Có sếp hay nói đạo lý là trải nghiệm như thế nào?

Đánh giá post

sếp hay nói đạo lý là trải nghiệm thế nào? Trong bài viết này JobsGO sẽ tổng hợp lại ý kiến của “cư dân mạng” và đưa ra quan điểm về vấn đề chưa bao giờ hết “hot” này. 

Cảm giác khi có một vị sếp “thích nói đạo lý”?

Cảm giác khi có một vị sếp “thích nói đạo lý”?

Có rất nhiều câu chuyện thú vị khi đi làm trong công ty có vị sếp thích giảng dạy, nói đạo lý. Dưới đây là câu chuyện của những tấm chiếu “từng trải”:

Sếp thích nói đạo lý về thánh nhân này, người nổi tiếng kia…
Những tấm chiếu đã trải chia sẻ về câu chuyện này
Những câu chuyện dở khóc dở cười về sếp nói đạo lý

Muôn vàn câu chuyện dở khóc dở cười khi bạn làm việc tại công ty có vị sếp khó tính, nhiều giáo điều có thể kể đến như “ Sếp bắt nhân viên chủ nhất đến công ty đột xuất. Em vẫn đi vì chủ yếu muốn phát triển bản thân để phục vụ công việc. Nhưng sự thật khác xa mong đợi. Em không học hỏi đường gì mà còn phải nghe lời giáo huấn tiêu cực từ sếp” – lời chia sẻ từ một bạn trẻ về vấn đề này. 

Cảm giác chung của nhân viên khi có người sếp “thích nói đạo lý” là rất khó chịu, tiêu cực và mất động lực làm việc. Nhiều nhân viên quyết định nghỉ việc, tìm một môi trường tốt hơn để có nhiều cơ hội phát triển năng lực. 

👉 Xem thêm: Quản lý nhân viên lớn tuổi? Mẹo lãnh đạo dành cho “sếp trẻ”

Biểu hiện của một vị sếp hay nói đạo lý

Sếp hay giảng dạy về những triết lý sống cao siêu, bắt nhân viên phải làm theo thế này thế kia nhưng khi lại kỳ kèo từng đồng một khi gặp đối tác. Bên cạnh đó, sếp còn đưa ra những yêu cầu vô lý như: 

Sếp hay nói đạo lý về việc tăng ca của nhân viên

Sếp hay nói đạo lý về việc tăng ca của nhân viên

Có một vài vị sếp vô lý khi ngày nghỉ cuối tuần thông báo nhân viên bắt buộc phải đến công ty để làm việc mà không có kế hoạch trước. Sếp lấy lý do là đến công ty để đào tạo nhân viên kiến thức mới nhưng thực chất không phải vậy. Nhân viên tới nơi thì bắt buộc phải tăng ca, tham gia cuộc họp,… Những “cái cớ” này nghe thì có vẻ khá “lọt tai”, thế nhưng suy cho cùng, tất cả chỉ là những lời nói đạo lý có lợi cho sếp, cho công ty, còn nhân viên thì không được hưởng gì.

Sếp hay nói đạo lý về việc chậm lương nhân viên

Sếp ngoài mặt thích nói đạo lý, yêu cầu nhân viên phải hết mình vì công ty, làm việc vì đam mê chứ không phải vì lương. Sếp yêu cầu nhân viên phải thông cảm với công ty khi chậm lương kèm theo những lý do thiếu thuyết phục như là công ty gặp khó khăn, không có doanh thu,… Thực tế, nhân viên có thể thông cảm cho sự khó khăn, chậm trễ 1 – 2 lần, nhưng đến lần thứ 3, thứ 4 thì chắc chắn đây là sự cố tình.

Chung quy lại, người sếp này chỉ muốn bóc lột, muốn nhân viên làm không công cho mình mà không quan tâm đến cuộc sống của họ.

👉 Xem thêm: Làm gì khi sếp không thích mình?

Sếp hay nói đạo lý về việc chậm lương nhân viên

Sếp nói đạo lý về cơ hội phát triển của nhân viên

Sếp đưa ra ý kiến rằng nhân viên phải chịu khó, chịu khổ, cứ làm chăm chỉ là sẽ được thăng tiến. Nhiều nhân viên “ngây thơ” nghe theo, làm việc ngày đêm, thậm chí khối lượng công việc gấp nhiều lần so với ban đầu mà mức lương vẫn vậy. Sếp hay nói nhân viên phải cống hiến, phải nhiệt huyết, phải chăm đọc sách thì mới phát triển nhưng bản thân sếp và công ty lại có những chính sách chỉ biết tạo áp lực. Đây thực tế là sự bóc lột chứ không phải tạo cơ hội cho nhân viên phát triển, đi lên trên con đường sự nghiệp.

Có sếp hay nói đạo lý là trải nghiệm thế nào? Chắc hẳn đây là cảm giác rất khó chịu đối với nhân viên phải không? Từ những câu chuyện vô lý của sếp khiến nhân viên chịu rắc rối, rơi vào căng thẳng, mệt mỏi. 

Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào? Bạn đừng ngần ngại chia sẻ ý kiến và câu chuyện của bản thân qua trang JobsGO Hỏi&Đáp nhé. Biết đâu câu chuyện của bạn sẽ giúp ích được rất nhiều người cũng hoàn cảnh nhưng chưa tìm được giải pháp hợp lý.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: