Kiến thức đóng vai trò rất quan trọng đối với con người. Nó tác động đến suy nghĩ, hành động, quyết định đến sự thành công, thất bại của chúng ta. Vậy kiến thức là gì? Để có những thông tin chi tiết về kiến thức, bạn hãy đọc ngay bài chia sẻ dưới đây nhé.
Mục lục
1. Kiến thức là gì? Kiến thức xã hội là gì?
Kiến thức là những thông tin, sự hiểu biết, sự mô tả, kinh nghiệm hoặc kỹ năng mà con người đã tích lũy và học hỏi được thông qua các nguồn khác nhau như trải nghiệm, giáo dục, nghiên cứu, giao tiếp, quan sát,….
Kiến thức là nền tảng để con người có thể hiểu và giải quyết các vấn đề, đưa ra quyết định, hành động một cách hiệu quả trong cuộc sống. Nó là một quá trình liên tục, không bao giờ kết thúc, bởi vì luôn có điều mới để chúng ta học và khám phá.
Kiến thức xã hội là sự hiểu biết về các quan hệ xã hội, các giá trị, tập quán, hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo,… Nó liên quan đến cách thức tổ chức, hoạt động của các nhóm xã hội, tầng lớp, cộng đồng và cách thức các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến lối sống, suy nghĩ của con người.
Kiến thức xã hội cũng bao gồm các nghiên cứu về tâm lý học xã hội, tâm lý học phát triển để hiểu cách con người tương tác với nhau và hình thành các giá trị, thái độ, hành vi xã hội. Những kiến thức này là một phần rất quan trọng của giáo dục, vì nó giúp cho con người hiểu cũng như đối phó với thế giới xã hội một cách có ý thức và tự tin hơn.
Xem thêm: Quản trị tri thức là gì? Quy trình quản trị tri thức trong doanh nghiệp
2. Kiến thức có vai trò như thế nào?
Kiến thức có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Đây là cơ sở để chúng ta có thể hiểu biết thế giới xung quanh, từ đó xây dựng những kiến thức mới, tạo ra những giá trị và đóng góp cho xã hội. Cụ thể vai trò của kiến thức gồm:
- Nhờ kiến thức, con người có thể truyền đạt, chia sẻ những thông tin hữu ích cho mọi người, giúp tăng cường sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
- Kiến thức giúp con người có khả năng tư duy, phân tích và đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc sống.
- Kiến thức giúp con người có thể phát triển nghề nghiệp và tạo ra thu nhập, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
- Có kiến thức, con người sẽ có thể rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, tư duy logic, sáng tạo, giải quyết vấn đề,…
3. Các dạng của kiến thức
Có 2 dạng kiến thức chính là ẩn và hiện. Để hiểu rõ hơn về các loại kiến thức này, các bạn hãy tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây.
3.1 Kiến thức hiện
Kiến thức hiện là tập hợp những thông tin được giải thích, mã hóa dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh, video,… cũng như các nguyên tắc, chương trình máy tính và các chuẩn mực khác.
Những kiến thức này đã được thể hiện ra bên ngoài và có thể dễ dàng chuyển giao cho người khác thông qua hệ thống giáo dục, đào tạo chính thức hoặc các phương tiện khác.
Ví dụ: một bài giảng trên lớp được giáo viên trình bày bằng ngôn ngữ lời và trình chiếu hình ảnh; hoặc một cuốn sách về lịch sử địa phương chứa các thông tin được viết bằng ngôn ngữ văn bản và hình ảnh minh họa,…
3.2 Kiến thức ẩn
Kiến thức ẩn là những kiến thức mà mỗi người đạt được thông qua các trải nghiệm thực tế. Loại kiến thức này thường được lưu trữ ẩn trong từng cá nhân và rất khó để được biểu đạt hoặc truyền tải cho người khác.
Kiến thức ẩn có thể được thể hiện qua niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng và nhiều hình thức khác. Để chia sẻ kiến thức ẩn này, người ta cần phải sử dụng các phương tiện và phương pháp phù hợp để có thể truyền đạt hiệu quả nhất.
Ví dụ: các cầu thủ bóng đá có cách cảm nhận về bóng rất tốt và những kiến thức này ẩn bên trong mỗi người, không thể mã hóa thành văn bản hay chuyển giao cho người khác.
Xem thêm: Đào tạo là gì? Lợi ích & các hình thức đào tạo hiện nay
4. Đơn vị đo lường kiến thức
Mỗi người sẽ có một lượng kiến thức khác nhau và không có đơn vị nào có thể đo lường được lượng kiến thức này. Thay vào đó, người ta thường sử dụng một số phương pháp để đánh giá trình độ của mỗi cá nhân trong phạm vi kiến thức đã được tiếp cận. Chẳng hạn như:
- Trắc nghiệm: Kiểm tra trắc nghiệm là một phương pháp phổ biến để đánh giá mức độ hiểu biết và kiến thức của một người trong một lĩnh vực cụ thể.
- Bài kiểm tra và đánh giá: Đây là phương pháp đánh giá kiến thức bằng cách yêu cầu người tham gia hoàn thành một bài kiểm tra hoặc đánh giá trên một chủ đề cụ thể.
- Phỏng vấn: Phỏng vấn là một phương pháp đánh giá kiến thức bằng cách hỏi người tham gia các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực cần đánh giá.
- Thực hành và giám sát: Đánh giá kiến thức của một người thông qua việc thực hành và giám sát là một phương pháp hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, nghệ thuật,…
Tuy nhiên, điểm số chỉ là một thước đo tạm thời và có thể thay đổi theo thời gian cũng như phạm vi kiến thức của mỗi người. Chính vì vậy, các cách đo lường trên cũng chỉ mang tính chất tương đối.
5. Phân biệt kiến thức và trí tuệ
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa kiến thức với trí tuệ. Tuy vậy, đây lại là 2 thuật ngữ mang 2 ý nghĩa khác nhau. Cụ thể như thế nào, hãy cùng JobsGO tìm hiểu nhé.
Tiêu chí so sánh | Kiến thức | Trí tuệ |
Định nghĩa | Là sự tích lũy thông tin, dữ liệu, mô tả kết hợp với những kỹ năng được đạt được thông qua trải nghiệm và học tập của mỗi người. | Là khả năng sử dụng các kiến thức, kinh nghiệm và ý thức để hiểu và giải quyết các vấn đề phức tạp trong đời sống. |
Sự đúng sai | Giúp bạn nhận biết, phân tích và đánh giá đúng sai của các sự kiện, thông tin và hiện tượng trong thế giới xung quanh. | Giúp bạn đánh giá, phân tích tính hợp lý, đúng đắn của các ý tưởng và suy nghĩ để đưa ra quyết định phù hợp, có lợi trong cuộc sống. |
Cách rèn luyện | Tìm kiếm thông tin và hiểu biết từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả các nguồn học tập và trải nghiệm thực tế. | Sử dụng và áp dụng kiến thức được học để giải quyết các vấn đề và tình huống thực tế. |
Ví dụ | Khoa học, lịch sử, hóa học, vật lý, địa lý, toán học và giáo dục công dân,… đều là kiến thức. | Khi một người học ngôn ngữ mới, họ cần phải sử dụng trí tuệ để hiểu và ghi nhớ từ vựng, ngữ pháp và cách phát âm. |
6. Làm sao để bổ sung kiến thức mỗi ngày?
Việc bổ sung, tích lũy kiến thức mỗi ngày là điều rất cần thiết, giúp chúng ta có thể phát triển và đạt được thành công trong công việc, cuộc sống. Vậy làm sao để thực hiện được điều đó? Tham khảo ngay một số bí quyết dưới đây nhé.
6.1 Đọc sách
Đọc sách là một trong những cách hiệu quả để tích lũy kiến thức. Những cuốn sách chứa đựng nhiều thông tin hữu ích và kiến thức bổ ích về các lĩnh vực khác nhau. Bằng cách đọc sách, bạn có thể tìm hiểu thêm về các chủ đề mà mình quan tâm, mở rộng kiến thức và trang bị cho bản thân những kỹ năng mới.
Ví dụ, nếu bạn muốn học về kinh tế, bạn có thể đọc những cuốn sách về kinh tế để hiểu rõ hơn về cơ bản và các khái niệm trong lĩnh vực này. Nếu bạn muốn tìm hiểu về lịch sử, bạn có thể đọc những cuốn sách lịch sử để biết thêm về sự kiện và nhân vật quan trọng trong quá khứ.
Xem thêm: Top 5 cuốn sách hay về tư duy phản biện bạn không nên bỏ qua!
6.2 Xem video truyền cảm hứng
Xem video truyền cảm hứng cũng có thể giúp tích lũy kiến thức cho bạn. Các video này thường giới thiệu ý tưởng mới, kinh nghiệm của những người thành công trong cuộc sống hoặc bài giảng của các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó, bạn có thể học hỏi được nhiều kiến thức mới và áp dụng chúng vào cuộc sống của mình.
Đặc biệt, việc xem video có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và đôi khi còn giúp bạn hiểu rõ hơn vì có thể xem lại video nếu cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn các video phù hợp và đảm bảo nguồn thông tin chính xác để đạt hiệu quả cao nhất.
6.3 Học các khóa online
Tham gia khóa online có thể giúp bạn tích lũy kiến thức từ các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhờ vào Internet và các nền tảng học trực tuyến, bạn có thể dễ dàng truy cập vào những khóa học từ các trường đại học hàng đầu, các chuyên gia và diễn giả nổi tiếng trên khắp thế giới.
Bạn có thể chọn các khóa học phù hợp với mục tiêu học tập và quyết định học tập theo tốc độ của mình. Hơn nữa, việc học trực tuyến còn giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển đến các trường học truyền thống.
Xem thêm: 40 trang học online dạy bạn mọi thứ trên đời
6.4 Quan sát, đặt câu hỏi thường xuyên
Khi quan sát, bạn sẽ tập trung vào các chi tiết và thông tin quan trọng để lưu lại trong đầu. Sau đó, bạn có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về những điều mình quan sát được và mở rộng kiến thức của mình.
Việc đặt câu hỏi cũng giúp bạn suy nghĩ sâu hơn về vấn đề và kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của mình. Tóm lại, việc quan sát, đặt câu hỏi thường xuyên là một phương pháp hữu ích để tích lũy kiến thức và nâng cao trí tuệ.
6.5 Học kết hợp thực hành
Thông thường, khi học lý thuyết, chúng ta chỉ có thể hiểu được một phần kiến thức. Bằng cách thực hành, bạn có thể áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế và trải nghiệm trực tiếp những kết quả đạt được. Điều này giúp bạn nâng cao kỹ năng, tích lũy thêm kiến thức mới một cách hiệu quả hơn.
Ví dụ, khi học kỹ năng lập trình, việc thực hành, làm các bài tập sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về các ngôn ngữ lập trình và có thể áp dụng vào các dự án thực tế.
Xem thêm: Top 10 phương pháp học tập hiệu quả cho mọi lứa tuổi
6.6 Chơi các trò trí tuệ
Chơi các trò trí tuệ như xếp hình, sudoku, chơi cờ tướng, cờ vua, giải các câu đố, trò chơi tìm kiếm,… sẽ giúp tăng cường khả năng tư duy logic, sáng tạo, giải quyết vấn đề và giúp bạn tích lũy kiến thức một cách hiệu quả.
Những trò chơi này đòi hỏi người chơi phải suy nghĩ và tìm ra các giải pháp thích hợp. Từ đó, giúp bạn cải thiện trí nhớ, khả năng quan sát, tập trung và tăng cường sự tự tin khi đối mặt với những thử thách mới.
Với những chia sẻ trên, JobsGO hy vọng rằng bạn đọc đã hiểu “kiến thức là gì?” cùng cách để tích lũy kiến thức mỗi ngày. Chúc các bạn sẽ thành công trên con đường chinh phục kiến thức, đạt được những điều mình mong muốn trong sự nghiệp và cuộc sống.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)