Ngành công nghiệp trọng điểm là gì? Vai trò của các ngành

4.5/5 - (2 votes)

Ngành công nghiệp trọng điểm có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc gia. Tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này cùng tìm hiểu qua thông tin dưới đấy nhé!

1. Ngành công nghiệp trọng điểm là gì?

Hiểu đơn giản thì ngành công nghiệp trọng điểm là những ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao về giá trị sản lượng. Nó được xác định dựa vào chiến lược phát triển kinh tế quốc gia và nhiều yếu tố khác. Hiện nay tại Việt Nam có một số ngành công nghiệp trọng điểm như: Chế biến lương thực – thực phẩm, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, năng lượng,…

2. Ngành công nghiệp trọng điểm có đặc điểm gì?

Trong cơ cấu của ngành công nghiệp thì công nghiệp trọng điểm là một phần vô cùng quan trọng. Nó mang những đặc điểm riêng như:

Đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm
  • Ngành công nghiệp trọng điểm được xem là những hoạt động kinh tế quan trọng của quốc gia. Mục tiêu chính của các ngành công nghiệp này chính là tạo lợi nhuận nhằm thúc đẩy kinh tế đất nước tăng trưởng.
  • Ngành công nghiệp trọng điểm chủ yếu là các ngành sản xuất. Hầu hết các ngành công nghiệp trọng điểm tại Việt Nam đều thuộc danh sách ngành nghề độc hại nên thường xây dựng những biện pháp bảo hộ riêng cho người lao động khi làm việc và môi trường.
  • Ngành công nghiệp trọng điểm luôn đi đầu trong việc áp dụng các tiến bộ về khoa học – công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, tăng năng suất, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

3. Ngành công nghiệp trọng điểm có vai trò thế nào?

Công nghiệp trọng điểm là ngành sản xuất vật chất phục vụ nền kinh tế quốc gia. Vì vậy mà nó sẽ bao gồm các ngành công nghiệp chuyên môn hóa, thực hiện các chức năng khai thác, sửa chữa, chế biến. Sản phẩm của ngành là toàn bộ công cụ lao động, trong đó có cả nguồn nhân lực để tạo ra các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của xã hội, con người.

Vai trò của các ngành công nghiệp trọng điểm

Trong thị trường kinh tế hàng hóa phát triển, sản xuất công nghiệp hoạt động theo nhu cầu của các quan hệ sản xuất nhằm:

  • Tác động đến sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm.
  • Đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ vào phát triển sản xuất.
  • Thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước nhằm mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
  • Nâng cao năng lực phòng thủ, quốc phòng và tiềm lực kinh tế cho đất nước.

Không những vậy, ngành công nghiệp trọng điểm còn có vai trò quan trọng với nền kinh tế quốc dân như:

  • Công nghiệp trọng điểm là ngành sản xuất vật chất cơ bản cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, trình độ phát triển công nghiệp là tiêu chuẩn để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một đất nước.
  • Công nghiệp trọng điểm phát triển vừa thể hiện sự phát triển lực lượng sản xuất trong xã hội, vừa cho thấy trình độ phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Từ đó nó có phần nào ảnh hướng đến tình hình nền kinh tế quốc dân.
  • Công nghiệp sở hữu lực lượng sản xuất tiến bộ sẽ tạo ra quan hệ sản xuất tiên tiến, từ đó thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân phát triển.
  • Công nghiệp trọng điểm là chỗ tập hợp và phát triển các công cụ sản xuất nhằm tăng năng suất và tăng lợi nhuận. Từ đó thu nhập của người lao động cũng được cải thiện hơn rất nhiều.
  • Trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghiệp trọng điểm đóng vai trò đem các thành quả công nghệ vào ngành kinh tế qua việc đưa trang thiết bị vào phục vụ quá trình sản xuất, từng bước thúc đẩy phát triển khoa học – kỹ thuật để cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm.
  • Trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa, công nghiệp trọng điểm đóng vai trò tiền đề vật chất thay đổi tư tưởng, văn hóa của người lao động. Từ đó cải thiện đời sống vật chất – tình thân giúp cuộc sống tiên tiến hơn.

4. Các ngành công nghiệp trọng điểm nổi bật ở nước ta

Hiện nay tại Việt Nam có những ngành nghề thuộc ngành công nghiệp trọng điểm sau:

4.1 Công nghiệp năng lượng

Năng lượng là một nguồn tài nguyên rất quan trọng phục vụ cho tất cả mọi hoạt động của xã hội. Nó ảnh hưởng đến mọi ngành kinh tế – hoạt động đều cần đến năng lượng. Do đó, muốn mọi thứ trong xã hội được vận hành suôn sẻ, nền kinh tế phát triển vượt bậc thì công nghiệp năng lượng chính là ngành vô cùng quan trọng.

Công nghiệp năng lượng

Tại Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú để phát triển ngành công nghiệp năng lượng như: Than, nguồn nước, than bùn, dầu khí… với trữ lượng lớn ở các tỉnh như Quảng Ninh, Thái Nguyên, Đồng Nai,…. Ngành công nghiệp này đang hướng đến phát triển các nguồn năng lượng sạch như: Điện năng từ gió, thủy triều,..

4.2 Công nghiệp chế biến thực phẩm

Công nghiệp chế biến thực phẩm cũng được liệt vào danh sách những ngành công nghiệp trọng điểm tại Việt Nam. Bởi nước ta có nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú từ nền nông nghiệp lâu đời. Nhờ vậy mà chế biến lương thực, cây công nghiệp, rau củ, thực phẩm chăn nuôi, thủy sản,… luôn có nguồn cung rất lớn.

Công nghiệp chế biến thực phẩm

Nhờ có khoa học kỹ thuật phát triển, quá trình sản xuất ngày càng hiệu quả hơn, năng suất tăng cao. Qua quy trình chế biến từ các nhà máy sản xuất, áp dụng công nghệ sau thu hoạch  thực phẩm được đóng gói đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn quốc tế để cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế. Ngành công nghiệp này đã mang về nguồn thu cực khủng cho nền kinh tế nước nhà.

>>> Đọc thêm: Mô tả công việc nhân viên chế biến

4.3 Công nghiệp dệt may

Công nghiệp may thuộc nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Với ưu thế nguồn lao động dồi dào, giá rẻ nên ngành này được nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hoạt động sản xuất tại Việt Nam. Ngành này thu hút một số lượng lớn lao động nữ, đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động phổ thông và tạo nguồn thu nhập ổn để họ nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

Công nghiệp dệt may

4.4 Công nghiệp điện

Ngành công nghiệp điện tại nước ta gồm có nhiệt điện và thủy điện. Hoạt động sản xuất – kinh doanh ngày càng phát triển khiến nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao. Không những thế, lợi thế về hệ thống sông ngòi và nguồn tài nguyên phong phú thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp điện. Vì vậy mà nó là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm được đầu tư để phát triển tại Việt Nam.

Tại nước ta hiện nay có khá nhiều nhà máy thủy điện như: Thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Trị An, Đồng Nai,.. Nhiệt điện có: Nhiệt điện Phả Lại, Phú Mỹ,.. Ngành công này được liệt vào ngành nghề nguy hiểm, độc hại nên luôn có những biện pháp bảo hộ riêng và chính sách ưu đãi hấp dẫn cho người lao động.

4.5 Một số ngành công nghiệp nặng khác

Ngoài những ngành công nghiệp trọng điểm như trên đã chia sẻ, hiện nay còn có một số ngành công nghiệp nặng khác như:

  • Ngành công nghiệp cơ khí – điện tử: Ngành này có cơ cấu sản phẩm vô cùng đa dạng, phong phú và thường tập trung ở các thành phố lớn hoặc những khu vực đông dân cư để tận dụng nguồn lao động dồi dào.
  • Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Thường tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long với nguồn nguyên vật liệu dồi dào.

Bài viết trên của JobsGO đã cung cấp đến bạn rất nhiều thông tin bổ ích về ngành công nghiệp trọng điểm hiện nay tại Việt Nam. Hy vọng nó hữu ích và giúp phần nào trong quá trình lựa chọn ngành nghề theo đuổi cho bản thân. Tìm việc làm nhanh chóng, chất lượng và uy tín tại JobsGO ngay hôm nay để nắm bắt những vị trí tuyển dụng tuyệt vời nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: