Design pattern là thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực IT – lập trình. Vậy hiểu cụ thể design pattern là gì? Công dụng của nó như thế nào? Tại sao nên dùng design pattern? Cùng JobsGO tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây bạn nhé!
Mục lục
1. Hiểu đúng design pattern là gì?
Design pattern là gì? Design pattern được hiểu là một trong những giải pháp tổng thể tối ưu hoá, tái sử dụng cho nhiều vấn đề thiết kế hàng ngày.
Một khái niệm liên quan trong thiết kế đồ họa là “design graphic là gì“, tức là việc tạo ra các hình ảnh, biểu tượng, và giao diện người dùng nhằm truyền tải thông điệp hiệu quả. Việc kết hợp design pattern trong lập trình và thiết kế đồ họa mang lại những sản phẩm hoàn chỉnh, dễ sử dụng và trực quan.
Đây không phải là thiết kế hoàn chỉnh để chuyển đổi trực tiếp thành mã. Đơn giản nó chỉ là mô tả hoặc sườn mô tả cách giải quyết vấn đề, có thể sẽ được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau.
Design pattern giúp thiết kế của người dùng linh hoạt hơn, dễ thay đổi và bảo trì hơn trong nhiều tình huống khác nhau. Trong lĩnh vực marketing design và graphic design, các design pattern có thể giúp các nhà thiết kế phát triển sản phẩm một cách hiệu quả và nhất quán. Chúng tạo ra những cấu trúc thiết kế dễ tái sử dụng và tối ưu hóa quá trình sáng tạo, đồng thời giữ vững sự thống nhất trong nhận diện thương hiệu. Sử dụng design pattern giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng thiết kế.
👉 Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin là gì? Cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin như thế nào?
2. Những lý do coder nên dùng design pattern là gì?
Hiện nay, design pattern còn hỗ trợ cho lập trình viên trong các hoạt động sau:
2.1 Đẩy nhanh tốc độ phát triển phần mềm
Trong quá trình phát triển ứng dụng, việc dùng design pattern sẽ cho phép các lập trình viên có công cụ để giải quyết vấn đề liên quan đến thiết kế phần mềm. Ngay cả khi không gặp khó khăn, việc nắm vững design pattern cũng rất hữu ích, giúp các bạn thấy được cách xử lý công việc dựa trên các nguyên tắc thiết kế hướng đối tượng. Điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển phần mềm hơn.
👉 Xem thêm: Phát triển phần mềm là công việc như thế nào?
2.2 Tái sử dụng code hiệu quả
Về phía dự án phần mềm, design pattern giúp cho các lập trình viên có thể dễ dàng tái sử dụng, mở rộng code với các giải pháp tối ưu. Do đó, khi gặp vấn đề trong quá trình làm việc, bạn có thể xem design pattern là kim chỉ nam, giúp mình xử lý các vấn đề thay vì tự đi tìm giải pháp.
👉 Xem thêm: Kỹ thuật phần mềm là gì?
2.3 Hạn chế rủi ro tiềm ẩn, dễ dàng nâng cấp phần mềm
Design pattern cũng giúp cho các lập trình viên có thể tránh những vấn đề tiềm ẩn có thể gây ra lỗi lớn. Cùng với đó, dự án sẽ được nâng cấp, bảo trì tốt hơn trong tương lai.
2.4 Code rõ ràng, làm việc nhóm hiệu quả hơn
Ngoài những lợi ích trên, design pattern còn được xem là ngôn ngữ chung mà các bạn costheer dùng để giao tiếp hiệu quả giữa các thành viên trong nhóm.
Chẳng hạn như chỉ cần nêu tên một design pattern, tất cả mọi người đều dễ dàng hình dung được cấu trúc, ý tưởng đằng sau và ứng dụng nó. Design pattern góp phần tối ưu thời gian phát triển ý tưởng bởi nó hạn chế thời gian giải thích. Qua đó, quá trình làm việc nhóm sẽ được hiệu quả hơn.
👉 Xem thêm: Kỹ sư phần mềm là gì?
3. Thời điểm nên sử dụng design pattern
Những ưu điểm vượt trội của design pattern chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã rõ. Thế nhưng có phải lúc nào cũng sử dụng design pattern được hay không? Hay nó còn có bất cập, hạn chế nào?
Design pattern nổi tiếng là trừu tượng, nếu bạn là người mới, bắt đầu công việc từ số 0 thì sẽ dễ dàng nhận ra cần có mẫu thiết kế. Tuy nhiên điều đó lại hoàn toàn ngược lại với người có kinh nghiệm code.
Nếu bạn sử dụng design pattern sẽ có khả năng phải đối mặt với performance của product (code chạy chậm, kém hiệu quả). Lúc này bạn cần đảm bảo mình hiểu được mã nguồn, cách thức làm việc trước khi áp dụng nó.
Hầu hết hiện nay chúng ta đều áp dụng design pattern java vào việc lập trình. Trong trường hợp bạn thường xuyên phải tải hay cài đặt thư viện, module, packages thì đây chính là thời điểm có thể thực thi design pattern vào hệ thống.
Thực tế, tất cả các framework cho ứng dụng web như Laravel, Codeigniter,… đều có sử dụng những kiến trúc design pattern có sẵn và mỗi framework sẽ có những kiểu design pattern riêng.
👉 Xem thêm: Mô tả công việc Lập trình iOS
4. Bạn cần có gì để học được design pattern?
Có lẽ đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn lập trình viên mới mong muốn được giải đáp. Bởi nó quyết định khá nhiều đến sự thành công của bạn.
Để học được design pattern bạn cần:
- Nó sử dụng trên nền tảng lập trình hướng đối tượng, chính vì thế mà sẽ áp dụng 4 đặc tính của OOP như: Kế thừa, trừu tượng, đa hình, bao đóng.
- Bạn cần phải học, phải hiểu, phải áp dụng được 2 khái niệm interface và abstract.
- Cần phải có lối tư duy theo OOP, bỏ tư duy theo lối cấu trúc.
5. Phân loại design pattern
Nếu muốn hiểu rõ hơn về design pattern thì bạn cần phải nắm rõ phân loại. Hiện nay design pattern đang được chia thành 3 loại chính và có tổng cộng là 32 design. Cụ thể như sau:
5.1 Creational Patterns – Nhóm khởi tạo
Nhóm này hỗ trợ người dùng nhiều trong vấn đề khởi tạo đối tượng mà bạn khó phát hiện ra. Đặc biệt nó cũng không dùng từ khóa new thông dụng.
- Abstract Factory
- Builder
- Factory Method
- Multiton
- Pool
- Prototype
- Simple Factory
- Singleton
- Static Factory
5.2 Structural Patterns – Nhóm cấu trúc
Nhóm cấu trúc có chức năng thiết lập và định nghĩa mối quan hệ giữa các đối tượng.
- Adapter/ Wrapper
- Bridge
- Composite
- Data Mapper
- Decorator
- Dependency Injection
- Facade
- Fluent Interface
- Flyweight
- Registry
- Proxy
5.3 Behavioral Patterns – Nhóm ứng xử
Với nhóm này, nó sẽ giúp bạn tập trung hoàn toàn để thực hiện hành vi của đối tượng.
- Chain Of Responsibilities
- Command
- Iterator
- Mediator
- Memento
- Null Object
- Observer
- Specification
- State
- Strategy
- Template Method
Hiện nay đã xuất hiện thêm 4 mẫu design nữa đó là: Delegation, Service Locator, Repository, Entity-Attribute-Value.
5.4 Tài liệu hỗ trợ học design pattern
Bạn là lập trình viên? Bạn muốn học design pattern để làm việc hiệu quả hơn? Vậy thì hãy tham khảo ngay một số tài liệu được JobsGO chia sẻ dưới đây nhé!
- Design Pattern – Elements of Reusable Object-Oriented Software: cuốn sách đầu tiên viết về design pattern. Mặc dù cách trình bày của cuốn sách khá khô cứng nhưng bạn đừng nên bỏ qua.
- Head First Design Patterns: cuốn sách này được cải biên dựa trên cuốn sách đầu tiên. Nó giúp độc giả tiếp cận kiến thức, thông tin một cách dễ dàng hơn. Đây là tài liệu được đánh giá khá dễ hiểu với người bắt đầu.
- Design Patterns For Dummies: cuốn sách này được xuất bản bởi tác giả Steven Holzner. Nó cung cấp đến cho độc giả thông tin so sánh các mẫu thiết kế với nhau. Cuốn sách cũng rất thích hợp với những người mới học design pattern.
Có thể thấy design pattern là kỹ thuật được nhiều lập trình viên sử dụng trong việc phát triển phần mềm. Nó xuất hiện nhiều đến nỗi có thể bạn đã dùng hoặc từng gặp nhưng chỉ là không nhận ra.
Trên thực tế, việc nắm rõ Design pattern là tương đối khó và cần thời gian dài bởi pattern tương đối giống nhau. Với bài viết này, JobsGO mong rằng đã giúp bạn hiểu design pattern là gì? Và bạn cũng đừng quên truy cập vào jobsgo.vn thường xuyên để cập nhật bài viết mới về ngành CNTT nhé.
👉 Xem thêm: Hệ thống thông tin là gì? Cơ hội việc làm ngành Hệ thống thông tin
Câu hỏi thường gặp
1. Làm Thế Nào Để Lựa Chọn Design Pattern Phù Hợp Cho Vấn Đề Của Bạn?
Để lựa chọn được design pattern phù hợp cho vấn đề của mình, bạn có thể áp dụng những bước sau:
- Xác định vấn đề
- Tìm hiểu những mục tiêu và yêu cầu của hệ thống
- Nghiên cứu các design pattern phù hợp
- Đánh giá ưu nhược điểm của từng design pattern
- Lựa chọn design pattern phù hợp nhất
- Áp dụng và đánh giá
2. Liệu Design Pattern Có Thể Áp Dụng Được Cho Tất Cả Các Ngôn Ngữ Lập Trình?
Đa số các Design Pattern có thể áp dụng được cho hầu hết các ngôn ngữ lập trình hiện đại, đặc biệt là những ngôn ngữ hướng đối tượng. Tuy nhiên, có một số hạn chế và khác biệt nhất định khi áp dụng các Design Pattern trên các ngôn ngữ khác nhau.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)