5 điểm chết của teamwork

Đánh giá post

Teamwork là một trải nghiệm mà bất kỳ dân văn phòng nào cũng cần trải qua. Và “5 điểm chết của Teamwork” chính là bài học”tự vệ” cơ bản để dân văn phòng duy trì môi trường làm việc hiệu quả và thoải mái.

1.“5 điểm chết của Teamwork”

5 điểm chết của teamwork

“5 điểm chết của teamwork” thực tế là một cuốn sách dành cho những nhà lãnh đạo, người làm quản lý, của tác giả Patrick Lencioni. Tuy nhiên, không chỉ những nhà quản lý, bất kỳ ai thường đối mặt với công việc teamwork cũng cần biết đến cuốn sách này. Vậy “5 điểm chết của teamwork” là gì?

Thiếu sự tin tưởng: Sự tin tưởng là một trong những nền tảng tồn tại của tập thể, đội nhóm. Không có sự tin tưởng giữa các thành viên thì không thể gọi là teamwork.

Sợ xung đột: Các mối quan hệ bền vững thường phải trải qua những xung đột để phát triển. dù là bạn bè, hôn nhân, gia đình hay kinh doanh. Một mối quan hệ “sợ xung đột” sẽ dẫn đến việc không có sự thấu hiểu và sáng tạo.

Thiếu cam kết: Sự cam kết của một đội nhóm đến từ sự chấp nhận và minh bạch giữa cách thành viên. Không một đội nhóm nào có thể đảm bảo việc 100% thành viên đồng lòng, nhất trí về một vấn đề nào đó. Đó là lý do vì sao các vấn đề cần được minh bạch, và đón nhận kết quả từ số đông. Việc một đội nhóm không dứt điểm trong vấn đề biểu quyết số đông, luôn gượng ép việc dung hòa toàn bộ thành viên mà không quan tâm đến những cam kết chắc chắn, thì sẽ không bao giờ đạt được kết quả.

Trốn tránh trách nhiệm: Người ta thường nói “cha chung không ai khóc”, rất nhiều đội nhóm rơi vào bế tắc công việc vì vấn đề này. Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất ở điểm chết này chính là sự im lặng. Vì mối quan hệ “đồng nghiệp, nhiều người chọn cách im lặng và để tình trạng thiếu trách nhiệm kéo dài. Từ đó, hiệu quả làm việc không những không cải thiện mà tinh thần đội nhóm cũng xuất hiện nhiều mâu thuẫn hơn.

Không quan tâm đến kết quả: Thoạt nhìn qua, nhiều người có thể cho rằng đây là một điểm chết dễ khắc phục. Tuy nhiên, nơi nguy hiểm nhất của điểm chết này chính là “ngưỡng kết quả” mà đội nhóm đặt mục tiêu. Kết quả chỉ ở mức “đủ để tồn tại” chính là vấn đề mà nhiều đội nhóm gặp phải. Các thành viên đơn thuần là hoàn thành trách nhiệm. Tất cả khiến cho hoạt động nhóm trở nên không được phát huy trọn vẹn. Điều này cũng phản ánh thói quen xấu ở nơi làm việc, khi mọi người chỉ thực hiện công việc một cách máy móc mà không có sự cống hiến hay sáng tạo.

2.Bài học teamwork cơ bản cho dân văn phòng

Sự chia sẻ tạo nền tảng cho teamwork

Cùng thành viên đội chia sẻ những thông tin cơ bản: Những thông tin cơ bản, không quá nhạy cảm, đó là nền tảng tạo nên sự tin tưởng giữa các mối quan hệ. Bạn và đồng nghiệp có thể cùng nhau chia sẻ những sở thích, những câu chuyện trên đường phố, những món ăn trưa,.. đó là nền tảng cho sự thấu hiểu và bền vững của các mối quan hệ công sở

Xem xét tính cách và xu hướng hành vi cá nhân: Bạn có thể không phải là người quá tinh tế, nhưng hãy chú ý đến những đặc điểm của các cá nhân trong đội nhóm. Những đặc điểm tính cách đó chính là “bí kíp” giúp bạn biết được nên ứng xử như thế nào trong từng tình huống cụ thể.

Để hiểu rõ hơn về bản thân và những người xung quanh, bạn có thể thực hiện self-awareness test (bài kiểm tra tự nhận thức). Bài kiểm tra này sẽ giúp bạn nhận diện các điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó cải thiện cách tương tác và hợp tác trong đội nhóm.

Tranh luận một cách minh bạch: Trong các cuộc tranh luận, đừng né tránh, đừng mập mờ, càng không nên quá cố chấp. Hãy nỗ lực tạo ra sự minh bạch trong các cuộc tranh luận. Cùng nhau nói lên quan điểm và những lý lẽ thuyết phục, đó chính là khi cả team cùng nhau tạo ra cam kết chắc chắn về hướng đi tốt nhất. Đây cũng chính là phương hướng hạn chế hiểu lầm và sự bất mãn trong quá trình làm việc nhóm.

Đảm bảo deadline cho mọi công việc: Trong cuộc sống, bạn chỉ có thể đưa ra lời khuyên, ý kiến nếu bạn đã làm tốt. Nếu chưa làm tốt việc của mình, ý kiến của bạn dù tốt đến đâu cũng sẽ gặp phải ít nhiều phản đối của mọi người. Hãy là một người có trách nhiệm và đáng tin tưởng, khi bạn đạt “tiêu chuẩn” trong mắt mọi người, bạn sẽ có thêm cơ hội để đưa ra những góp ý sáng tạo của mình.

Yêu cầu sự công khai và thảo luận: Đừng cố gắng “hòa nhập” với sự im lặng, mơ hồ của đội nhóm. Hãy yêu cầu việc được thảo luận một cách công khai, rõ ràng. Khi bạn nhận ra sự thiếu chắc chắn trong cách phiên thảo luận, nếu bạn không thay đổi, bạn cũng sẽ phải chịu đựng những kết quả không hiệu quả đó. Với công việc teamwork, dù thất bại hay thành công, đó cũng là thành quả tập thể. Vậy tại sao bạn không chọn thành công.

Luôn hết mình trong mọi khía cạnh công việc và mối quan hệ công sở: Sự nhiệt tình của bạn chính là năng lượng cho mọi người. Khi cả nhóm dồi dào năng lượng, đó là thời điểm tốt nhất để cùng nhau tạo ra những kế hoạch tuyệt vời. Nhưng, đừng nhiệt tình quá mức, bạn có thể khiến nhiều người không thoải mái hoặc bị lợi dụng. Hãy nhiệt huyết vừa đủ. và đảm bảo rằng sự nhiệt huyết của bạn được đồng nghiệp phản hồi bằng sự nhiệt huyết của họ.

3.Bạn cần sếp và đồng nghiệp của mình hiểu rõ về “5 điểm chết của teamwork”

Teamwork là thành quả tập thể

Không tự dưng mà một đội teamwork luôn cần leader, đó là lý do vì sao bạn cần leader của mình biết về “5 điểm chết của teamwork”. Trên thực tế, teamwork thường diễn ra nhiều tại các phòng ban, và các mối quan hệ trong phòng ban thì thường thân thiết hơn. Vậy nên, đừng ngại chia sẻ với sếp và đồng nghiệp về suy nghĩ của mình. Việc làm của bạn tại công ty là lâu dài chứ không chỉ trong một dự án, bạn cần chia sẻ để tăng hiệu quả làm việc của cả team. Hãy tìm kiếm cơ hội bày tỏ một cách tự nhiên thông qua các bữa ăn, các cuộc nói chuyện vui,…đó là những cách thức vừa không quá nặng nề, vừa tạo được sự đồng cảm.

Không chỉ riêng các sếp, các leader, “5 điểm chết của teamwork” cũng là một bài học mà dân văn phòng cần lưu ý. Với bài viết chia sẻ này, JobsGO hy vọng các bạn sẽ tìm được cách cải thiện đội nhóm để tăng tính hiệu quả trong hoạt động đội nhóm, phòng ban. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, các bạn có thể tham khảo cuốn sách “5 điểm chết của teamwork”, cuốn sách sẽ lý giải chi tiết và rõ ràng hơn về những vấn đề trên.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: