Lắng nghe tích cực và những lợi ích trong chốn công sở

Đánh giá post

Bạn muốn biết lắng nghe tích cực là gì? Kỹ năng này mang lại cho bạn những lợi ích nào? Đọc bài viết để bỏ túi kiến thức bổ ích với chia sẻ tại đây nhé!

Lắng nghe tích cực là gì?

Đây có thể hiểu là khả năng tập trung của một người khi nghe người khác nói chuyện. Nhờ đó mà họ hiểu tường tận về thông tin, nắm được ý nghĩa thông điệp mà người nói muốn truyền tải. Bên cạnh đó họ còn có những phản hồi lại.

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa nghe và lắng nghe với nhau. Vậy, nghe và lắng nghe khác nhau như thế nào? Công thức để lắng nghe tích cực là gì? 

Lắng nghe tích cực là gì?

Nghe mang tính chất thụ động và thường không đọng lại được thông điệp mà người nói muốn truyền tải đến bạn. Nhưng lắng nghe lại hoàn toàn khác, nó là một trong những kỹ năng giao tiếp rất quan trọng. Nó thể hiện sự tôn trọng của người nghe với người truyền đạt. Họ sẽ ghi nhớ lại những thông tin cần thiết mà không cần phải nhắc lại.

Việc lắng nghe này sử dụng các kỹ thuật không lời và bằng lời nói để thể hiện bạn tập trung toàn bộ sự chú ý vào người nói. Ví dụ để các bạn dễ hình dung như sau: Trên giảng đường, nếu lắng nghe tích cực giảng viên nói thì các bạn sẽ rất nhanh hiểu bài mà không cần phải ghi lại. Đồng thời cũng có những phản hồi là những câu hỏi có liên quan đến nội dung học.

👉 Xem thêm: Kỹ năng lắng nghe chủ động – Bí quyết của người giỏi giao tiếp

Lợi ích của việc lắng nghe tích cực tại công sở như thế nào?

Ý nghĩa của việc lắng nghe tích cực trong môi trường công sở như thế nào? Trong công việc, có kỹ thuật này bạn sẽ nhận được lợi ích gì? Cụ thể như sau:

  • Tạo cảm giác thoải mái cho người khác khi nói chuyện với bạn. Nhờ đó mà các bạn sẽ xây dựng được thiện cảm và có những mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
  • Giúp các bạn xây dựng được lòng tin chốn công sở tốt hơn. Các công nghiệp sẽ thích chia sẻ cùng bạn, quản lý sẽ có đánh giá tốt.
  • Giúp bạn có kỹ thuật giải quyết vấn đề cực hay và hiệu quả bởi bạn xác định được chính xác nguyên nhân từ đâu. Nhờ đó mà mọi việc được xử lý một cách nhẹ nhàng nhất.
  • Lắng nghe giúp các bạn nâng cao thêm kiến thức và tầm hiểu biết của bản thân về một lĩnh vực nào đó.
  • Đặc biệt, nó giúp bạn tránh bỏ sót được những thông tin quan trọng mà cấp trên muốn đạt xuống. Nhờ đó công việc luôn hoàn thành xuất sắc và đúng với yêu cầu được giao.

    Lợi ích của việc lắng nghe tích cực tại công sở như thế nào?

Như vậy, trong môi trường công sở, có kỹ năng lắng nghe tích cực rất cần thiết. Nó không chỉ giúp bạn có môi quan hệ tốt với đồng nghiệp mà còn giúp đạt kết quả công việc cao và hiệu quả nhất đấy nhé!

👉 Xem thêm: Nghệ thuật giao tiếp: 15 mẹo đơn giản giúp mọi người yêu quý bạn

7 kỹ năng lắng nghe tích cực mà các bạn cần nắm được

Giáo án kỹ năng lắng nghe tích cực nằm trong chương trình dạy kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống. Để biết cách lắng nghe này, các bạn có thể bỏ túi 7 kỹ năng như sau:

  • Kỹ năng tập trung chú ý: Bạn sẽ để ý từng chi tiết và nội dung được người nói truyền tải. Nó thể hiện sự tôn trọng của bạn với người nói và không hề ngắt lời họ giữa chừng.
  • Kỹ năng không phán xét: Khi thực hành, các bạn nên dừng việc phán xét một vấn đề. Thay vào đó là mở rộng tâm hồn để đón nhận những tư tưởng mới. Đồng thời đưa ra quan điểm của bản thân và xây dựng những ý tưởng hữu ích.
  • Kỹ năng suy ngẫm: Đừng chỉ nghe suông, lắng nghe là để ý và có sự suy ngẫm đến những gì mà người nói truyền đạt. Từ đó các bạn có thể nhận ra được thông điệp hay hiểu được vấn đề mà họ đang đề cập tới.
  • Kỹ năng đặt câu hỏi: Nghe thôi chưa đủ, các bạn còn phải có những phản hồi lại phía người nói. Các bạn cần đặt những câu hỏi có liên quan đến chủ đề mà người phát biểu đang truyền đạt. Điều này sẽ khiến người truyền tin nhận thấy được sự tôn tập trung với câu chuyện mà họ chia sẻ.
  • Kỹ năng tổng kết: Lắng nghe và tổng kết lại những nội dung chính mà người nói truyền đạt.
  • Kỹ năng chia sẻ: Khi lắng nghe để hiểu những gì mà người truyền đạt, các bạn sẽ biến nó thành kiến thức và hiểu biết của mình để chia sẻ đến người khác.
  • Kỹ năng ánh mắt: Cuối cùng trong tổng hợp các kỹ năng để luyện lắng nghe tích cực chính là điểm nhìn và ánh mắt của bạn cần chăm chú về phía người nó. Nó tạo thiện cảm và giúp bạn thấu hiểu hơn với người truyền đạt thông tin.

👉 Xem thêm: 3 ví dụ về kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và bài học rút ra

7 kỹ năng lắng nghe tích cực mà các bạn cần nắm được

Như vậy, bài viết này đã giúp các bạn đọc không chỉ hiểu lắng nghe tích cực là gì? Đặc biệt giúp bạn hiểu lợi ích và biết cách để rèn luyện kỹ năng này cho bản thân.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: