[Nắm bắt ngay] Nghệ thuật quản lý 5 kiểu nhân viên thường gặp

Đánh giá post

Nghệ thuật quản lý 5 kiểu nhân viên thường gặp là một trong những phương pháp quản lý nhân sự được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi tính ưu việt và hiệu quả. Vậy nghệ thuật quản lý này có điều gì đặc biệt và triển khai trên thực tế sao cho có hiệu quả, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.

Nghệ thuật quản lý 5 kiểu nhân viên thường gặp

Sơ lược về nghệ thuật quản lý 5 kiểu nhân viên thường gặp

Nghệ thuật quản lý 5 kiểu nhân viên thường gặp là thuật ngữ dùng để chỉ phương pháp quản lý nhân sự kiểu mới dựa trên 3 yếu tố chính là: Thái độ (Attitude) , Kiến thức (Knowledges) và Kỹ năng (Skills) của nhân viên.

Theo đó, dựa vào 3 yếu tố kể trên, doanh nghiệp sẽ phân loại nhân viên thành 5 nhóm chính với các đặc điểm như sau:

  • Nhóm R0: Nhóm những nhân viên không có cả thái độ, kiến thức và kỹ năng.
  • Nhóm R1: Nhóm những nhân viên có thái độ và kỹ năng nhưng lại thiếu kiến thức.
  • Nhóm R2: Nhóm những nhân viên có thái độ tốt, kiến thức ổn nhưng lại thiếu kỹ năng.
  • Nhóm R3: Nhóm những nhân viên kiến thức, kỹ năng nhưng thái độ làm việc kém.
  • Nhóm R4: Nhóm những nhân viên hội tụ đủ 3 yếu tố đánh giá là kiến thức, thái độ và kỹ năng làm việc.

👉 Xem thêm: [Tổng hợp] Các kiểu nhân viên điển hình – Bạn thuộc loại nào?

Cách triển khai nghệ thuật quản lý 5 kiểu nhân viên thường gặp hiệu quả

Cách triển khai nghệ thuật quản lý 5 kiểu nhân viên thường gặp hiệu quả

Mỗi nhân viên thuộc một trong 5 nhóm kể trên sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Vì vậy, để quản lý tốt từng nhóm, doanh nghiệp cần sử dụng nghệ thuật quản lý 5 kiểu nhân viên thường gặp. Theo đó, mỗi nhóm sẽ có một phương thức quản lý, giao việc khác nhau. Cụ thể như sau:

Nhóm nhân viên R0

Như đã phân tích ở trên, nhóm nhân viên R0 là cụm từ được dùng để chỉ những người thiếu cả 3 yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của công việc đó là kiến thức, kỹ năng và thái độ. Với nhóm này, chúng ta sẽ có sẽ:

  • Đề xuất, từ chối nhận vào làm việc nếu nhận thấy sự thiếu sót ngay trong quá trình phỏng vấn xin việc.
  • Cho tạm dừng công việc để trau dồi kiến thức, kỹ năng và cải thiện thái độ làm việc.
  • Buộc thôi việc nếu không có bất kỳ sự cố gắng, đổi mới sau thời gian tạm dừng công việc.

Nhóm nhân viên R1

Nhóm những nhân viên có thái độ và kỹ năng nhưng lại thiếu kiến thức

Nhóm nhân viên R1 bao gồm những nhân viên có kỹ năng làm việc và thái độ cầu thị tốt nhưng lại thiếu kiến thức nền tảng. Trên thực tế, họ chính là những sinh viên mới ra trường đang làm việc trái ngành học. Theo đó, với những kỹ năng trang bị và thái độ tốt, nhóm nhân viên này xứng đáng nhận được sự đào tạo từ cấp trên. 

Doanh nghiệp có thể xây dựng lộ trình đào tạo, phát triển về kiến thức cho nhóm nhân viên R1 để họ phát triển và thuận lợi hơn trong công việc nếu nhận thấy tiềm năng của họ. Ngược lại, nếu sau thời gian đào tạo mà nhận thấy khả năng ở mảng khác thì có thể thuyên chuyển nhân viên sang bộ phận liên quan để phát triển tốt hơn.

👉 Xem thêm: Cách quản lý nhân viên hiệu quả: 7 tips bạn nhất định phải biết

Nhóm nhân viên R2

R2 là cụm từ để chỉ những nhân viên có kiến thức, thái độ làm việc nhưng lại thiếu đi kỹ năng. Nói cách khác, họ chính là những sinh viên mới tốt nghiệp Đại học. Chuyên ngành học có thể đúng nhưng kỹ năng và kinh nghiệm lại chưa có nhiều. Do đó, với nhóm nhân viên này, các công ty cần giao việc cho họ theo quy trình và giải thích rõ mục đích của nhiệm vụ đó. Và với những kiến thức nền tảng tốt, thái độ nghiêm túc, nhóm nhân viên R2 sẽ tiến bộ trông thấy trong công việc. Thời gian để quản lý, đào tạo nhóm nhân viên R2 cũng không quá dài nên người hướng dẫn chỉ cần tận tâm và kiên nhẫn một chút ở những khâu đầu tiên. 

Nhóm những nhân viên có thái độ tốt, kiến thức ổn nhưng lại thiếu kỹ năng

Nhóm nhân viên R3

R3 là một trong những kiểu nhân viên đặc biệt hầu như có mặt tại tất cả các cơ quan, công sở. Cụ thể, họ chính là những người rất giỏi. Kiến thức và kỹ năng đều là những thứ họ nằm lòng. Công việc khó đến mấy cũng không thành vấn đề với họ.

Tuy nhiên, những nhân viên thuộc nhóm R3 lại thường là những người thái độ bất mãn trong công việc và cấp trên. Theo đó, họ sẵn sàng bộc lộ sự khó chịu mà không cần che giấu. Với nhóm nhân viên này, các nhà quản lý nên sử dụng phương pháp “Lạt mềm buộc chặt”. Với phương pháp này, cấp trên sẽ giao việc cho họ kèm theo những cam kết nhất định để ràng buộc. Còn về việc thực hiện, hãy để họ tự do sáng tạo chứ không nên gò ép theo khuôn mẫu để tránh thái độ bất mãn tăng cao ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Nhóm nhân viên R4

Nhóm nhân viên R4 là nhóm nhân sự mọi doanh nghiệp khao khát sở hữu. Họ là những người không chỉ có tài mà còn có đức. Theo đó, với nhóm nhân viên này, thứ công ty cần làm là trao cho họ niềm tin, nguồn lực để họ tạo ra giá trị và lợi ích. Cùng với đó, hãy luôn đứng đằng sau và hỗ trợ họ hết mình khi cần.

Nhóm những nhân viên hội tụ đủ 3 yếu tố đánh giá là kiến thức, thái độ và kỹ năng làm việc

Hy vọng các thông tin chia sẻ về nghệ thuật quản lý 5 kiểu nhân viên thường gặp trong bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên chia sẻ bài viết và theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.

👉 Xem thêm: [Chia sẻ] Các kỹ năng lãnh đạo cần cho một nhà quản lý giỏi

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: