Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên: Những Thông Tin Bạn Cần Biết

Đánh giá post

Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên là một lĩnh vực đa chiều, nghiên cứu sự tương tác giữa nền kinh tế và môi trường tự nhiên. Với sự tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên, ngành này đang ngày càng thu hút được sự quan tâm từ nhiều người.

1. Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên Là Gì?

Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên là một lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các nguyên lý kinh tế vào việc hiểu và quản lý tài nguyên tự nhiên. Ngành này tập trung vào việc xác định giá trị của các tài nguyên thiên nhiên, quản lý việc sử dụng chúng và đánh giá tác động của các hoạt động kinh tế lên môi trường.

Cụ thể, ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên nghiên cứu về cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả và bền vững, đồng thời cân nhắc các quyết định kinh tế sao cho không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Ngành này bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau bao gồm quản lý rừng, quản lý nước, quản lý đất đai và các chính sách bảo vệ môi trường. Ngành môi trường và kinh tế tài nguyên thiên nhiên có mối liên hệ chặt chẽ trong việc quản lý rừng, nước, đất đai cũng như xây dựng các chính sách bảo vệ môi trường.

Quan trọng nhất, ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên thúc đẩy sự hiểu biết về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, nhằm mục tiêu tạo ra các chiến lược, chính sách phát triển bền vững cho cả hai lĩnh vực.

Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên Là Gì?

2. Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên Học Những Gì?

Mỗi trường đại học sẽ có khung chương trình đào tạo ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên khác nhau. Nhưng về cơ bản, chương trình học thường bao gồm 3 nhóm kiến thức chính sau đây:

  • Nhóm kiến thức giáo dục đại cương: Gồm các môn học chung mà dù sinh viên cần hoàn thành dù theo học bất kỳ chuyên ngành nào như: Triết học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng,… Những môn học này giúp duy trì, cải thiện sức khỏe và tinh thần yêu nước cho sinh viên; đồng thời, chúng cũng trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản để sinh viên có thể tiếp thu tốt các kiến thức chuyên ngành.
  • Nhóm kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên tập trung vào việc nghiên cứu và áp dụng các nguyên lý kinh tế vào quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và hiệu quả. Nhóm kiến thức chuyên ngành bao gồm các lĩnh vực như: đánh giá và quản lý tài nguyên thiên nhiên, kinh tế tài nguyên, định giá tài nguyên, quy hoạch và kế hoạch sử dụng tài nguyên, đánh giá tác động môi trường của các hoạt động kinh tế,… Sinh viên ngành này học về cách thức tài nguyên thiên nhiên được khai thác, sử dụng và bảo tồn, cũng như cách thức tính toán và định giá giá trị của chúng trong từng bối cảnh. Các môn học điển hình trong nhóm kiến thức này bao gồm: Kinh tế tài nguyên, Pháp luật về tài nguyên, Quản lý tài nguyên, Thuế và phí tài nguyên, Chính sách tài nguyên, Định giá tài nguyên,…
  • Chuyên đề thực tập: Sau khi hoàn thành các môn học bắt buộc và tự chọn, sinh viên ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên sẽ được tham gia các chuyên đề thực tập để học cách áp dụng kiến thức, kỹ năng được học trên ghế nhà trường vào thực tế.

3. Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên Học Ở Đâu? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?

Nếu bạn có ý định theo học ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên thì dưới đây là danh sách các trường đại học tại Việt Nam đang tuyển sinh ngành này và điểm thi năm 2023 để bạn tham khảo.

Trường Ngành Khối thi Điểm tuyển sinh 2023
Đại học Kinh tế Quốc dân Kinh tế tài nguyên thiên nhiên A00; A01; D01; B00 26.35
Đại học Huế Kinh tế (gồm 03 chuyên ngành: Kế hoạch – Đầu tư; Kinh tế và quản lý tài nguyên môi trường; Kinh tế và Quản lý du lịch) A00; A01; C15; D01 24
Đại học Cần Thơ Kinh tế tài nguyên thiên nhiên A00; A01; C02; D01 22.05
Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM Kinh tế tài nguyên thiên nhiên A00; A01; B00; D01 15

4. Học Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên Ra Làm Gì?

Học Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên Ra Làm Gì?

4.1. Chuyên Viên, Quản Lý Dự Án Khai Thác, Sử Dụng Tài Nguyên

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên có thể trở thành chuyên viên, quản lý dự án khai thác và sử dụng tài nguyên. Công việc là thiết lập, thực hiện các chiến lược quản lý tài nguyên hiệu quả; đảm bảo rằng việc khai thác, sử dụng tài nguyên được thực hiện một cách bền vững và mang lại lợi ích kinh tế cho cả cá nhân và tổ chức.

4.2. Chuyên Viên Tư Vấn, Phân Tích Vấn Đề Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên

Với kiến thức vững về Kinh tế tài nguyên thiên nhiên, cử nhân ngành này có thể làm việc trong lĩnh vực tư vấn và phân tích vấn đề liên quan đến tài nguyên thiên nhiên. Nhiệm vụ chính của những người làm việc tại vị trí này bao gồm đánh giá tác động kinh tế của các chính sách và dự án đối với tài nguyên thiên nhiên; đề xuất các giải pháp, chiến lược để tối ưu hóa việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên này.

4.3. Chuyên Viên Định Giá Hàng Hóa, Dịch Vụ Liên Quan Tới Tài Nguyên, Thiên Nhiên

Chuyên viên định giá hàng hóa và dịch vụ liên quan đến tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị thực của các nguồn lợi từ tự nhiên. Những người này phụ trách phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả và giá trị của các sản phẩm từ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời đề xuất các phương pháp định giá phù hợp.

4.4. Giảng Viên, Cán Bộ Nghiên Cứu Về Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên cũng có thể theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu. Cử nhân ngành này có thể trở thành giảng viên hoặc cán bộ nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, để có cơ hội làm việc với vai trò là một giảng viên, nhà nghiên cứu, sinh viên phải có thành tích xuất sắc trong quá trình học tập, đồng thời thường cần học lên cấp bậc cao hơn.

5. Mức Lương Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên Cao Không?

Không có một mức lương chung cho ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên. Số tiền mà người lao động ngành này được nhận hàng tháng có thể cao lên tới vài chục triệu đồng hoặc thấp hơn chỉ vài triệu đồng mỗi tháng tùy thuộc vào vị trí làm việc, kinh nghiệm, năng lực,… của mỗi người.

6. Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên Có Được Ưa Chuộng?

Không được biết đến nhiều như Tài chính, Ngân hàng, Công nghệ thông tin, Marketing; song khi ý thức về bảo vệ môi trường ngày một tăng lên, ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên cũng ngày càng thu hút được sự chú ý của nhiều người hơn.

Việc hiểu và quản lý tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Chính vì vậy, ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên đang dần trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho những ai quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và tương lai của hành tinh.

Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên Có Được Ưa Chuộng?

7. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên

7.1. Quan Tâm Tới Bảo Vệ Môi Trường

Sinh viên ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên cần có sự quan tâm tới việc bảo vệ môi trường. Điều này giúp người học hiểu rõ tầm quan trọng của việc quản lý tài nguyên thiên nhiên đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội. Sự quan tâm này cũng là nguồn động lực để các bạn sinh viên học hỏi và làm việc hết mình.

7.2. Có Tư Duy Logic

Tư duy logic giúp sinh viên ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên có thể phân tích và suy luận một cách có hệ thống, từ đó hiểu rõ các khái niệm, mô hình kinh tế tài nguyên. Điều này giúp người học dễ dàng áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

7.3. Ham Học Hỏi

Không chỉ sinh viên ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên, bất cứ ai cũng cần có tinh thần ham học hỏi. Yếu tố này giúp người học không ngừng tiếp thu, nâng cao kiến thức; từ đó phát triển và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

7.4. Giao Tiếp Tốt

Khả năng giao tiếp tốt có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực. Sinh viên ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên cần phải có khả năng truyền đạt ý tưởng và thông tin một cách rõ ràng. Đồng thời, người học cũng phải biết lắng nghe để hiểu ý kiến của người khác.

7.5. Khả Năng Phát Hiện Và Giải Quyết Vấn Đề Tốt

Sinh viên ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp và đa chiều. Khả năng phát hiện và giải quyết khó khăn, thách thức một cách sáng tạo là yếu tố quan trọng, quyết định đến thành công của mỗi người.

8. Cơ Hội Việc Làm Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên Như Thế Nào?

Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên mang đến cơ hội việc làm rộng mở cho người lao động. Theo đó, sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành này có thể làm việc trong nhiều đơn vị khác nhau từ tổ chức Chính phủ tới các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp đa quốc gia.

  • Các cơ quan, tổ chức Chính phủ cần nhiều chuyên viên có kiến thức về quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tham gia vào việc đưa ra chính sách, chiến lược và quy định pháp lý liên quan đến tài nguyên, môi trường.
  • Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực như năng lượng, khai thác mỏ, nông nghiệp,… đều cần chuyên viên về Kinh tế tài nguyên thiên nhiên để có thể hoạt động một cách bền vững.
  • Các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức nghiên cứu cũng cần chuyên gia về Kinh tế tài nguyên thiên nhiên để thực hiện các dự án nghiên cứu và thực địa về quản lý tài nguyên môi trường.

Bạn quan tâm tới tài nguyên, môi trường và muốn góp sức vào việc bảo vệ trái đất? Theo đuổi ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên là một trong những cách thức hiệu quả để bạn hiện thực hóa ước mơ của mình đó!

Câu hỏi thường gặp

1. Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên Tiếng Anh Là Gì?

Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên có tên tiếng Anh là Environmental and Resource Economics.

2. Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên Thi Khối Nào?

Các trường đại học tại Việt Nam đang xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT các khối sau để tuyển sinh ngành Kinh tế tài nguyên môi trường:

  • A00: Toán, Lý, Hóa
  • A01: Toán, Lý, Anh
  • B00: Toán, Hóa, Sinh
  • C02: Toán, Hóa, Văn
  • C15: Toán, Văn, Khoa học xã hội
  • D01: Toán, Văn, Anh

3. Tìm Việc Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên Bằng Cách Nào?

Có rất nhiều cách để người lao động tìm kiếm việc làm ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên bao gồm: sử dụng website/ứng dụng JobsGO; tham gia vào các group chuyên ngành trên Facebook; tham dự các sự kiện, hội thảo chuyên ngành để có cơ hội kết nối trực tiếp với nhà tuyển dụng;...

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: