Học Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Ra Làm G? Tương Lai Rộng Mở Trong Thế Giới Công Nghệ

Đánh giá post

Học hệ thống thông tin quản lý ra làm gì? Đây là câu hỏi được nhiều sinh viên và phụ huynh quan tâm trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Ngành học này mang đến cơ hội cho những ai đam mê công nghệ và mong muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thông tin. Cùng JobsGo tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

1. Ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Là Gì?

Hệ thống thông tin quản lý (MIS – Management Information Systems) là hệ thống tích hợp các yếu tố con người, các thủ tục, các cơ sở dữ liệu và các thiết bị được sử dụng để cung cấp những thông tin có ích cho các nhà quản lý và hỗ trợ ra quyết định trong tổ chức.

Ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Là Gì?

Nhiều người cho rằng MIS giống với ngành hệ thống thông tin (IS – Information Systems) hay công nghệ thông tin (IT – Information Technology), nhưng không phải như vậy. Thực tế, MIS tập trung vào ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ hoạt động quản lý và ra quyết định cho doanh nghiệp. Còn IS là lĩnh vực rộng hơn bao hàm cả MIS và IT. IS tập trung vào khía cạnh kỹ thuật của hệ thống thông tin, đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru và đáp ứng nhu cầu sử dụng.

2. Mục Tiêu Đào Tạo Ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý

Sinh viên ngành hệ thống thông tin quản lý được trang bị những kiến thức chuyên môn vững vàng và kỹ năng cần thiết để thiết kế, triển khai và quản lý các hệ thống thông tin ở doanh nghiệp. Sinh viên sẽ được học về các nguyên lý quản lý, các công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu, cũng như các hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Ngoài ra, sinh viên còn được phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng:

  • Ứng dụng mô hình toán học vào quản lý
  • Xây dựng và triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp
  • Thực hiện khai phá và bảo mật dữ liệu
  • Quản trị rủi ro và hỗ trợ ra quyết định
  • Phân tích thống kê và dự báo
  • Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm trong môi trường công nghệ.

Với nền tảng kiến thức vững chắc và kỹ năng đa dạng, sinh viên tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin quản lý có thể đảm nhận nhiều vai trò quan trọng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong kỷ nguyên số.

3. Ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Học Những Gì?

Khi theo học ngành này, sinh viên được cung cấp một chương trình học phong phú và đa dạng, bao gồm cả lý thuyết và thực hành. Dưới đây là một số môn học tiêu biểu mà sinh viên ngành này sẽ được học:

  • Cơ sở dữ liệu: Học cách thiết kế, triển khai và quản lý các cơ sở dữ liệu để lưu trữ và truy xuất thông tin hiệu quả.
  • Phân tích và thiết kế hệ thống: Nghiên cứu các phương pháp phân tích yêu cầu và thiết kế hệ thống thông tin phù hợp với nhu cầu của tổ chức.
  • Quản trị dự án công nghệ thông tin: Lập kế hoạch, tổ chức, thực thi và kiểm soát các dự án phát triển phần mềm, hệ thống thông tin và các giải pháp công nghệ khác nhằm đảm bảo dự án được hoàn thành đúng tiến độ, ngân sách và chất lượng yêu cầu, đáp ứng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Hệ thống thông tin doanh nghiệp: Tìm hiểu về các hệ thống ERP và cách sử dụng hệ thống để hỗ trợ quản lý trong các quy trình kinh doanh.
  • An toàn hệ thống thông tin: Nghiên cứu bảo vệ hệ thống thông tin, dữ liệu và tài nguyên mạng khỏi các truy cập trái phép, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại.

Ngoài ra, sinh viên còn được học các môn liên quan đến kinh doanh và quản lý như quản trị kinh doanh, marketing và quản lý nguồn nhân lực để hiểu rõ hơn bối cảnh ứng dụng của ngành này trong doanh nghiệp.

4. Ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Thi Khối Nào?

Ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Thi Khối Nào?

Ngành Hệ thống thông tin quản lý thường tuyển sinh các khối sau:

  • Khối A00: Toán, Lý, Hóa
  • Khối A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
  • Khối D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
  • Khối D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh

Một số trường còn xét tuyển thêm các tổ hợp khác như A02 (Toán, Lý, Sinh) hay D10 (Toán, Địa, Tiếng Anh). Thí sinh nên kiểm tra kỹ thông tin tuyển sinh của từng trường để chọn khối thi phù hợp với năng lực của mình.

5. Ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Học Trường Nào? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?

MIS được đào tạo tại nhiều trường đại học và cao đẳng trên cả nước. Dưới đây là điểm chuẩn của một số trường đại học có uy tín đào tạo ngành hệ thống thông tin quản lý trong năm 2023:

Trường đại học Điểm chuẩn năm 2023
Đại học Kinh tế Quốc dân 36,15
Đại học Kinh tế Luật – ĐHQG Hà Nội 27,06
Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội 26,95
Đại học Kinh tế TP. HCM 26,12
Đại học Công nghệ – ĐHQG TP.HCM 26,1
Học viện Tài chính 25,94
Đại học Tài Chính – Marketing 24,4
Đại học Công nghiệp Hà Nội 24,31
Đại học Thăng Long 23,29

6. Ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Có Được Ưa Chuộng?

Trong thời đại số hóa ngày nay, hệ thống thông tin quản lý ngày càng được ưa chuộng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và nhu cầu quản lý dữ liệu ngày càng tăng trong các doanh nghiệp. Vì lẽ đó, những năm gần đây, các trường đại học tổ chức mở thêm ngành đào tạo này do đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp công nghệ, lượng thí sinh đăng ký tăng dần qua các năm khiến điểm chuẩn tăng vọt.

Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, các kỹ năng liên quan đến công nghệ thông tin và quản lý dữ liệu nằm trong số những kỹ năng quan trọng nhất cho lực lượng lao động tương lai, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số dự kiến sẽ tăng 20% mỗi năm trong giai đoạn 2020-2025. Trong đó, chuyên gia về lĩnh vực MIS là một trong những vị trí được săn đón nhất. Vậy, trả lời băn khoăn cho học CNTT ra làm gì? thì lĩnh vực MIS là một trong những hướng đi hấp dẫn cho các sinh viên CNTT, với nhiều cơ hội nghề nghiệp đầy tiềm năng

7. Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý

Ngành hệ thống thông tin quản lý đòi hỏi người học bên cạnh kiến thức về chuyên môn còn cần phải có những tố chất đặc thù để thành công trong lĩnh vực này. Những tố chất này không chỉ giúp các bạn vượt qua thách thức trong quá trình học tập mà còn là nền tảng vững chắc cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai:

7.1 Có Tư Duy Logic Và Khả Năng Phân Tích Dữ Liệu

Trong thời đại big data, việc có thể phân loại và rút ra những thông tin có giá trị từ khối lượng dữ liệu khổng lồ là kỹ năng vô cùng quan trọng. Phân tích dữ liệu không những khiến sinh viên nhận diện các xu hướng, mô hình mà nhận ra vấn đề tiềm ẩn từ khối lượng dữ liệu lớn, hỗ trợ cho việc ra quyết định chiến lược của doanh nghiệp.

Ví dụ, khi phân tích hiệu quả của một chiến dịch marketing, sinh viên cần có khả năng xử lý và diễn giải các số liệu về tỷ lệ chuyển đổi, chi phí thu hút khách hàng để đưa ra những đề xuất cải thiện chiến lược.

7.2 Khả Năng Đổi Mới Và Sáng Tạo

Khả năng đổi mới và sáng tạo là yếu tố quan trọng giúp sinh viên vượt qua các thách thức và tạo ra các giải pháp công nghệ tiên tiến. Trong môi trường công nghệ liên tục thay đổi, sinh viên cần có tinh thần đổi mới để cập nhật những xu hướng mới nhất để áp dụng chúng vào thực tiễn. Sự sáng tạo giúp bạn phát triển các ý tưởng độc đáo để tối ưu hóa quy trình cũng như nâng cao hiệu suất làm việc. Những ý tưởng sáng tạo này có thể biến thành các dự án khởi nghiệp hoặc cải tiến quy trình hiện tại của doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào sự phát triển của tổ chức.

7.3 Khả Năng Thích Ứng Công Nghệ Nhanh Chóng

Sinh viên có khả năng này sẽ dễ dàng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau và đáp ứng tốt yêu cầu của các dự án công nghệ đa dạng. Điều này không chỉ giúp bạn tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.

Ví dụ, khi Blockchain trở thành xu hướng, những người làm trong lĩnh vực hệ thống thông tin quản lý cần nhanh chóng nắm bắt cách thức hoạt động cũng như tiềm năng ứng dụng của công nghệ này trong quản lý chuỗi cung ứng hay bảo mật dữ liệu.

7.4 Tinh Thần Cầu Thị Và Ham Học Hỏi

Ngoài ra, khả năng tự học thêm ngoài trường lớp, bắt kịp xu hướng sử dụng công cụ mới giúp mang lại hiệu suất cao trong học tập và làm việc. Lĩnh vực này đòi hỏi sự học tập liên tục, không chỉ trong suốt quá trình đào tạo đại học mà còn trong cả sự nghiệp sau này. Tinh thần ham học hỏi giúp chúng ta duy trì sự nhiệt huyết với công việc, luôn tìm tòi những cách thức mới để công việc cải thiện hiệu quả.

7.5 Kỹ Năng Giao Tiếp Và Làm Việc Nhóm

Truyền đạt được suy nghĩ và ý tưởng rõ ràng khiến nội bộ và các bên liên quan hiểu nhau hơn, tránh xảy ra xung đột không đáng có. Tập thể đoàn kết sẽ có một sức mạnh khủng khiếp. Khả năng lắng nghe, thấu hiểu nhu cầu của người dùng rồi chuyển hóa những yêu cầu đó thành giải pháp kỹ thuật là một kỹ năng quan trọng.

8. Học Ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Ra Làm Gì?

Ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Ra Làm Gì?

Dưới đây là một số nghề nghiệp phổ biến để trả lời học quản trị hệ thống thông tin ra làm gì? cho sinh viên sau khi tốt nghiệp:

8.1 Chuyên Viên Phân Tích Dữ Liệu

Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst) chịu trách nhiệm thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu để đưa ra các báo cáo và dự đoán hữu ích cho doanh nghiệp. Công việc này đòi hỏi kiến thức sâu rộng về thống kê, các công cụ phân tích dữ liệu như SQL, Python, R và các phần mềm trực quan hóa dữ liệu như Tableau, Power BI.

8.2 Chuyên Viên Phân Tích Kinh Doanh

Chuyên viên phân tích kinh doanh (Business Analyst) đóng vai trò cầu nối giữa công nghệ thông tin và các bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp. Sinh viên ra trường sẽ thực hiện phân tích quy trình kinh doanh, xác định nhu cầu và đề xuất giải pháp công nghệ để cải thiện hiệu quả hoạt động.

8.3 Quản Lý Dự Án

Quản lý dự án công nghệ thông tin (IT Project Manager) sẽ lập kế hoạch, tổ chức và giám sát cả quá trình cho đến khi dự án hoàn thành để đảm bảo rằng các dự án công nghệ thực thi được triển khai đúng tiến độ, nằm trong mức ngân sách và đạt được các kế hoạch mục tiêu đề ra.

8.4 Tư Vấn Viên Chuyển Đổi Số

Tư vấn viên chuyển đổi số là một trong những vị trí “hot” nhất hiện nay. Vị trí này giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược và lộ trình chuyển đổi số, đồng thời hỗ trợ triển khai các giải pháp công nghệ tiên tiến từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động và tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty.

8.5 Giảng Dạy Và Nghiên Cứu

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tập trung đáp ứng những tiêu chí của giảng viên đại học để có thể giảng dạy, nghiên cứu về ứng dụng trong quản trị hệ thống hoặc mở các lớp học nghiệp vụ phân tích cho các đối tượng có nhu cầu. Đối với những ai muốn tìm hiểu về phát triển ứng dụng di động, câu hỏi React Native là gì cũng thường được đặt ra, vì đây là một framework phổ biến trong lập trình đa nền tảng, đặc biệt phù hợp với các hệ thống quản trị có yêu cầu ứng dụng di động.

8.6 Chuyên Viên Tư Vấn Erp

Chuyên viên tư vấn ERP làm việc với các doanh nghiệp để triển khai và quản lý hệ thống ERP, giúp tối ưu hóa các quy trình kinh doanh và quản lý tài nguyên. Chuyên viên sẽ phân tích quy trình kinh doanh, cấu hình hệ thống và đào tạo người dùng.

8.7 Chuyên Viên Digital Marketing

Với nền tảng về MIS, sinh viên có một lợi thế đặc biệt trong thời đại số hóa hiện nay. Bạn không chỉ nắm vững các chiến lược marketing truyền thống mà còn có khả năng phân tích dữ liệu chuyên sâu để tối ưu hóa chiến dịch. Bạn có thể dễ dàng sử dụng các công cụ phân tích web như Google Analytics, Facebook Insights, các nền tảng quảng cáo,… Ở vị trí này, chuyên viên có thể áp dụng các kỹ thuật học máy và AI vào việc tối ưu hóa chiến lược tiếp thị, dự đoán xu hướng thị trường nhằm tự động hóa các quy trình marketing, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

8.8 Quản Lý Cơ Sở Dữ Liệu

Quản lý cơ sở dữ liệu đảm bảo việc lưu trữ, bảo mật và truy xuất dữ liệu hiệu quả cho doanh nghiệp. Bạn sẽ thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu, tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Trong một thế giới nơi dữ liệu được xem là “dầu mỏ mới”, quản lý cơ sở dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác giá trị từ tài sản quý giá này của doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin chi tiết về ngành hệ thống thông tin quản lý, ắt hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “học hệ thống thông tin quản lý ra làm gì?”. Qua đó, JobsGO hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về ngành học này và đưa ra quyết định đúng đắn cho tương lai của mình.

Câu hỏi thường gặp

1. Mức Lương Của Ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý?

Mức lương còn phụ thuộc vào vị trí, cấp bậc, kinh nghiệm làm việc. Nhìn chung, mức lương của ngành hệ thống thông tin quản lý trong khoảng 8-14 triệu/tháng dành cho kinh nghiệm hơn 1 năm. Mức lương tối đa có thể lên tới hơn 60 triệu /tháng.

2. Có Thể Làm Freelancer Với Ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Không?

Nếu kiến thức chuyên môn chưa vững, hãy ưu tiên đi thực tập trước vì đó mới là nơi giúp bạn phát triển nhanh nhất ở giai đoạn chập chững vào nghề. Khi đã có kinh nghiệm và kiến thức, sinh viên có thể nhận làm freelancer với các việc làm JobsGO đã gợi ý ở trên.

3. Học Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Có Khó Không?

Sinh viên khi học MIS có thể được coi là đa nhiệm khi vừa học kiến thức về công nghệ, vừa học kiến thức về kinh tế và quản lý. Điều này đôi khi đòi hỏi tố chất sẵn có. Tuy nhiên, nếu bạn yêu thích về công nghệ và xác định theo đuổi cùng với khả năng tự học cao, quá trình học sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: