Ngành Kinh Tế Xây Dựng Là Gì? Sinh Viên Kinh Tế Xây Dựng Ra Làm Gì?

Đánh giá post

Kinh tế xây dựng là một ngành chuyên sâu của nhóm ngành xây dựng. Ngành này được kết hợp giữa hai mảng lĩnh vực về kinh tế và quản lý xây dựng, đáp ứng các yêu cầu liên quan giữa tài chính, kinh tế và quá trình xây dựng, triển khai dự án xây dựng. Khảo sát trên các diễn đàn, câu hỏi được khá nhiều tân sinh viên đặt ra là ngành kinh tế xây dựng học ở đâu và ra trường làm gì? Toàn bộ những điều đó sẽ được JobsGO giải đáp trong nội dung dưới đây!

1. Ngành Kinh Tế Xây Dựng Là Gì?

Kinh tế xây dựng (Construction economics) – Mã ngành: 7580301. Là ngành có kiến thức tổng hợp hai lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng. Nhiệm vụ cụ thể của ngành kinh tế xây dựng là thống kê, tài chính, kế toán; thẩm tra và thẩm định dự toán, quyết toán công trình xây dựng; thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng,…

Kinh tế xây dựng là ngành gì?

Sinh viên ngành kinh tế xây dựng được trang bị kiến thức chuyên ngành và được tập trung nâng cấp kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng thuyết phục đàm phán,… nhằm đáp ứng tốt yêu cầu công việc sau khi ra trường.

2. Mục Tiêu Đào Tạo Của Ngành Kinh Tế Xây Dựng

Mục tiêu chính của ngành kinh tế xây dựng là trang bị cho sinh viên nền tảng vững chắc về quản lý dự án, phân tích tài chính và đánh giá kinh tế trong lĩnh vực xây dựng. Thông qua chương trình học, người học sẽ phát triển kỹ năng lập kế hoạch, dự toán chi phí và tối ưu hóa nguồn lực trong các công trình xây dựng.

Ngành cũng chú trọng đào tạo khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường và công nghệ mới. Cuối cùng, sinh viên sẽ được rèn luyện tư duy phân tích, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm – những yếu tố quan trọng để thành công trong môi trường làm việc thực tế.

3. Ngành Kinh Tế Xây Dựng Học Gì?

Là sự kết hợp giữa kinh tế và quản lý xây dựng, nên khi theo đuổi ngành kinh tế xây dựng, bạn sẽ phải học rất nhiều môn từ đại cương đến chuyên ngành. Cụ thể như sau:

I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG
Giải tích
Đại số tuyến tính
Ngoại ngữ 1, 2
Pháp luật đại cương
Tin học đại cương
Giáo dục thể chất
Giáo dục Quốc phòng
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2
Đường lối Cách mạng Đảng CSVN
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Xác suất thống kê
Kỹ năng làm việc nhóm
II. KIẾN THỨC THEO CƠ SỞ NGÀNH VÀ CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Kinh tế học
Hình họa và vẽ kỹ thuật
Nguyên lý thống kê
Kinh tế lượng
Địa kỹ thuật
Tài chính tiền tệ
Trắc địa đại cương
Điều tra quy hoạch
Công trình nhân tạo 1, 2
Sức bền vật liệu
Xây dựng đường ô tô
Thiết kế đường ô tô
Đo bóc khối lượng xây dựng
Máy xây dựng
Vật liệu xây dựng
Cơ học xây dựng
Thực tập kỹ thuật
Học phần tự chọn:
Khoa học quản lý
Pháp luật kinh tế
Pháp luật xây dựng
Quản trị kinh doanh
Tài chính doanh nghiệp xây dựng
Quản lý hợp đồng xây dựng
Thị trường tài chính
Thủy văn
Đường sắt
Quản lý dự án đầu tư xây dựng
III. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
1. Kinh tế – Quản lý khai thác cầu đường
a) Học phần bắt buộc
Kinh tế quản lý khai thác công trình cầu đường
Kế toán đơn vị khai thác
Tổ chức thi công bảo dưỡng sửa chữa công trình
Bảo dưỡng, sửa chữa đường ô tô
Kế hoạch khai thác và an toàn giao thông
Khai thác và kiểm định cầu
Phân tích hoạt động khai thác công trình
Định mức kỹ thuật và định giá khai thác thác cầu đường
Đồ án tốt nghiệp
Thực tập tốt nghiệp
b) Học phần tự chọn
Quản lý đơn vị khai thác
Thống kê khai thác cầu đường
Quản lý tài chính trong khai thác công trình cầu đường
Thanh toán, quyết toán trong xây dựng
2. Kinh tế xây dựng công trình giao thông
a) Học phần bắt buộc
Lập và phân tích dự án đầu tư
Kế toán xây dựng cơ bản
Kinh tế xây dựng
Tổ chức và quản lý thi công xây dựng
Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa
Thống kê đầu tư xây dựng
Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp xây dựng
Định mức kỹ thuật và định giá sản phẩm xây dựng
Đồ án tốt nghiệp
Thực tập tốt nghiệp
b) Học phần tự chọn
Marketing trong xây dựng
Lập hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu trong xây dựng
Hạch toán nội bộ
Thanh toán, quyết toán trong xây dựng

4. Ngành Kinh Tế Xây Dựng Có Được Ưa Chuộng Không?

Kinh tế xây dựng là một ngành có nhiều cơ hội nghề nghiệp và được đông đảo sinh viên lựa chọn. Ngành này kết hợp giữa hai lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng, đáp ứng các yêu cầu liên quan giữa tài chính, kinh tế và quá trình xây dựng, triển khai dự án. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể tham gia vào các công việc như: Lập và thẩm định dự án, dự toán, quyết toán, đấu thầu, hợp đồng, quản lý chi phí, kiểm toán, định giá và quản lý chất lượng trong xây dựng,…

Ngành kinh tế xây dựng cũng được ưa chuộng bởi nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này ngày càng tăng. Đặc biệt khi nước ta đang bước vào thời kỳ mở cửa phát triển, hệ thống xây dựng sẵn sàng hội nhập kinh tế thế giới. Ngoài ra, ngành này cũng có mức lương khá cao, cơ hội rộng mở, vì vậy lại càng được nhiều bạn trẻ quan tâm chú ý đến..

5. Cách Xác Định Bạn Có Phù Hợp Với Ngành Kinh Tế Xây Dựng

Bất cứ ngành học nào, bạn cũng cần xem xét thật kỹ bản thân có thực sự phù hợp với ngành đó hay không và cần xét trên nhiều phương diện. Với ngành kinh tế xây dựng, do đặc thù công việc khô khan nên ngành này yêu cầu khá cao về mặt nhân sự.

5.1. Yêu Thích Ngành Kinh Tế Xây Dựng

Như đã đề cập ở trên, ngành kinh tế xây dựng cần học rất nhiều, từ kiến thức chuyên môn đến thực hành kỹ năng. Chắc chắn sẽ có những khó khăn nhất định, để vượt qua được và theo đuổi ngành bạn cần phải có đam mê. Một khi yêu thích và có hứng thú với ngành sẽ giúp bạn tìm cách giải quyết vấn đề và phát triển tốt nhất.

Đặc thù ngành kinh tế xây dựng yêu cầu khá cao về mặt nhân sự

5.2. Kỹ Năng Phân Tích

Kỹ năng phân tích cực kỳ quan trọng với kinh tế xây dựng. Bởi vì nó dùng để đánh giá khả năng thực hiện của dự án, ước lượng nguồn kinh phí cần thiết trước khi bắt đầu các kế hoạch xây dựng. Đây là kỹ năng cần thiết nếu bạn làm việc ở vị trí thẩm định các dự án trong các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm. Dựa vào kiến thức chuyên môn, khả năng phân tích vấn đề, bạn sẽ đưa ra nhận định chính xác về tiềm năng phát triển của dự án trong tương lai khi thực hiện để đảm bảo các khoản vay được trả lại đúng hạn.

5.3. Có Tính Kỷ Luật

Một kỹ sư kinh tế xây dựng muốn hoàn thành công việc cần phải có tính kỷ luật cao luôn tuân thủ thời gian và ngân sách của dự án. Bạn cần phải biết cách lên kế hoạch chi tiết, phù hợp và quản lý thời gian tài nguyên, tuân thủ thực hiện mục tiêu, từ đó đảm bảo rằng dự án được hoàn thành đúng hạn và theo yêu cầu của cấp trên.

5.4. Có Tinh Thần Trách Nhiệm

Bạn cũng cần phải có tinh thần trách nhiệm để đảm bảo mọi dự án được giao luôn đúng thời gian, đạt hiệu quả một cách chính xác và an toàn. Trong mọi tình huống bạn phải có trách nhiệm với công việc hoàn thành đến cùng, không trốn tránh, không đùn đẩy kể cả khi có rủi ro xảy ra. Ngoài ra, tinh thần làm việc này còn được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao và trọng dụng.

5.5. Kỹ Năng Đàm Phán

Khi theo đuổi ngành kinh tế xây dựng, bạn sẽ là người vận dụng trí tuệ và kiến thức chuyên môn để quản lý, giám sát các dự án xây dựng từ giai đoạn lên ý tưởng đến khi hoàn thành. Công việc đòi hỏi khả năng phân tích, ra quyết định và quản lý tài chính sắc bén. Bạn thường xuyên tham gia vào các cuộc đàm phán quan trọng với đối tác kinh doanh, nơi mà kỹ năng giao tiếp và thuyết phục đóng vai trò quyết định.

Để thành công, việc tạo ra sự cân bằng giữa lợi ích của các bên liên quan là vô cùng quan trọng. Kỹ năng đàm phán sẽ giúp bạn không chỉ đề xuất những ý tưởng có lợi cho doanh nghiệp mà còn thuyết phục đối tác bằng cách chỉ ra những lợi ích cụ thể mà họ có thể đạt được.

5.6. Kỹ Năng Làm Việc Độc Lập

Yêu cầu của ngành kinh tế xây dựng là có kỹ năng làm việc độc lập không đồng nghĩa với việc bạn bị tách biệt khỏi môi trường làm việc chung. Thay vào đó, nó thể hiện khả năng tự quản lý và chủ động trong công việc. Bạn cần có khả năng tập trung hoàn thành các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả, đồng thời luôn cập nhật kiến thức mới và phát triển các kỹ năng cần thiết.

Mặt khác, tương tác và hợp tác với đồng nghiệp vẫn là một phần không thể thiếu trong môi trường làm việc. Bạn có cơ hội học hỏi từ thành công của người khác, cải thiện kỹ năng của mình thông qua những góp ý và phản hồi. Quan trọng hơn, việc xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp tạo ra một mạng lưới hỗ trợ đáng tin cậy, nơi bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.

6. Ngành Kinh Tế Xây Dựng Thi Khối Gì?

Khối thi Môn học
A00 Toán, Vật lý, Hóa học
A01 Toán, Vật lý, Tiếng Anh
A09 Toán, Địa Lý, GDCD
C01 Toán, Vật Lý, Ngữ Văn
C14 Toán, Ngữ Văn, GDCD
D01 Toán, Văn, Tiếng Anh
D02 Toán, Ngữ Văn, Tiếng Nga
D07 Toán, Hóa học, Tiếng Anh
D08 Toán, Sinh Học, Tiếng Anh

7. Học Ngành Kinh Tế Xây Dựng Tại Trường Nào?

Danh sách các trường đào tạo ngành kinh tế xây dựng được đánh giá cao, có tỷ lệ 98% sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm ngay:

Khu vực

Tên trường Tổ hợp môn xét tuyển Điểm chuẩn 2024

Miền Bắc

Đại học Kiến Trúc A00; A01; C01; D01 23,6
Đại học Xây dựng Hà Nội A00; A01; D01; D07 23,9
Đại học Giao thông Vận tải A00; A01; D01; D07 24,45
Đại học Thủy Lợi A00; A01; D01; D07 23,25
Đại học Công nghệ Giao thông vận tải A00; A01; D01; D07 23,75
Đại Học Quốc Tế Bắc Hà A00; A01; A04; A06; D01 15,5
Đại học Phương Đông A00; A01; C01; D01 15
Miền Trung Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng A00; A01 21,6
Đại học Khoa học và Kỹ thuật – Đại học Huế A00; A01; C01; D01 15,75
Phân hiệu đại học Huế A00; A01; C01; D01 15
Đại học Vinh A00; A01; B00; D01 16
Đại học Xây dựng Miền Trung A00; A01; C01; D01 15
Miền Nam Đại học Giao thông Vận tải TPHCM A00; A01; D01; D07 19

8. Học Kinh Tế Xây Dựng Ra Trường Làm Gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế xây dựng có thể đảm nhận các công việc trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; quản lý nhà nước, doanh nghiệp về xây dựng… Bao gồm:

8.1. Kỹ Sư Kinh Tế Xây Dựng

Vị trí phổ biến và thường xuyên thấy nhất chính là kỹ sư kinh tế xây dựng. Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về tính toán, phân tích và hoạch định cho các dự án, quản lý chi phí và các công việc khác từ giai đoạn lập hồ sơ đến kiểm tra, thẩm định. Có thể nói kỹ sư kinh tế xây dựng không thể thiếu trong các dự án xây dựng hiện nay. Cũng vì lý do này mà cơ hội tìm việc làm cho vị trí này rất lớn. Bạn có thể làm trong các doanh nghiệp Việt Nam hoặc công ty nước ngoài với mức lương hấp dẫn.

8.2. Thanh Tra Xây Dựng

Học ngành kinh tế xây dựng sau khi ra trường bạn cũng có thể làm thanh tra xây dựng. Vị trí này sẽ đòi hỏi ở người làm những yêu cầu khá khắt khe từ đạo đức nghề nghiệp đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra trong lĩnh vực xây dựng. Công việc này khá phù hợp với những bạn thích sự ổn định của nhà nước. Tuy mức lương không quá cao nhưng bù lại bạn sẽ không phải lo lắng khi thị trường việc làm có nhiều biến động, thất nghiệp tràn lan.

Ngành kinh tế xây dựng làm gì?

8.3. Chuyên Viên Thẩm Định Giá Xây Dựng

Chuyên viên thẩm định giá không chỉ có trong ngành ngân hàng mà nó xuất hiện ở lĩnh vực xây dựng. Về cơ bản thì nhiệm vụ chính của bạn sẽ là đánh giá giá trị thực tế của dự án xây dựng so với thị trường. Tùy thuộc vào quy mô công ty mà bạn cũng có thể phải đảm nhận thêm về hồ sơ thẩm định, hợp đồng, báo giá,… Có thể nói, đây là môi trường khá phù hợp với bạn sau khi ra trường, cần học hỏi thêm về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng thực tiễn. Đây sẽ là bước đệm để bạn phát triển hơn về mức lương và vị trí sau này.

8.4. Kế Toán Xây Dựng

Kế toán xây dựng thường có ở hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Thế nhưng ở công ty, tập đoàn lớn thì vị trí này mới thật sự rõ ràng. Nhiệm vụ chính của bạn chính là bóc tách chi phí hạch toán dựa trên giá trị dự toán của công trình. Từ đó giúp doanh nghiệp nắm được chi phí trong dự toán và đưa ra kế hoạch phù hợp nhất.

Mỗi dự án, công trình lại có những hạng mục dự toán khác nhau. Vì vậy người kế toán xây dựng không những phải chắc về kiến thức chuyên môn mà còn phải nhanh nhạy trong việc tổng hợp, phân tích số liệu để đưa ra kết quả chính xác.

8.5. Giảng Viên

Giảng viên kinh tế xây dựng tại các trường đại học cũng là một lựa chọn tốt, phù hợp với người yêu thích bục giảng, có kỹ năng sư phạm, truyền đạt tốt. Tuy nhiên sau khi ra trường bạn cần phải tiếp tục theo học lên thạc sĩ, tiến sĩ để đảm bảo điều kiện giảng dạy. Đồng thời bạn cũng cần cập nhập kiến thức mới trong ngành để đưa vào bài học, từ đó giúp sinh viên học tập hiệu quả hơn.

Học kinh tế xây dựng ra làm gì?

Nếu bạn có trình độ chuyên môn tốt, kiến thức chuyên ngành vững, thêm điểm cộng ưu thế với tiếng Anh và vi tính, cùng các kỹ năng hoạt động nhóm cần thiết, sẽ không khó để bạn tìm ra một công việc phù hợp.

8.6. Chuyên Gia Tư Vấn Gói Thầu, Nghiên Cứu Dự Án Xây Dựng

Chuyên gia tư vấn gói thầu và nghiên cứu dự án xây dựng đảm nhận công việc phân tích, đánh giá thị trường xây dựng. Bạn sẽ tiến hành các cuộc khảo sát chi tiết, thu thập dữ liệu về xu hướng ngành, giá cả vật liệu và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng. Từ những thông tin này, bạn phát triển các chiến lược đầu tư hiệu quả và đề xuất giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp. Công việc của bạn không chỉ giúp các công ty xây dựng đưa ra quyết định sáng suốt mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của toàn bộ dự án.

9. Mức Lương Dành Cho Ngành Kinh Tế Xây Dựng

Theo khảo sát của JobsGO, mức lương dành cho ngành kinh tế xây dựng ở mỗi trình độ bằng cấp sẽ có sự khác biệt như sau:

Trình độ Mức lương
Cao đẳng 8,5 – 15 triệu đồng/ tháng.
Đại học 10 – 18,5 triệu đồng/ tháng.
Cao học 15 – 23 triệu đồng/ tháng.

10. Cơ Hội Việc Làm Ngành Kinh Tế Xây Dựng

Ngành kinh tế xây dựng đang mở ra một chân trời rộng lớn với vô vàn cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Sự phát triển không ngừng của đô thị hóa và nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tăng đã tạo ra một thị trường việc làm sôi động cho các kỹ sư kinh tế xây dựng. Bạn có thể lựa chọn làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thiết kế, quản lý dự án cho đến giám sát công trình và tư vấn kỹ thuật. Đặc biệt, với xu hướng xây dựng xanh và bền vững đang ngày càng phổ biến, kỹ sư kinh tế xây dựng còn có cơ hội tham gia vào các dự án tiên phong, áp dụng công nghệ mới, vật liệu thân thiện với môi trường.

Sự hội nhập quốc tế cũng mở ra nhiều cánh cửa mới cho các kỹ sư kinh tế xây dựng. Bạn có thể tham gia vào các dự án quy mô lớn ở nước ngoài, học hỏi từ các chuyên gia hàng đầu thế giới và nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình. Lĩnh vực nghiên cứu, phát triển trong ngành xây dựng cũng đang thu hút nhiều nhân tài, tạo cơ hội cho các kỹ sư đóng góp vào sự tiến bộ của ngành.

Với sự đa dạng trong cơ hội nghề nghiệp và tiềm năng phát triển lâu dài, ngành xây dựng đang chứng tỏ là một lựa chọn nghề nghiệp đầy hứa hẹn cho những ai đam mê sáng tạo, muốn để lại dấu ấn trong việc xây dựng tương lai.

11. Những Thách Thức Của Ngành Kinh Tế Xây Dựng

Thách thức của ngành kinh tế xây dựng nằm ở tai nạn nghề nghiệp và kiến thức, cụ thể:

  • Tai nạn nghề nghiệp: Ngành kinh tế xây dựng đòi hỏi thường xuyên làm việc tại các công trường, nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn lao động. Mặc dù các biện pháp phòng ngừa luôn được áp dụng, nhưng tai nạn nghề nghiệp vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đây là một thách thức lớn, đòi hỏi bạn phải luôn cảnh giác và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn.
  • Dễ vào nhưng khó ra trường: Nổi tiếng là một ngành học khó nên bạn thường phải đối mặt với áp lực học tập lớn, dẫn đến tình trạng thi lại và kéo dài thời gian học tập.
  • Kiến thức nặng: Chương trình đào tạo ngành kinh tế xây dựng bao gồm một loạt các môn học phức tạp, kết hợp giữa kiến thức kinh tế và kỹ thuật xây dựng. Đây là sự giao thoa của hai lĩnh vực đòi hỏi tư duy phân tích sâu sắc và kỹ năng ứng dụng thực tế. Bạn cần có khả năng tư duy linh hoạt, nhạy bén để nắm bắt và áp dụng hiệu quả những kiến thức đa dạng này.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội, ngành kinh tế xây dựng là một ngành nghề mới và có tiềm năng phát triển. Nếu bạn yêu thích ngành xây dựng, có kiến thức về thị trường lao động, JobsGO khuyên bạn đừng bỏ lỡ ngành học kinh tế xây dựng để trau dồi và nâng cấp chuyên môn!

Câu hỏi thường gặp

1. Con Gái Có Nên Học Ngành Kinh Tế Xây Dựng Không?

Có. Vì đây là sự kết hợp giữa kinh tế và quản lý, các yêu cầu công việc đều cần đến sự tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác tuyệt đối, đây là tố chất mà ở nữ giới vốn có sẵn.

2. Các Phần Mềm Phổ Biến Được Sử Dụng Trong Ngành Kinh Tế Xây Dựng?

Một số phần mềm phổ biến được sử dụng trong ngành kinh tế xây dựng bao gồm: Microsoft Excel, AutoCAD, Revit, SPSS, SAP2000,...

3. Tác Động Của Công Nghệ 4.0 Đến Ngành Kinh Tế Xây Dựng?

Công nghệ 4.0 đang tạo ra những thay đổi đáng kể trong ngành kinh tế xây dựng như: công nghệ blockchain ra đời giúp tăng tính minh bạch trong hợp đồng, big data giúp tối ưu hóa quản lý chuỗi cung ứng,...

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: