Nguồn gốc của căn bệnh trì hoãn – “Để mai tính”

Đánh giá post

Trì hoãn là căn bệnh kinh niên chẳng phải của riêng ai. Chắc hẳn đã bao lần bạn đã nói câu: “Để mai tính”! Mặc dù công việc đang ngổn ngang trăm bề. Trì hoãn là sát thủ tiêu diệt khoảng thời gian quý báu của bạn. Nó làm hao mòn năm tháng, tuổi thanh xuân tươi đẹp. Vậy nguồn gốc của căn bệnh trì hoãn – “Để mai tính” là gì?

1. Trì hoãn vì cơ chế tiết kiệm năng lượng của bộ não

Đứng trước tập đề cương dày cộm phải ôn để thi cuối kỳ, thay vì ôn bài thì bạn làm gì? Bạn nằm lướt facebook, ngủ trưa, tìm đồ ăn…và tự nói “Để mai tính”!

Não bộ có cơ chế tiết kiệm năng lượng. Điều đó có nghĩa là não luôn ưu tiên cho những việc ít tốn năng lượng nhất. Nó sai khiến bạn tìm đến những việc nhẹ nhàng, đơn giản và thoải mái. Vì thế, chẳng có gì lạ lùng khi bạn có thể nằm xem phim cả chục tập thay vì ôn bài để ngày mai thi.

Não bộ nặng khoảng 1.2 – 1.5kg. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 3% cơ thể nhưng não bộ có vai trò quan trọng nhất. Trung bình, não cần đến 30% lượng O2 so với toàn bộ lượng O2 mà cơ thể nhận vào. Bộ não của bạn là trung tâm để suy nghĩ, quyết định, giải quyết mọi việc… Nếu có cơ hội thì nó sẵn sàng “vứt bỏ” những việc khó nhằn.

Đây chính là một trong những nguồn gốc của căn bệnh trì hoãn. Nó khiến chúng ta thường xuyên mắc phải bệnh lười, thích trì hoãn và thích “Để mai tính”. Đây là những chứng minh điển hình để giải thích cho câu hỏi thói quen trì hoãn là gì?

Tuy nhiên, mọi việc khó nhằn đó không hề mất đi. Bạn không phải không làm việc đó nữa, bạn chỉ đang kéo dài thời gian thêm. Theo Olin Miller: “Nếu bạn muốn biến một công việc dễ dàng trở nên cực kì khó khăn, chỉ cần tiếp tục trì hoãn việc đó.”

2. Nguồn gốc căn bệnh trì hoãn là do bạn thích phần thưởng ở hiện tại hơn phần thưởng trong tương lai

Bạn lập ra kế hoạch tập thể dục để giảm cân. Hay lập ra kế hoạch học từ vựng để cải thiện tiếng Anh. Nhưng bạn cứ chần chừ mãi mà không thực hiện nó.

Thực ra đó là kế hoạch cho tương lai của bạn. Tuy nhiên, bạn lại đang ở hiện tại. Dĩ nhiên não bộ sẽ tự động nghĩ về những việc ở hiện tại mà thôi. Và bản thân bạn thích phần thưởng ở hiện tại, ở trước mắt hơn là trong một tương lai xa.

Đây là nguồn gốc của căn bệnh trì hoãn. Bạn có thể đi ngủ trong lo lắng, đi chơi trong bồn chồn. Nhưng mọi việc cứ phải để mai tính!

3. Trì hoãn do ảnh hưởng bởi bạn bè, đồng nghiệp, môi trường

Ngày mai đã phải đi thi kết thúc học phần, nhưng bạn cùng lớp vẫn đang nhởn nhơ đi chơi. Bạn hỏi ai thì đều nhận được câu trả lời: Học gì? Chưa học gì hết. Bạn sẽ chẳng còn tâm trí nào để động vào đề cương khi bạn bè mình đang thảnh thơi. Đây là ảnh hưởng từ hiệu ứng đám đông. Sự trì hoãn như con virus, lây lan từ người này, sang người khác. Sự trì hoãn làm bạn thiếu tự chủ, phó mặc số phận và buông thả bản thân.

Bản thân đã không đủ tự chủ, bạn bè lại toàn những người thiếu chăm chỉ giống mình. Họ cổ vũ nhau trì hoãn. Họ cùng chìm đắm trong vũng cát lún mang tên thảnh thơi và giải trí. Họ tách biệt khỏi thế giới của sự thành công và chăm chỉ.

4. Trì hoãn vì lo sợ thất bại

Bạn cảm thấy công việc đó là quá sức với mình. Nó quá khó khăn, bạn không biết bắt đầu từ đâu. Nỗi lo sợ thất bại chính là nguồn gốc của căn bệnh trì hoãn. Bạn sẽ bị ám ảnh và luôn suy nghĩ tiêu cực. Liệu bạn có làm được không? Hậu quả nào nếu bạn thất bại? Mọi người sẽ cười chê, chế nhạo bạn thế nào.

Khi còn trẻ, bạn lại chẳng dám đương đầu với khó khăn? Chúng ta còn trẻ, thất bại chính là những bài học đầu đời. Sợ hãi khiến mọi thứ chỉ như chưa bắt đầu. Tuy nhiên, làm sao có thể thất bại khi mà bạn chưa hề bắt tay vào làm bất cứ việc gì?

Tại thời khắc quyết định, điều tốt đẹp nhất bạn có thể làm là làm việc đúng. Điều tốt nhất tiếp theo là làm việc sai. Và tồi tệ nhất là bạn trì hoãn và chẳng làm gì. Áp dụng ngay quy tắc 2 phút để có thể điều chỉnh được thói quen độc hại này.

Nguồn gốc của căn bệnh trì hoãn – “Để mai tính” chính là do thiếu tự chủ, thiếu động lực, lười nhác. Kim Tự Tháp chẳng thể xây trong một ngày. Vạn Lý Trường Thành chẳng phải từ trên trời rơi xuống. Giấc mơ sẽ chẳng thể nào được thực hiện nếu bạn không đặt một viên gạch nền móng để xây dựng ngay lúc này. Hãy sống một cuộc đời không phải nói hai từ “Giá như”!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: