PT Là Gì? Tất Tần Tật Về Nghề PT Mà Bạn Nên Biết

5/5 - (1 vote)

Chắc hẳn, mọi người đã đều nghe tới thuật ngữ PT. Thế nhưng, liệu tất cả chúng ta có hiểu “PT là gì?” cũng như nắm rõ những khía cạnh xoay quanh PT hay không? Vậy nên, trong bài viết dưới đây, JobsGO sẽ mang tới có bạn cái nhìn toàn diện về nghề PT. Cùng đón đọc nhé! 

Mục lục

1. Tìm Hiểu Chung Về PT

1.1. PT Là Gì Trong Gym?

Ta có thể hiểu PT theo nghĩa phổ biến nhất là huấn luyện viên cá nhân, viết tắt của Personal Trainer. Họ sẽ là huấn luyện viên riêng của một học viên. PT chịu trách nhiệm hướng dẫn cho cá nhân cũng như kèm cặp học viên trong suốt quá trình tập luyện. Những người có nhu cầu thuê PT có thể tìm đến phòng tập chuyên nghiệp để lựa chọn PT phù hợp. Ngoài ra, họ cũng sẽ được hỗ trợ công cụ luyện tập có sẵn.

Hiện nay, PT đã trở thành ngành nghề khá phổ biến và có nhu cầu thuê cao. Bởi lẽ người tập sẵn sàng trả một mức phí cao hơn để giúp quá trình luyện tập của họ đạt hiệu quả. Chính vì vậy, PT đóng một vai trò quan trọng trong mọi phòng tập.

PT là nghề gì?

Xem thêm: Huấn luyện viên thể hình: Hướng đi tốt cho những bạn học ngành thể dục thể thao

1.2. Thuật Ngữ PT Trong Các Lĩnh Vực Khác

PT không chỉ được sử dụng để nói về huấn luyện viên cá nhân trong các phòng tập thể hình; mà nó còn là thuật ngữ trong nhiều lĩnh vực khác. Dưới đây là khái niệm “PT là gì?” trong các lĩnh vực: xét nghiệm, hóa học, game,…

1.2.1. PT Là Gì Trong Xét Nghiệm?

Xét nghiệm PT (Prothrombin Test) là xét nghiệm nhằm đánh giá thời gian hình thành cục máu đông.

Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện PT trong một số trường hợp:

Hiện tượng chảy máu không kiểm soát: Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm, người bệnh bắt buộc phải thực hiện PT. Thông thường bác sĩ sẽ kết hợp cùng xét nghiệm PTT – thời gian Thromboplastin từng phần.

Trước khi phẫu thuật: Xét nghiệm PT giúp xác định được mức độ nguy hiểm của cuộc phẫu thuật, qua đó bác sĩ có thể đưa ra kết luận có được phép tiến hành phẫu thuật hay không.

1.2.2. PT Là Gì Trong Hóa Học?

Khác hoàn toàn với những định nghĩa trên, trong hóa học PT là một nguyên tố có tên Platin hay Bạch kim. Với số hiệu nguyên tử 78, PT là kim loại có khả năng hoạt động kém. Hiện tại, PT được đánh giá khan hiếm vì số lượng khai thác hằng năm rất thấp. Nó đóng vai trò như một chất xúc tác và thành phần tạo ra nhiều thiết bị phòng thí nghiệm.

Thuật Ngữ PT Trong Các Lĩnh Vực Khác

1.2.3. PT Là Gì Trong Game?

PT trong game là một thuật ngữ viết tắt của Party. Từ này chỉ một nhóm người chơi lập thành tổ đội để cùng tham gia chiến đấu. Được xem như một team, khi tạo PT người chơi sẽ “kề vai sát cánh” để thắng trận. Những thành viên gia nhập PT cùng giúp đỡ, chia sẻ trang bị hoặc vật phẩm. Các game thủ thường ưa thích hình thức PT vì khả năng hỗ trợ tốt và tạo nhiều hứng thú hơn.

1.2.4. PT Là Gì Trên Facebook?

Bạn cũng có thể bắt gặp từ PT trong các bài viết hoặc lời bình luận trên Facebook. Tuy nhiên PT trên Facebook không có ý nghĩa cụ thể nào. Tùy theo bối cảnh của cuộc nói chuyện mà bạn có thể hiểu PT là huấn luyện viên thể hình hoặc xét nghiệm kiểm tra máu đông hoặc Platin hay Party,…

2. Các Loại Hình PT Phổ Biến

Dưới đây là một số loại PT phổ biến hiện nay:

  • PT trong phòng gym hoặc trung tâm thể dục: Các PT này thường hoạt động ở phòng tập gym, với mục tiêu chính là giúp khách hàng rèn luyện cơ thể và giảm cân. Họ xây dựng các chương trình tập luyện phù hợp với nhu cầu cá nhân, nhằm cải thiện sức khỏe và hình thể.
  • PT chuyên về các môn thể thao: PT riêng lại có một hướng đi khác, thường làm việc với các vận động viên. Họ thiết kế các chương trình đào tạo chuyên biệt nhằm nâng cao thành tích thể thao, cải thiện khả năng và kỹ thuật của từng môn thể thao cụ thể.
  • PT phục hồi chức năng: PT phục hồi làm việc với những người đang trong quá trình hồi phục sau chấn thương hoặc bệnh tật. Họ hỗ trợ khách hàng lấy lại sức mạnh và thể lực thông qua các bài tập được điều chỉnh phù hợp với tình trạng sức khỏe, giúp quá trình phục hồi diễn ra an toàn và hiệu quả.

3. Công Việc Của PT Là Làm Gì?

Dưới đây là những công việc mà PT thường đảm nhận:

3.1. Lắng Nghe Nhu Cầu Học Viên

Điều đầu tiên mà một PT Gym cần làm là thấu hiểu học viên của mình. PT cần nắm được những thông tin cơ bản nhất cũng như mong muốn học viên.

Mỗi người tìm đến PT đều có nhu cầu cá nhân khác nhau: tăng cân, giảm cân, tăng cơ, giảm eo,… Đối với mỗi mục tiêu, PT sẽ có định hướng luyện tập phù hợp. Giai đoạn này cũng là lúc huấn luyện viên và học viên hiểu và tin tưởng nhau hơn. Điều này vô cùng quan trọng, mang yếu tố quyết định đến cả quá trình cũng như kết quả tập luyện.

Xem thêm: 7 kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp – Bí quyết để mở lối thành công

3.2. Đánh Giá Thể Lực Hiện Tại Của Học Viên

Học viên có thể là người hoàn toàn mới hoặc đã từng có kinh nghiệm tập luyện. Những chỉ số thể hình sẽ đưa ra cái nhìn trực quan nhất. PT cần đánh giá các chỉ số về: khối lượng cơ thể, BMI, lượng mỡ, lượng cơ,…

Nếu không hiểu rõ về cơ thể học viên, PT có thể đưa ra những bài tập thiếu chính xác. Không những ảnh hưởng đến mục tiêu cuối cùng mà còn đem lại kết quả xấu cho cơ thể học viên.

3.3. Xây Dựng Lộ Trình Tập Luyện

Lộ trình và chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với quá trình tập luyện. Tùy theo đặc điểm cơ thể và tình trạng sức khỏe, mỗi học viên cần sẽ có chương trình tập luyện riêng. Trong đó, PT sẽ tạo một hệ thống bài tập với thời gian, cường độ phù hợp. Không chỉ dừng lại ở đó, PT còn chịu trách nhiệm xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ bài tập.

Công việc của tập gym PT là gì?

3.4. Hướng Dẫn, Theo Sát Quá Trình Tập

PT giống như một gia sư riêng – luôn kèm cặp học sinh, sửa chữa lỗi sai và hướng dẫn hoàn thành bài tập.

Học viên có thể là những người không có kinh nghiệm tự luyện tập; do đó họ rất cần huấn luyện viên cá nhân theo sát. PT sẽ xuất hiện trong mọi buổi tập và đảm bảo học viên tập đúng kỹ thuật.

3.5. Theo Dõi Kết Quả, Cải Thiện Bài Tập

Sau một khoảng thời gian nhất định, PT sẽ thực hiện kiểm tra lại các chỉ số thể hình của học viên. Thông qua việc đánh giá tính hiệu quả của chương trình tập luyện trước đó, huấn luyện viên sẽ điều chỉnh thời gian luyện tập, loại bài tập, chế độ ăn uống,… sao cho phù hợp với tình trạng của học viên thời điểm hiện tại.

4. Những Yêu Cầu Để Trở Thành Một PT

Để theo đuổi công việc PT chuyên nghiệp thì bạn cần đáp ứng được những yêu cầu sau:

4.1. Ngoại Hình Và Cơ Thể

Không chỉ là người hướng dẫn mà PT còn như một “tấm gương” để học viên noi theo. Chính vì vậy, PT nên có ngoại hình ưa nhìn và cơ thể đẹp để tạo niềm tin đối với học viên.

Trong thời gian huấn luyện, PT sẽ hướng dẫn học viên ở khoảng cách gần. Do đó, PT nên chăm chút và cải thiện những vấn đề về mùi cơ thể để tránh xảy ra những tình huống khó xử.

Học viên có quyền được lựa chọn PT nên bạn đừng quên để tâm đến vẻ ngoài và hình thể của mình nhé.

4.2. Bằng Cấp

Một trong những yêu cầu quan trọng để thành PT gym chuyên nghiệp đó là sở hữu chứng nhận PT. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn trường hoặc trung tâm đào tạo phù hợp như: tại Liên đoàn Cử tạ – Thể hình Việt Nam, Trường đại học/cao đẳng, Trung tâm đào tạo tư nhân,…

Những Yêu Cầu Để Trở Thành Một PT

4.3. Kiến Thức Về Thể Hình Và Dinh Dưỡng

Chỉ khi có kiến thức về thể hình và dinh dưỡng, bạn mới có thể biết được tình trạng sức khỏe của học viên hiện tại ra sao để xây dựng chương trình tập luyện và chế độ dinh dưỡng phù hợp.

4.4. Kỹ Năng Giao Tiếp

Không ai muốn tập luyện trong bầu không khí ảm đạm, thiếu sự tương tác. Vì vậy, bạn cần trau dồi khả năng giao tiếp để tạo không gian thoải mái, vui vẻ cho bản thân và học viên.

Xem thêm: Nghệ thuật giao tiếp: 15 mẹo đơn giản giúp mọi người yêu quý bạn

5. Lợi Ích Mà Người Theo Nghề PT Nhận Được

Hiện nay, PT là một nghề được đông đảo bạn trẻ lựa chọn theo đuổi. Tại sao lại vậy? Những lợi ích mà PT mang lại ở dưới đây sẽ giúp bạn lý giải được sức hút mạnh mẽ của nghề này.

5.1. Nghề PT Đem Lại Mức Lương Đáng Mơ Ước

Mức lương của PT thường có sự dao động lớn. PT tại các phòng tập có thể thu nhập 8 – 10 triệu đồng mỗi tháng. Nếu huấn luyện viên cá nhân có bằng cấp/chứng chỉ quốc tế sẽ cao hơn nữa.

Đặc biệt, nếu bạn được thuê bởi những nghệ sĩ, người nổi tiếng hay giới nhà giàu, họ sẵn sàng trả chi phí lên tới vài trăm triệu đồng.

5.2. Nghề PT Giúp Mở Rộng Mối Quan Hệ

Khi bạn trở thành một PT chuyên nghiệp, sẽ có nhiều học viên lựa chọn theo học bạn, thông thường là khoảng từ 10 đến 15 học viên mỗi đợt. Tuy nhiên, tùy thuộc vào khả năng của bạn, con số ấy có thể chạm mốc cao hơn. Thêm nữa, PT là nghề yêu cầu cần có sự giao tiếp, trò chuyện nên mối quan hệ giữa PT và khách hàng thường vô cùng thân thiết.

Có thế thấy, khi theo đuổi nghề PT, bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc với vô số người, đa dạng về tính cách, độ tuổi, thu nhập, nhu cầu,… Từ đó, giúp bạn mở rộng mối quan hệ của bản thân.

5.3. Nghề PT Giúp Bạn Có Một Thân Hình Cân Đối

Thông thường, chế độ ăn uống của một Personal Trainer khá nghiêm ngặt, không được sử dụng nhiều thực phẩm chứa tinh bột. Thêm nữa là PT lịch trình tập luyện của PT tương đối gắt gao. Ngoài những lúc huấn luyện học viên, PT cũng cần tranh thủ thời gian để rèn luyện thể hình. Điều đó đã lý giải tại sao thân hình của PT thường rất cân đối và cuốn hút.

Lợi Ích Mà Người Theo Nghề PT Nhận Được

5.4. Thời Gian Làm Việc Của PT Linh Hoạt

Một lợi ích nữa mà người theo nghề PT nhận được là thời gian làm việc linh hoạt. Nghề PT sẽ không có thời gian làm việc cố định mà bạn có thể thống nhất giờ giấc với học viên của mình sao cho phù hợp với lịch trình cá nhân của cả hai bên. Với lợi thế này, PT có thể tìm thêm những công việc part-time khác để kiếm thêm thu nhập.

5.5. Nghề PT Đem Đến Cơ Hội Thăng Tiến Cao

Khi đã có nhiều năm kinh nghiệm làm PT, bạn sẽ nhận được nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề, cụ thể như: trở thành huấn luyện viên cho các lớp huấn luyện PT hoặc trở thành quản lý PT phòng tập, quản lý PT chuỗi phòng tập,… Hơn nữa, bạn hoàn toàn có cơ hội sang nước ngoài làm việc với mức lương cạnh tranh nếu khả năng ngoại ngữ ổn và có chuyên môn tốt.

6. Những Khó Khăn Của Nghề PT

Cứ ngỡ, PT là một nghề toàn “màu hồng”. Thế nhưng, lại không phải vậy. Khi theo đuổi nghề PT, bạn cũng cần sẵn sàng đối mặt với nhiều khó khăn tiềm ẩn, cụ thể như:

6.1. Khó Sắp Xếp Thời Gian

Thời gian không cố định là lợi thế cho người làm PT, nhưng đôi khi, điều đó cũng trở thành khó khăn. Bởi có thể vì lịch trình khác nhau mà bạn với học viên không thể thống nhất được thời gian hợp lý cho cả 2 bên. Và vì thế, bạn có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.

Xem thêm: Tuyệt chiêu sắp xếp công việc hiệu quả, dễ áp dụng nhất

6.2. Khó Khăn Trong Việc Huấn Luyện Học Viên

Học viên nào khi tham gia đăng ký khóa học cũng mong muốn nhận được hiệu quả nhanh chóng. Thế nhưng, PT không thể đảm bảo 100% hiệu quả tập luyện của ứng viên bởi chỉ có cố gắng của PT thôi là chưa đủ mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, có thể kể đến như: chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống, sự đều đặn trong tập luyện… Từ đó, có thể thấy, áp lực công việc mà PT phải đối mặt là tương đối lớn.

6.3. Có Nhiều Định Kiến Về Nghề PT

Cuối cùng, người làm nghề PT thường phải đối mặt với sự kỳ thị của “người đời” bởi họ cho rằng đây là nghề khá nhạy cảm vì có sự tiếp xúc thân thể với người khác, đặc biệt là người khác giới. Từ đó dẫn đến những mối quan hệ không lành mạnh. Chính những suy nghĩ chủ quan như vậy đã gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới những người theo nghề PT.

Những Khó Khăn Của Nghề PT

7. Cơ Hội Việc làm Và Mức Lương Của PT Tại Việt Nam

Ngành huấn luyện cá nhân đang trên đà phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, song hành với sự bùng nổ của các cơ sở tập luyện thể hình trong thời gian gần đây. Xu hướng này không chỉ phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng của người dân đối với sức khỏe và thể chất, mà còn tạo ra một thị trường lao động sôi động cho các huấn luyện viên cá nhân. Nhu cầu về dịch vụ PT đang tăng vọt, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Tương lai nghề nghiệp của các PT tại Việt Nam đang rất sáng lạn, với nhiều lựa chọn về môi trường làm việc. Từ các phòng tập hiện đại trong thành phố lớn đến những câu lạc bộ sức khỏe cộng đồng hay thậm chí là mô hình kinh doanh tự do, PT có thể linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với sở thích và kỹ năng của mình.

Đối tượng khách hàng của PT cũng đa dạng không kém, bao gồm từ những người mới bắt đầu tập luyện để cải thiện sức khỏe đến các vận động viên chuyên nghiệp muốn nâng cao thành tích thi đấu.

Thu nhập của một PT tại Việt Nam có thể dao động đáng kể, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, bằng cấp chuyên môn và nơi làm việc. Những người mới bước chân vào nghề có thể bắt đầu với mức lương khiêm tốn, khoảng 6 – 10 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, với sự tích lũy kinh nghiệm và danh tiếng, một PT có thể nâng cao thu nhập của mình lên mức 20 triệu đồng hoặc cao hơn.

8. PT Có Thể Làm Việc Ở Đâu?

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thế nhưng hiện nay, PT vẫn là một nghề tương đối triển vọng ở Việt Nam. Thu nhập ổn, không cần bằng cấp lại có điều kiện chăm sóc ngoại hình nên nghề PT thu hút nhiều bạn trẻ tham gia.

Không chỉ có PT phòng Gym mà hiện nay, xu hướng PT tại gia hay PT online cũng hứa hẹn những bước phát triển vượt bậc trong tương lai.

8.1. PT Tại Gia

Xu hướng PT tại gia thường được những người có chút điều kiện kinh tế, chút địa vị xã hội và ngại chốn đông người lựa chọn, chẳng hạn như dân kinh doanh. Với những đối tượng như vậy thì thời gian luyện tập ở nhà không theo lịch trình mà tùy vào thời gian rảnh.

8.2. PT Online

Trong bối cảnh của Covid 19, khi hình thức trực tuyến được ưa chuộng thì PT online cũng phát triển rộng rãi hơn. Các PT có thể cùng học viên của mình cùng tập, hướng dẫn cách tập qua màn ảnh nhỏ. Ngoài ra, PT còn có thể chia sẻ các bài tập lên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, hay Youtube… Và có thể thấy, ngay cả khi dịch Covid ổn định, hình thức PT online cũng sẽ phát triển bởi sự thuận tiện của nó.

Xem thêm: Việc làm Gym mới nhất

9. Phân Biệt Giữa Huấn Luyện Viên Và Hướng Dẫn Viên Phòng Tập

Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn giữa huấn luyện viên và hướng dẫn viên phòng tập, dưới đây là bảng so sánh chi tiết:

Tiêu chí so sánh Huấn luyện viên Hướng dẫn viên phòng tập

Nhiệm vụ

  • Xây dựng chương trình, lộ trình, kế hoạch tập luyện riêng cho từng cá nhân cụ thể.
  • Theo dõi, đồng hành với khách hàng trong suốt quá trình thực hiện mục tiêu.
  • Giúp khách hàng cải thiện, duy trì sức khỏe và hình thể một cách an toàn, hiệu quả nhất.
  • Chịu trách nhiệm tiếp nhận và hỗ trợ ban đầu cho khách hàng mới.
  • Hướng dẫn khách hàng tham quan và sử dụng trang thiết bị hiện có của phòng tập.
  • Hướng dẫn khách hàng thực hiện các bài tập thể dục, thể hình cơ bản trong những ngày đầu tiên.
Bằng cấp Đã trải qua các lớp đào tạo, huấn luyện chuyên nghiệp. Chưa trải qua khóa huấn luyện chuyên nghiệp.
Kinh nghiệm Có nhiều kinh nghiệm luyện tập thông qua việc có hình thể và sức khỏe tốt. Chưa có nhiều kinh nghiệm.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu “PT là gì?” cũng như có cái nhìn chân thực hơn về nghề. Nếu bạn đang ấp ủ đam mê trở thành một PT chuyên nghiệp thì JobsGO chúc bạn sẽ sớm hiện thực hóa giấc mơ của bản thân.

Câu hỏi thường gặp

1. Có Nên Thuê PT Khi Tập Gym Không?

Câu trả lời là có. Vì khi thuê PT thì bạn không cần tự mày mò tập luyện mà sẽ được giúp đỡ, quá trình tập cũng đơn giản hơn, mang lại kết quả cao hơn.

2. Tập Cùng PT Có Hiệu Quả Với Tạng Người Bẩm Sinh Khó Thay Đổi?

Có, với những tạng người bẩm sinh khó thay đổi nếu kiên trì với lộ trình của PT thì vẫn có thể có được vóc dáng như mong muốn.

3. Tần Suất Tập Luyện Như Thế Nào Để Đạt Hiệu Quả?

Các chuyên gia đào tạo khuyến khích những người bận rộn nên duy trì tần suất tập luyện là 3 buổi/ tuần để đạt hiệu quả.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: