Mô hình kinh doanh là gì? Nó có vai trò như thế nào? Và làm sao để xây dựng được mô hình phù hợp, hiệu quả? Đây có lẽ là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay, nhất là những ai có ý định khởi nghiệp. Vậy thì hôm nay, JobsGO sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin chi tiết, cụ thể nhất về mô hình kinh doanh.
Mục lục
1. Mô hình kinh doanh là gì?
Tiếng anh của mô hình kinh doanh là gì? Nó được gọi là Business Model – thuật ngữ dùng để mô tả loại hình, cách thức hoạt động của một doanh nghiệp. Ví dụ như doanh nghiệp đang cung cấp sản phẩm, dịch vụ gì, lấy từ đâu? Cách mà họ tiếp cận, thiết lập mối quan hệ với khách hàng như thế nào? Hay doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận bằng phương pháp nào?,…
Hiểu theo cách đơn giản, mô hình kinh doanh nói về các khía cạnh cốt lõi của một doanh nghiệp. Đó là mục đích, quy trình, các chiến lược, đề xuất, cơ sở hạ tầng, khách hàng mục tiêu, lợi nhuận,…
Hiện nay, có rất nhiều loại mô hình kinh doanh như nhà sản xuất, nhà phân phối, kinh doanh trực tuyến, hợp tác kinh doanh,…
2. Tầm quan trọng của việc lựa chọn mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nó được xem là kế hoạch chi tiết cho tất cả hoạt động, sự thành công. Bạn có thể tưởng tượng, việc lựa chọn mô hình kinh doanh giống như xây nhà. Nếu không có bản vẽ phác thảo, thiết kế sơ bộ thì sẽ khó mà tiến hành xây dựng được.
Một mô hình kinh doanh phù hợp sẽ giúp cho các nhà khởi nghiệp có thể tìm ra nhiều yếu tố liên quan như:
- Xác định concept kinh doanh
- Những vấn đề cần giải quyết là gì?
- Ai sẽ là người thực hiện các hoạt động?
- Làm sao để tạo ra giá trị khách hàng?
- Cách để khách hàng tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ là gì?
- Chi phí thực hiện là bao nhiêu?
- …
Chính vì vậy, trước khi bắt đầu phát triển sự nghiệp kinh doanh, bạn hãy dành thời gian để nghiên cứu, lựa chọn một mô hình hoàn chỉnh, phù hợp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn.
3. Xây dựng mô hình kinh doanh như thế nào để đạt hiệu quả?
Việc xây dựng mô hình kinh doanh như thế nào sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề mà bạn phát triển. Tuy nhiên, các bạn sẽ vẫn cần đảm bảo được một số tiêu chí như sau:
3.1 Xác định thị trường, phân khúc khách hàng mục tiêu
Bất kỳ ai bắt đầu kinh doanh, xây dựng mô hình hoạt động cũng cần thực hiện bước này. Theo đó, quá trình nghiên cứu sẽ phải dành cho cả 2 đối tượng là thị trường và khách hàng. Bạn hãy đặt ra một số câu hỏi như:
- Đặc điểm của thị trường đang hướng đến là gì?
- Lĩnh vực kinh doanh có nhiều đối thủ cạnh tranh chưa?
- Đối thủ có điểm mạnh, điểm yếu như thế nào?
- Nhu cầu của khách hàng là gì?
- Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu khách hàng hay không?
- …
Sau khi đã trả lời được cho những câu hỏi trên, bạn sẽ xác định rõ được các tệp khách hàng phù hợp. Từ đây, doanh nghiệp của bạn sẽ có định hướng để hoạt động, phát triển.
Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh
3.2 Lên ý tưởng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng mục tiêu
Khi đã có kết quả từ việc nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp của bạn sẽ cần đầu tư vào sản phẩm, dịch vụ. Những gì doanh nghiệp cung cấp sẽ cần đáp ứng, thỏa mãn được người sử dụng chúng. Từ mẫu mã, chất lượng, giá cả,… đều phải phù hợp.
Ngoài ra, các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cũng cần có sự khác biệt so với đối thủ ngay từ đầu để thu hút sự chú ý từ khách hàng. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng chiến dịch marketing hiệu quả nhằm nâng cao giá trị thương hiệu và tăng cường sự hiện diện trên thị trường.
3.3 Xây dựng kế hoạch sản xuất cùng chi phí thực hiện
Bước tiếp theo để có một mô hình kinh doanh hiệu quả đó chính là triển khai các ý tưởng. Bạn sẽ cần lên kế hoạch để sản xuất các sản phẩm, tạo ra dịch vụ. Tuy nhiên, quá trình này không chỉ tốn nhiều công sức, nguồn nhân lực mà còn khiến không ít doanh nghiệp phải đau đầu về chi phí thực hiện. Tất cả các khoản như thuê nhân công, mua nguyên vật liệu, mua máy móc,…, thậm chí là chi phí phát sinh. bạn sẽ đều phải nghĩ đến ngay từ đầu.
3.4 Tạo chiến lược đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng
Sau khi đã sản xuất, hoàn thiện các sản phẩm, có dịch vụ thì doanh nghiệp của bạn sẽ cần thực hiện chiến lược Marketing, quảng cáo để quảng bá, đưa chúng đến tay khách hàng. Bạn có thể áp dụng nhiều chiến lược khác nhau như Marketing truyền thống/hiện đại, tổ chức sự kiện, workshop ra mắt sản phẩm, dịch vụ,…
Điều quan trọng nhất trong khâu ra mắt này chính là bạn phải chọn được chương trình ưu đãi hợp lý. Làm sao để thu hút được đông đảo khách hàng quan tâm, sử dụng, phản hồi sau chương trình là vấn đề bạn cần quan tâm. Bởi những ý kiến, đánh giá của khách hàng sẽ là nguồn tài nguyên quý giá để bạn nhận thấy điểm tốt, điểm chưa tốt. Từ đó, bạn sẽ rút kinh nghiệm và cải tiến sản phẩm, dịch vụ chất lượng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu về digital strategy là gì để tối ưu hóa các hoạt động trực tuyến và nâng cao hiệu quả của chiến dịch marketing. Đồng thời, việc hiểu rõ kênh phân phối là gì cũng sẽ giúp bạn lựa chọn được phương thức phân phối sản phẩm hiệu quả nhất, tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
3.5 Hoàn thiện mô hình kinh doanh
Toàn bộ những hoạt động trên chính là giai đoạn thử nghiệm để bạn lựa chọn mô hình kinh doanh cũng như hoàn thiện nó. Khi đã đưa được sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng, bạn sẽ cần tiếp tục hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực, nguồn vốn, tìm kiếm đối tác – nhà đầu tư,…
Việc luôn cố gắng, nỗ lực để doanh nghiệp trở nên tốt hơn cũng chính là cách giúp bạn thu hút được nhiều nhà đầu tư hay khách hàng. Quá trình hợp tác này cũng cần đảm bảo đôi bên cùng có lợi. Khi họ đầu tư một khoản tiền lớn vào hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp bạn cũng cần chứng minh được hiệu quả trong thời gian nhất định, mang lại nguồn lợi nhuận tối ưu nhất.
>>>Xem thêm: Pod là gì?
4. 3 mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam
Như đã đề cập ở trên, hiện nay có rất nhiều loại mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, tại Việt Nam có 3 mô hình phổ biến, phát triển mạnh và thành công nhất đó là:
- Mô hình kinh doanh truyền thống: loại mô hình này hoạt động theo cách là sản phẩm sẽ từ nhà sản xuất đến khâu trung gian (tổng đại lý, đại lý các cấp, cửa hàng bán lẻ,…) rồi mới đến tay người tiêu dùng. Hay hiểu đơn giản, nó tập hợp các mô hình nhỏ lẻ (nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà phân phối,…). Và khi qua khâu trung gian, các nhà sản xuất sẽ phải bỏ ra số tiền nhất định để chi trả cho vận chuyển, nhân công, bến bãi,…
- Mô hình kinh doanh trực tuyến: đây là loại mô hình đang rất phổ biến hiện nay. Khi Internet, công nghệ phát triển, rất nhiều người đã tận dụng những công cụ ưu việt để kinh doanh online. Họ có thể bán hàng ở mọi ứng dụng, nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo, Facebook, Zalo, Instagram,… Ngoài ra, họ cũng thực hiện các chiến dịch, sử dụng công cụ Digital Marketing để quá trình kinh doanh, bán hàng đạt hiệu quả tốt hơn.
- Mô hình hợp tác kinh doanh: hiện nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng mô hình này để phát triển các mối quan hệ chiến lược giữa đôi bên, đảm bảo đạt được những mục tiêu chung về lợi nhuận. Ví dụ một số thương hiệu nổi tiếng như Lotteria, Highlands Coffee, Pozaa tea,…B2B là gì trong mô hình này và tại sao lại quan trọng trong chiến lược hợp tác kinh doanh?
>>>Tìm hiểu thêm: Mô hình kinh doanh B2C là gì?
Việc lựa chọn, xây dựng mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đây là điều các nhà quản trị, startup cần hết sức lưu ý khi muốn theo đuổi nghề kinh doanh. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của JobsGO sẽ thực sự hữu ích với ai quan tâm đến vấn đề mô hình kinh doanh là gì nhé.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)