nhiều vị trí và môi trường khác nhau. Cụ thể như sau:

Học ngành quản lý thông tin ra trường làm gì?
  • Trở thành chuyên gia về phân tích và tổng hợp thông tin theo chuyên đề, chuyên ngành, chương trình phục vụ cho cá nhân, tổ chức, lãnh đạo trong công ty, doanh nghiệp.
  • Trở thành cán bộ thông tin văn hóa làm việc tại nhà văn hóa hoặc trung tâm văn hóa trung ương đến địa phương.
  • Trở thành chuyên viên quản trị thông tin, trang web làm việc tại cơ quan chính phủ, tổ chức cá nhân hoặc các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh, nước ngoài.
  • Trở thành chuyên gia làm việc tại các tổ chức thông tin về báo in truyền thống, tạp chí trực tuyến, báo điện tử, đài truyền hình.
  • Trở thành chuyên gia thông tin làm việc tại phòng thông tin, thư viện, trường học, trung tâm thông tin của cơ quan chính phủ, công ty tư nhân, tổ chức phi chính phủ.
  • Trở thành giảng viên hoặc nghiên cứu sinh ngành quản lý thông tin tại các trường đào tạo chuyên nghiệp trong và ngoài nước.

>> Xem thêm: Lập trình viên là gì?

8. Mức lương dành cho ngành quản lý thông tin

Mức lương là một vấn đề mà nhiều bạn trẻ quan tâm khi tìm hiểu về ngành quản lý thông tin. Tùy kinh nghiệm thực tế mà bạn có sẽ được chi trả mức lương “xứng tầm”. Cụ thể như:

Mức lương dành cho ngành quản lý thông tin
  • Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm gần nhìn bằng 0 thì thu nhập sẽ từ 7 – 10 triệu đồng/tháng.
  • Nếu bạn có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên mức lương sẽ từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, mức lương cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa chứ không chỉ có kinh nghiệm. Thu nhập của bạn sẽ bị chi phối bởi vị trí đảm nhận, công việc và doanh nghiệp. Nếu có kỹ năng tốt bạn có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp xuyên quốc gia với thu nhập không giới hạn.

Như vậy, bài viết trên của JobsGO đã tổng hợp và gửi đến bạn đọc đầy đủ kiến thức về ngành quản lý thông tin. Hy vọng nó sẽ giúp các bạn có được quyết định sáng suốt khi lựa chọn ngành nghề này để theo học.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: