Nhu cầu tuyển dụng marketing truyền thống liệu có còn giữa thời đại 4.0 ?

Đánh giá post

Hiện nay, Digital Marketing, hay Marketing hiện đại đang dần dần tách biệt khỏi Marketing truyền thống. Sự phát triển của internet và công nghệ đã giúp Digital Marketing phát triển mạnh mẽ và rộng rãi. Trong thời đại 4.0, nhu cầu tuyển dụng Digital Marketing rất cao nhưng không có nghĩa làm giảm nhu cầu tuyển dụng Marketing truyền thống bởi những lý do sau đây:

Digital Marketing được phát triển từ Marketing truyền thống

Về bản chất, Digital Marketing vẫn xuất phát từ những nguyên lý cơ bản của Marketing truyền thống như:

  • Khái niệm Marketing
  • Quy trình thực hiện
  • Phân tích môi trường vi mô, vĩ mô
  • Phân tích hành vi – đặc điểm khách hàng
  • Hoạch định chiến lược sản phẩm – giá – phân phối – truyền thông
  • Xây dựng thương hiệu,…

Vì vậy ứng viên cần phải trải qua quá trình học tập và tích luỹ các kiến thức căn bản của Marketing. Hoặc tích cực tham gia các hoạt động, tổ chức nhằm tăng kinh nghiệm.

Một khảo sát đã cho rằng những người làm Digital Marketing giỏi thường ít nhất một lần quay trở lại trường lớp để học các khóa Marketing căn bản. Hoặc họ đã từng có kinh nghiệm làm Marketing truyền thống trong 1-2 năm.

Marketing truyền thống là những thứ căn bản nhất mà một cá nhân/ tổ chức cần. Bởi chung quy trong cuộc đời, ai cũng cần bán một thứ gì đó. Có thể là danh tiếng, địa vị, tài năng cho tới sản phẩm, dịch vụ và tài sản. Những kiến thức trên giúp ích cho nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội khác nhau như:

  • Tài chính
  • Tuyển dụng, nhân sự
  • Y tế
  • Giáo dục
  • Hàng tiêu dùng
  • Bất động sản,…

Digital Marketing là sự kết hợp giữa Marketing truyền thống với internet và các công nghệ

Các thành tựu của internet và công nghệ có thể kể đến như:

  • Trí tuệ nhân tạo (trợ lý ảo Siri, Alexa,…)
  • Kho thông tin khổng lồ (Big data)
  • Công cụ đo lường hiệu quả (Google Analytics, Similar web,…)
  • Công cụ gợi ý, hỗ trợ người dùng (Spin Content, Google ads,…)

Xem thêm: Việc làm Trade Marketing

Digital giúp hoạt động Marketing:

  • Trở nên linh hoạt hơn với từng khách hàng khác nhau.
  • Giúp tiếp cận nhà cung cấp, khách hàng trên phạm vi toàn cầu.
  • Hơn thế nữa giúp đo lường hiệu quả nhanh chóng, phân tích sâu đối thủ cạnh tranh.
  • Các hoạt động được diễn ra nhanh chóng và tối ưu hoá các chi phí marketing.
  • Thậm chí công việc có thể tự động hoá, giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên marketing.

Người làm marketing vẫn cần phải hiểu được quy trình vận hành thực sự của bộ máy truyền thống. Cũng như cần hiểu rõ khách hàng, đối thủ của mình là ai. Sau đó họ mới có thể đưa ra các giải pháp công nghệ phù hợp với mục tiêu.

Không phải ai cũng thành thạo internet và biết về công nghệ

Đa số khách hàng mà Digital Marketing hướng tới là khách hàng trẻ tuổi. Họ có hiểu biết về internet và công nghệ. Hành vi nghe, nhìn, hành động của họ cũng gắn liền với các phương tiện truyền thông online. Hơn 50% người thường xuyên kiểm tra thư điện tử, mạng xã hội khi đi ngủ và thức dậy. 40% người đang sử dụng trợ lý ảo Siri, 27% sử dụng trợ lý ảo Alexa. Tỷ lệ người sử Facebook, Youtube, Instagram đều trên 50%. Phần lớn khách hàng mua online hoặc tham khảo thông tin online trước khi tới cửa hàng,… theo HubSpot.

Tuy nhiên, song với việc đó một số lượng lớn khách hàng vẫn theo dõi các phương tiện truyền thông đại chúng như:

  • Truyền hình
  • Báo chí
  • Sự kiện/ hội chợ triển lãm
  • Radio
  • Biển quảng cáo,…

Vì vậy các nhà tuyển dụng vẫn cần những ứng viên có hiểu biết về nhiều kiểu khách hàng. Ngoài ra họ cần có sự am hiểu về truyền thông đa phương tiện. Cơ hội làm việc trong Marketing truyền thống còn rất nhiều và luôn cần nhân lực.

Xem thêm: tuyển dụng Nhân Viên Marketing

Xu hướng sử dụng tích hợp Marketing truyền thống và Digital Marketing

Ngày nay cả hai kiểu marketing được sử dụng đan xen nhuần nhuyễn, phối hợp nhịp nhàng với nhau. Mỗi kiểu Marketing sẽ đem lại những ưu điểm và ẩn chứa những rủi ro khác nhau.

Marketing truyền thống thường bao gồm  các kế hoạch chiến lược dài hạn. Vì vậy phù hợp với các tổ chức có mục tiêu, phương hướng dài hạn rõ ràng. Điều này giúp củng cố hình ảnh thương hiệu mà bạn đang nhắm tới. Tuy nhiên vì xuất hiện dày đặc trên các kênh trả phí cao nên chi phí marketing tốn kém. Và các kênh này khó có thể đo lường hiệu quả.

Digital Marketing có ưu điểm về mặt tốc độ, linh hoạt, tối ưu hoá chi phí, tuỳ biến theo hoàn cảnh. Cũng vì thế mà nội dung dễ bị đối thủ cạnh tranh sao chép và làm tốt hơn. Họ có thể đo lường, nghiên cứu về bạn dễ dàng.

Do đó Marketing truyền thống và Digital Marketing nên bổ trợ, tích hợp lẫn nhau. Ngày nay phần lớn các phòng marketing đều thực hiện đồng thời cả hai đầu việc.

 

Cơ hội tuyển dụng trong Marketing truyền thống và Digital Marketing

Những công ty nào sẽ cần marketing truyền thống

Ở một số công ty nhỏ và vừa, phần lớn chi phí dành cho Digital Marketing nhiều hơn. Do quy mô nhỏ nên công ty có thể tùy biến, thay đổi theo hoàn cảnh. Xu hướng ngày một biến động nhanh đòi hỏi những công ty mới cần có sự linh hoạt. Hơn nữa, Digital Marketing giúp tối ưu hoá chi phí nhờ các công cụ tìm kiếm tập khách hàng tiềm năng.

Chi phí cho Marketing truyền thống tại công ty lớn có thể gấp vài lần chi phí cho Digital. Khi đó mục tiêu của công ty là đưa thương hiệu trở nên rộng rãi, phổ biến. Hoặc có thể là tìm kiếm thêm các khách hàng mới ở thị trường ngách, thị trường quốc tế. Hoặc xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh, uy tín, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Các kênh truyền thông đại chúng sẽ giúp doanh nghiệp làm điều đó. Tiếp đó đòi hỏi có một đội ngũ bán hàng, nhân viên quy mô lớn, được đào tạo riêng. Chi phí bỏ ra cho các hoạt động trên quá lớn để có thể đo lường cụ thể.

Cụ thể bạn sẽ làm ở những vị trí nào nếu có kiến thức marketing truyền thống

Khi có nền tảng Marketing, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào cả hai lĩnh vực. Các vị trí tuyển dụng cho cả 2 bao gồm:

  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Quản lý bán hàng khu vực
  • Trade marketing
  • Trưởng phòng, trợ lý Marketing
  • Nhân viên kinh doanh
  • Nhân viên phụ trách truyền thông, phương tiện truyền thông
  • Phòng định giá, phát triển sản phẩm
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng
  • Chuyên viên xây dựng thương hiệu
  • Telemarketing,…

Nếu chưa có nhiều kiến thức, bạn vẫn có thể làm một số công việc kết hợp cùng với việc học tập.

Những công việc dành cho nhân viên mới vào ngành Marketing như:

  • Thực tập sinh content (nội dung)
  • Chạy quảng cáo
  • Nhân viên bán hàng
  • Thực tập sinh truyền thông
  • Hỗ trợ sự kiện
  • Tổng đài viên kênh hỗ trợ khách hàng,

Những nơi đào tạo bài bản về cả marketing truyền thống và digital marketing bạn cần biết

Bạn đừng quá lo lắng nếu chỉ được đào tạo về Marketing truyền thống hoặc Digital Marketing. Bản chất của chúng không khác quá nhiều mà chỉ khác biệt về mặt chiến thuật, tác nghiệp. Nếu bạn chưa tự tin về kiến thức Marketing của mình, hãy tham khảo một số trường lớp sau:

  • Khoa Marketing của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Học viện Tài Chính
  • Chuyên ngành Digital Marketing tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông, Đại học FPT,..
  • Các câu lạc bộ Marketing: MGC của Đại học Kinh tế Quốc dân, MAC của Đại học Ngoại Thương
  • Các trung tâm dạy như: Markus, AIM Academy, Vinalink, SEONgon,…
  • Các khóa học online tại: Skillshare, Coursera,…
  • Các website/ fanpage: Brandsvietnam, Tomorrow Marketer, Cuộc sống Agency,…
  • Các đầu sách: Marketing căn bản, Marketing 4.0 của Philip Kotler, trọn bộ Marketing của Gam7, giáo trình của trường Đại học Kinh tế Quốc dân – khoa Marketing,…

Nếu có cơ hội hãy thử sức tất cả các lĩnh vực khác nhau để chọn cho mình lĩnh vực phù hợp nhất. Tham khảo tại Jobsgo.vn để biết thêm các cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong ngành Marketing.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: