Ngành kỹ thuật môi trường là gì? Cơ hội việc làm sau ra trường

Đánh giá post

Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp đã gây ra những ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường. Nhu cầu nhân sự các ngành học có thể giải quyết triệt để vấn đề này theo đó cũng tăng lên. Nổi bật trong đó phải kể đến ngành kỹ thuật môi trường. Vậy ngành kỹ thuật môi trường là gì? Học ở đâu, ra trường có cơ hội việc làm nào tốt?

Ngành kỹ thuật môi trường: Học ở đâu? Ra trường làm gì?

1. Tìm hiểu chung về ngành kỹ thuật môi trường

Ngành kỹ thuật môi trường là ngành học nghiên cứu về kỹ thuật, công nghệ ngăn ngừa ô nhiễm, thu hồi, tái chế sử dụng chất thải thông qua biện pháp sinh – lý – hóa học. Ngoài ra, ngành học này cũng trang bị nhóm kiến thức liên quan đến công cụ quản lý môi trường, đánh giá tác động cũng như tìm kiếm giải pháp xử lý ưu việt nhất.

Tìm hiểu chung về ngành kỹ thuật môi trường

2. Ngành kỹ thuật môi trường học những gì?

Sinh viên Kỹ thuật môi trường được trang bị đầy đủ lý thuyết và thực hành phục vụ cho mục tiêu bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường. Trong đó, không thể không kể đến các môn học chuyên sâu như:

  • Công nghệ môi trường và các kỹ năng quản lý môi trường.
  • Những phương pháp sử dụng để đánh giá ô nhiễm môi trường.
  • Công cụ, kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và các phương pháp tái chế, xử lý tài nguyên ô nhiễm.
  • Thiết kế, thi công, bảo trì, vận hành công trình xử lý chất thải, tài nguyên ô nhiễm và các vấn đề môi trường khác.
Ngành kỹ thuật môi trường học những gì?

3. Ngành kỹ thuật môi trường có được ưa chuộng?

Khi môi trường không còn là vấn đề riêng của một quốc gia, lãnh thổ hay địa phương mà đã trở thành mối quan tâm của toàn nhân loại, nhu cầu nhân sự ngành kỹ thuật môi trường cũng ngày một tăng. Mức độ ưu tiên trong lựa chọn ngành học của các bạn học sinh, sinh viên theo đó cũng lớn dần.

So sánh với thời điểm cách đây một vài năm, số lượng nguyện vọng ngành kỹ thuật môi trường có sự chênh lệch lớn. Với tình hình hiện tại, ngành học này sẽ nhanh chóng trở thành xu hướng mới gây sốt trong tương lai.

Ngành kỹ thuật môi trường có được ưa chuộng?

4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật môi trường

Nhắc đến kỹ thuật môi trường, nhiều bạn trẻ thường cho rằng đây là ngành học khô khan, nặng về lý thuyết. Theo đó, bạn chỉ cần chịu khó ghi nhớ kiến thức là có thể trở thành sinh viên xuất sắc với hàng dài công việc hấp dẫn khi ra trường. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Ngành kỹ thuật môi trường cần nhiều kỹ năng, tố chất hơn ở người học. Vì vậy, hãy tham khảo các tiêu chí sau để xác định bản thân có thực sự phù hợp với ngành kỹ thuật môi trường hay không:

  • Yêu thiên nhiên, yêu môi trường cũng như tất cả các yếu tố có mối quan hệ, gắn kết chặt chẽ với môi trường.
  • Có ý thức bảo vệ môi trường, mong muốn được làm những điều tốt đẹp để phát triển môi trường bền vững.
  • Tư duy logic, khả năng phân tích vấn đề nhanh.
  • Có khả năng, thế mạnh ở các môn học như Sinh học, Hóa học, Vật Lý.
  • Khả năng nghiên cứu, phân tích và đào sâu để tìm kiếm những giải pháp môi trường tốt nhất.
  • Chăm chỉ, chịu khó, không ngại vất vả và nghiêm túc, tỉ mỉ với các công việc nhiệm vụ trong học tập, nghiên cứu.

5. Ngành kỹ thuật môi trường thi khối gì?

Đối với ngành kỹ thuật môi trường, bạn có thể có rất nhiều lựa chọn khác nhau trong lựa chọn khối thi. Cụ thể, ngành học này bao gồm đến 17 khối thi khác nhau như sau:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa).
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh).
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh).
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh).
  • Khối A02 (Toán, Lý, Sinh).
  • Khối A06 (Toán, Hóa, Địa).
  • Khối A11 (Toán, Hóa, GDCD).
  • Khối A16 (Toán, KHTN, Văn).
  • Khối B01 (Toán, Sinh, Sử).
  • Khối B02 (Toán, Sinh, Địa).
  • Khối B03 (Toán, Sinh, Văn).
  • Khối C01 (Văn, Toán, Lý).
  • Khối C02 (Văn, Toán, Hóa).
  • Khối C08 (Văn, Hóa, Sinh).
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh).
  • Khối D08 (Toán, Sinh, Anh).
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh).
Ngành kỹ thuật môi trường thi khối gì?

6. Học kỹ thuật môi trường tại trường nào?

Điểm chuẩn ngành kỹ thuật môi trường tại một số trường đào tạo chất lượng trong 3 năm tuyển sinh liên 2020, 2021, 2022 được cập nhật như sau:

Khu vực Tên trường Tổ hợp xét tuyển Điểm xét tuyển 2020 Điểm xét tuyển 2021 Điểm xét tuyển 2022
Miền Bắc Đại học Xây dựng Hà Nội A00, B00, D07 16 16 16
Đại học Thủ Đô Hà Nội A00, B00, D07, D08 18 25 25
Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội A00, B00, A01, D07 18 18.5 20
Đại học Công nghiệp Hà Nội A00, B00, D07 18.5 20.5 18.65
Đại học Tài nguyên và Môi trường A00, B00, D01, C08 15 18 17.5
Đại học Điện lực A00, A01, D01, D07 15 15 16
Đại học Công nghệ Giao thông vận tải A00, A01, D01, D07 15.5 16 20
Miền Trung Đại học Đà Lạt A00, B00, D90, D07, 15 18 18
Đại học Tây Nguyên A00, B00, B08, A02 15 15 23.3
Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng A00, B00, A01, D01 19.1 15.05 16.77
Miền Nam Đại học Tài nguyên Môi trường TP.HCM A00, B00, A01, A02 14 15 20
Đại học Sài Gòn A00, B00 16.1 – 17.1 16 15.5
Đại học Công nghiệp TP.HCM A00, B00, D07, C02 17 17 19
Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM A00, B00, D07, D08 17 18 17

7. Học ngành kỹ thuật môi trường ra trường làm gì?

Với nhu cầu tuyển dụng lớn của ngành kỹ thuật môi trường, bạn gần như không phải lo lắng về tình trạng thiếu việc làm sau tốt nghiệp. Nếu thực sự quyết tâm theo đuổi đến cùng, bạn có được hàng loạt những lựa chọn công việc chất lượng như:

  • Kỹ sư môi trường làm việc trong các doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước, công ty đa quốc gia.
  • Chuyên viên khắc phục sự cố chất thải trong doanh nghiệp cấp nước, xử lý khí thải,..
  • Nhân viên nghiên cứu, vận hành công trình công nghệ, lắp đặt thiết bị giám sát, kiểm tra chất lượng môi trường.
  • Chuyên viên tư vấn môi trường chuyên lĩnh vực pháp luật môi trường tại các doanh nghiệp, tập đoàn.
  • Cán bộ cấp quản lý, kỹ sư môi trường công tác tại Bộ, Sở Tài nguyên môi trường.
  • Giảng viên giảng dạy, nghiên cứu chuyên sâu về trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường.
Học ngành kỹ thuật môi trường ra trường làm gì?

8. Mức lương dành cho ngành kỹ thuật môi trường

Theo các cuộc khảo sát của các trường đại học top đầu, mức lương sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường có thể nhận được sau khi tốt nghiệp đạt ngưỡng trung bình, dao động từ 5-7 triệu đồng.

Từ 2-3 năm kinh nghiệm, mức này có thể tăng hơn một chút, đạt 7-10 triệu đồng/tháng. Sở hữu từ 4 năm kinh nghiệm trong ngành, bạn có cơ hội nhận mức lương cơ bản từ 13-15 triệu đồng.

Ở trình độ cao hơn hoặc đảm nhiệm cấp quản lý, mức thu nhập có thể lên tới hơn 20 triệu đồng/tháng. Tại các tập đoàn nước ngoài, mức này cao hơn nhiều, thậm chí là gấp đôi, gấp ba công ty trong nước.

Ngành kỹ thuật môi trường không mới nhưng được đánh giá nhanh chóng trở thành xu hướng trong tương lai không xa. Vì vậy, nếu có niềm đam mê với môi trường cùng khát khao thay đổi môi trường sống tốt đẹp hơn, bạn hãy chuẩn bị những bước đầu tiên. Cùng với đó, hãy học tập, nghiên cứu và trau dồi kỹ năng để có thêm hành trang trước khi bước vào cánh cổng đại học.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: