Ai chẳng mong có một cấp trên tâm lý, công tư phân minh. Thế nhưng, nếu chẳng may gặp phải kiểu sếp thích gây hạch sách, bạn sẽ làm thế nào? Nên làm gì khi sếp làm khó dễ để đuổi việc? Cùng JobsGO tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Có sếp thích gây có dễ là trải nghiệm như thế nào?
Môi trường công sở là nơi mà mỗi người gắn bó hơn 1/3 thời gian trong ngày ở đó. Vậy nên, ai chẳng muốn có một cuộc sống công sở thật trọn vẹn, vui vẻ và ý nghĩa. Tuy nhiên, đâu phải điều gì cũng sẽ được như ước nguyện của mỗi người. Gặp phải một người sếp thích gây khó dễ để đuổi việc mình chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vô cùng chán nản.
Thay vì nhìn vào sự tiến bộ của bạn, sếp lại chỉ chăm vào những sai sót để trừ lương, để tìm cớ đuổi việc. Khi mà bản thân mình cố gắng, nỗ lực để làm tốt nhiệm vụ nhưng sếp luôn tìm cách moi móc điểm yếu của bạn thì dần dà, động lực làm việc và ý chí phấn đấu của bạn sẽ giảm đi đáng kể. Có một người sếp như vậy, trong quá trình làm việc, bạn lúc nào cũng bạn sẽ trong tâm thế dè chừng, không dám bộc lộ hết những gì bản thân có. Không chỉ cảm thấy bất công mà nó còn có thể bộc phát thành sự uất ức, khiến cho cuộc sống công sở của bạn trở nên thật tồi tệ.
👉 Xem thêm: Chia bè kết phái chốn công sở: Sếp bị che mắt, hay cố tình cho qua?
Ứng phó thế nào với kiểu sếp thích gây khó dễ?
Vậy, làm việc với một cấp trên chỉ chực chờ gây khó dễ đuổi việc bạn thì nên ứng xử sao cho hợp lý? Cùng đọc tiếp những nội dung dưới đây để biết cách giải quyết.
Xem lại bản thân
Khi bạn nhận thấy cấp trên của mình có những dấu hiệu xét nét, gây khó dễ cho bạn thì hãy tìm hiểu xem, những đồng nghiệp xung quanh bạn có gặp trường hợp tương tự hay không? Hay chỉ có mình bạn rơi vào tầm ngắm của sếp? Nếu mọi người đều bị đối xử như bạn thì nguyên nhân có lẽ xuất phát từ cấp trên.
Còn khi đồng nghiệp vẫn có mối quan hệ tốt đẹp với sếp thì trước tiên, bạn cần nhìn nhận lại bản thân mình. Bởi người ta vẫn thường nói “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Hãy nhìn lại thái độ và cách cư xử của bạn với sếp. Liệu có phải, trong quá trình tiếp xúc với cấp trên, bạn đã thể hiện những cảm xúc không tốt làm cho sếp mất thiện cảm với bạn hay không. Nếu thực sự là vậy, cách tốt nhất bạn nên làm để phá vỡ bầu không khí không vui giữa hai người là trò chuyện với sếp, thẳng thắn nhìn nhận lại sai sót của bạn thân và chia sẻ suy nghĩ của bạn để cấp trên có thể hiểu bạn hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể xin lời khuyên từ đồng nghiệp để hoàn thiện bản thân hơn.
Tự mình cố gắng
Nếu cấp trên của bạn cố tình chèn ép, moi móc sai sót để phạt thì hãy thật cố gắng trong công việc. Chỉ khi bạn hoàn thành tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của mình thì sếp bạn mới không còn cớ để gây khó dễ cho bạn. Hay nói cách khác, chỉ có tự mình cố gắng, bạn mới có thể đứng vững trong một môi trường việc làm như vậy.
👉 Xem thêm: Bật mí tips đối phó với sếp “tiểu nhân” nơi công sở
Tìm môi trường làm việc phù hợp hơn
Nhưng sự cố gắng để sinh tồn trong môi trường đó có thực sự cần thiết? Lời khuyên mà JobsGO gửi đến cho bạn là đừng tự đặt mình vào một cuộc sống công sở không vui vẻ như vậy. Khi bạn làm đúng chức trách của mình mà cấp trên vẫn có cách cư xử không phân minh thì hãy suy nghĩ tới việc tìm một môi trường khác phù hợp hơn. Bởi cho dù bạn nỗ lực để ở lại thì cấp trên cũng sẽ không cho bạn cơ hội để phát triển và thăng tiến. Vậy chẳng phải, bạn đang tự mình thu hẹp con đường sự nghiệp của bản thân hay sao?
Hơn thế, công ty với một cấp trên không công ty phân minh, không đủ năng lực quản lý, lãnh đạo như vậy sẽ chẳng thể giữ chân được nhân viên của mình. Và sớm muộn, công ty đó cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro.
Chia sẻ thêm những cách ứng phó khi gặp sếp thích gây khó dễ để đuổi việc bằng cách tham gia ngay blog sau nhé!
Bài viết này là toàn bộ những chia sẻ của JobsGO về câu hỏi: “Nên làm gì khi sếp gây khó dễ để đuổi việc?”. Vẫn còn rất nhiều câu chuyện công sở hay và bổ ích khác có ở JobsGO Hỏi & Đáp. Đừng bỏ lỡ nhé!
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)