Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng thế nào đến việc ôn thi của bạn?

Đánh giá post

Chỉ còn chưa đến 2 tháng nữa là các sĩ tử sẽ bắt đầu bước vào kỳ thi đại học. Khoảng thời gian chạy nước rút rất quan trọng. Giấc ngủ trong những ngày này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc ôn thi. Bạn đã thực sự có một giấc ngủ chất lượng nhất hay chưa?

Ngủ đủ thôi vẫn chưa “đủ”

Thiếu ngủ là tình trạng hay gặp của sĩ tử mùa ôn thi. Các bạn thường gặp tình trạng chung là sắp xếp thời gian không hợp lý hoặc học quá nhiều dẫn đến việc ngủ không đủ. Việc thiếu ngủ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Điển hình nhất là bạn không đủ tỉnh táo để tiếp tục học tập, như vậy thì việc học nhiều cũng trở nên phản tác dụng.

Bên cạnh việc thiếu ngủ thì cũng có tình trạng ngủ đủ nhưng giấc ngủ không sâu, lúc thức dậy thường thấy mệt mỏi hơn. Có rất nhiều lý do dẫn đến việc này.

Một chiếc giường ngập tràn sách vở hay trước khi ngủ bạn bị ánh sáng điện thoại tác động mạnh,… đều có thể khiến giấc ngủ của bạn không đủ sâu.

Ngoài những nguyên nhân khách quan, có rất nhiều nguyên nhân chủ quan khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khác như:

  • Đầu óc căng thẳng do trước khi ngủ bạn suy nghĩ về quá nhiều việc khác nhau và lo lắng về chúng.
  • Tư thế ngủ chưa đúng.

Hậu quả của những nguyên nhân này chính là sáng sớm thức dậy bạn còn thấy mệt mỏi hơn và không có sức bắt đầu ngày mới.

Tệ nhất có lẽ là khi bạn vừa mất ngủ vừa ngủ không ngon. Tình trạng như vậy sẽ nhanh chóng làm bạn kiệt sức và thậm chí còn khiến bạn đổ bệnh. Những ngày này là khoảng thời gian rất quan trọng. Bạn tập trung ôn thi những tuyệt đối đừng quên việc giữ cho bản thân một tình trạng thật tốt nhé.

? Xem thêm: 10 thói quen tốt ai cũng cần thực hiện để thành công

Tác hại của việc ngủ không ngon

Ngủ không ngon giấc khiến bạn mệt mỏi, ốm yếu và học tập kém hiệu quả

Ai trong cuộc sống cũng sẽ có lúc mất ngủ hay ngủ không được ngon. Có rất nhiều tác hại ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống khi bạn gặp tình trạng trên. Đối với các sĩ tử, các tác hại này sẽ gây ra một vài rắc rối “không hề nhỏ” mà các bạn nên cẩn trọng.

Tâm lý tiêu cực

Việc ngủ không đủ, ngủ không ngon ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức đến tâm lý của bạn. Mệt mỏi khiến bạn xuống tinh thần và dần mất động lực học tập. Bạn sẽ trở nên cáu kỉnh hơn, đặc biệt là trong những ngày nóng nực như gần đây.

Khi chịu quá nhiều áp lực, người ta thường xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực như nghi ngờ năng lực của bản thân, thấy mình bất tài và có người còn cảm thấy mình có lỗi khi không thể hoàn thành một bài tập nào đó. Đó là trường hợp thực tế đã xảy ra, bạn không thể biết rằng mình có gặp phải hay không. Vậy nên, hãy chăm chút cho giấc ngủ của bạn ngay khi có thể nhé.

Sức khỏe bị ảnh hưởng

Rõ ràng, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng khi liên tục mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Khi mất ngủ, cơ thể của bạn sẽ mệt mỏi hơn, tuần hoàn máu cũng chậm hơn và thị giác cũng bị kém đi. Trong nhiều trường hợp, việc mất ngủ cùng với căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến khó thở trong chốc lát. Vậy nên, với nhiều người lớn, mọi người thường cố gắng ngủ ngon vì sức khỏe của mình. Các bạn học sinh còn trẻ, hãy cố gắng suy nghĩ thoải mái và ngủ thật ngon nhé.

Khả năng học tập suy giảm

Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng khi mình mệt mỏi thì sẽ không muốn học nữa. Tuy nhiên, trên thực tế, đó là lúc não bộ của bạn từ chối việc tiếp nhận thông tin. Khi não không thể nghỉ ngơi trong khi bạn ngủ do chất lượng giấc ngủ không tốt, chúng sẽ bị quá tải và không thể tiếp nhận thêm kiến thức vào ngày hôm sau. Tình trạng này là một sự nhầm lẫn, khi bạn nghĩ mình đã ngủ đủ nhưng thực chất não bạn lại chưa được nghỉ ngơi trọn vẹn.

? Xem thêm: 10 thói quen xấu cần loại bỏ ngay để thành công hơn trong cuộc sống

Như thế nào là một giấc ngủ ngon?

Thế nào là một giấc ngủ ngon cho các sĩ tử?

Một giấc ngủ ngon, đủ giấc, đủ sâu sẽ là một giải pháp hữu hiệu dành cho sĩ tử trong những ngày ôn thi căng thẳng. Như thế nào là một giấc ngủ ngon? Hãy cùng áp dụng ngay những tips dưới đây nhé.

Ngủ tại nơi bạn cảm thấy thoải mái

Chúng ta thường nhắc đến một chiếc đệm chất lượng cao hay một chiếc gối êm ái. Tuy nhiên, hơn cả những điều đó là khi bạn được ngủ tại nơi bạn cảm thấy được nghỉ ngơi. Đừng ngủ giữa sách vở hay nằm quá gần các thiết bị điện tử. Trước khi đi ngủ hãy sắp xếp bàn học thật ngăn nắp, cất gọn sách vở để chúng không còn vướng bận bạn nữa. Các thiết bị điện tử nên được để cách xa bạn tầm 1m và tuyệt đối đừng dùng điện thoại trước khi đi ngủ.

Vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ

Bạn có bao giờ nhận ra bản thân dễ buồn ngủ và ngủ ngon hơn sau khi tập thể dục hay không? Những ngày ôn thi thường lấy đi của các sĩ tử rất nhiều thời gian vận động hằng ngày. Nếu không thể tập thể dục thường xuyên thì bạn cũng nên thử rèn luyện 1 thói quen là vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Bạn có thể tập một vài động tác yoga ngay trong phòng hay giãn cơ để cơ thể được thoải mái hơn. Tốt hơn nữa là bạn có thể dành tầm 3-5p để thiền tịnh, để đầu óc được hoàn toàn nghỉ ngơi. Việc vận động giúp máu lưu thông tốt hơn, nó sẽ có ích hơn cho giấc ngủ của bạn.

Ngủ đúng giờ

Có rất nhiều bạn lên giường nhưng không thể ngủ ngay và lập tức bị thu hút bởi chiếc điện thoại để rồi lại ngủ muộn. Đó là một thói quen không hề tốt chút nào. hãy bắt đầu cài báo thức “giờ đi ngủ” để nhắc bản thân ngủ đúng giờ. Khi lên giường đi ngủ, hãy để chiến điện thoại của bạn ở thật xa và cố gắng đi vào giấc ngủ của mình.

Có rất nhiều các để các bạn ngủ dễ hơn, không trằn trọc. Thứ nhất là đầu óc của bạn cần được thư giãn, đừng suy nghĩ quá nhiều chuyện trong đầu, chúng sẽ khiến bạn bận tâm và không thể ngủ được. Bạn có thể nằm thiền một lúc, nhắm mắt và không suy nghĩ gì cả. Có nhiều người có thể sử dụng nhạc ngủ hay nghe kể chuyện để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, đó cũng là một cách rất hay.

? Xem thêm: Môi trường ôn thi đại học lý tưởng cho não bộ

Mục đích của bài viết này chính là nhắc nhở bạn hãy ngủ đúng giờ và ngủ ngon hơn. Đó là một lời khuyên hữu ích vì bạn cần giữ sức khỏe để thi thật tốt. Hãy đồng ý với JobsGO về điều này và đi ngủ sớm thôi nào các sĩ tử!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: