Khoảng 3 năm trở lại đây số lượng các ca bùng phỏng vấn/bùng offer của mình khá ít, nhưng cứ dính ca nào thì ối giồi ôi ca đấy. Có lần có chị ứng viên Trưởng nhóm C&B khiến một hội đồng gồm sếp Dũng, mình và Thoan ngồi chờ 30p đồng hồ, gọi cháy máy không được dù đã là vòng cuối. Nói chung các ca như vậy dù là hãn hữu nhưng cũng rất ảnh hưởng đến tâm thế, tinh thần làm việc của người làm tuyển dụng. Vậy từ góc độ khách quan, làm sao để chúng ta kiểm soát, hạn chế đến thấp nhất có thể?
Mình share với các bạn bảng “16 nhu cầu của ứng viên” dưới đây, clà những thứ mà ứng viên yêu cầu đối với công việc và đối với dịch vụ tuyển dụng. Từ bảng yêu cầu này, chúng ta hãy soi chiếu lại quá trình triển khai tuyển dụng để đặt câu hỏi xem mình đã làm thỏa mãn nhu cầu với ứng viên chưa? Ví dụ:
- Ứng viên đã biết các thông tin và có sự tin tưởng đối với công ty chưa? Thông tin công ty trên internet có rõ ràng không, được feedback/review thế nào, cuộc gọi của nhà tuyển dụng có khiến ứng viên có cảm tình và thấy rằng đây là người mình có thể tiếp tục trao đổi hay không?
- Ứng viên đã nắm được công việc này là làm gì chưa và dựa trên các thông tin nhà tuyển dụng cung cấp họ có xác định được rằng mình có khả năng làm các công việc này hay không?
- Họ có được các thông tin rõ ràng về quyền lợi hay không và quyền lợi đó đối với họ là phù hợp chưa
- Nhà tuyển dụng take care ứng viên tận tình chưa: có tin nhắn/cuộc gọi nhắc phỏng vấn vào đầu ngày không? Nếu địa chỉ công ty khó tìm quá thì trong email có đính kèm bản đồ chỉ đường chưa? Ứng viên đến có được mời miếng nước không? Buổi phỏng vấn ở chỗ riêng biệt hay chung với không gian làm việc?
Bất cứ một hành vi nhỏ nào cũng có thể ảnh hưởng tới cục diện phỏng vấn được, và như thế có nghĩa là nhà tuyển dụng cũng phải không ngừng xem xét, tối ưu phương pháp, thấu hiểu ứng viên, và chính vì như thế nên tuyển dụng rất khó, làm mãi làm mãi không thấy mình giỏi đó các bạn.
Tác giả: Thai Ha Nguyen
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)