Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp là gì? Các tiêu chí đánh giá

4.5/5 - (1 vote)

Đối với một doanh nghiệp, để có thể duy trì và phát triển thì môi trường bên trong đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Vậy các yếu tố bên trong nào ảnh hưởng đến doanh nghiệp? Tại sao cần phải thường xuyên đánh giá các yếu tố này? Đọc và tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây các bạn nhé.

Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp là gì?

Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp thực chất là đi tìm hiểu và nghiên cứu về những yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp. Kết quả của quá trình phân tích sẽ giúp xác định được điểm mạnh cũng như điểm yếu của doanh nghiệp.

Dựa trên cơ sở đó, mọi người có thể thay đổi, chỉnh sửa, thiết lập các chính sách kinh doanh sao cho phù hợp với tiềm lực doanh nghiệp.

Tiêu chí đánh giá môi trường nội bộ doanh nghiệp

Bạn có thể dựa trên những tiêu chí dưới đây để đánh giá môi trường nội bộ doanh nghiệp:

Nguồn lực và năng lực

Nguồn lực và năng lực là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi giai đoạn khác nhau, nguồn lực cũng như năng lực sẽ có sự thay đổi. Vì vậy, tùy vào từng thời điểm mà bạn cần phải phân tích, nghiên cứu chúng để xác định được lợi thế cạnh tranh cho công ty.

Nguồn lực của doanh nghiệp

Nguồn lực của doanh nghiệp được chia thành 2 nhóm.

Nguồn lực doanh nghiệp được chia thành 2 nhóm là nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình. Mỗi nhóm nguồn lực sẽ bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể như:

  • Nguồn lực hữu hình của doanh nghiệp:
    • Các phát minh, sáng chế hay công nghệ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, được pháp luật chứng minh mà công nhận thông qua nhãn hiệu, bằng sáng chế hay giấy đăng ký bản quyền,…
    • Nguồn lực tài chính của công ty như tổng tài sản, khả năng huy động vốn nội bộ,…
    • Nguồn lực vật chất như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc,…
  • Nguồn lực vô hình của doanh nghiệp:
    • Các phát minh, sáng chế hay công nghệ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, được pháp luật chứng minh mà công nhận thông qua nhãn hiệu, bằng sáng chế hay giấy đăng ký bản quyền,…
    • Nguồn lực tài chính của công ty như tổng tài sản, khả năng huy động vốn nội bộ,…
    • Nguồn lực vật chất như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc,…

Năng lực của doanh nghiệp

Năng lực của doanh nghiệp được đánh giá thông qua năng lực cốt lõi và năng lực vượt trội:

  • Năng lực cốt lõi: Có thể coi năng lực cốt lõi chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp cạnh tranh và bứt phá trên thị trường. Bởi chúng hội tụ các yếu tố về chuyên môn, kỹ năng và công nghệ nổi bật hơn hẳn các năng lực khác trong nội bộ doanh nghiệp. Từ đó, giúp công ty hình thành những lĩnh vực mũi nhọn, tạo đà cho sự phát triển.
  • Năng lực vượt trội: Những loại năng lực cốt lõi mà doanh nghiệp có khả năng thực hiện tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh của họ thì được gọi là năng lực vượt trội. Nhóm năng lực này thường bao gồm: cơ của hợp tác, sự đổi mới và danh tiếng. Việc xây dựng và duy trì năng lực vượt trội không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu làm được điều đó, nó sẽ có thể giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường và bỏ xa đối thủ cạnh tranh. Năng lực vượt trội cũng rất khó sao chép bắt chước và không thể dùng tiền để mua được.

Chức năng quản trị

Chức năng quản trị đề cập đến những nhiệm vụ của nhà quản trị trong việc xác định các chiến lược kinh doanh cũng như quản lý, điều hành công ty, doanh nghiệp.

Một vài chức năng quản trị của doanh nghiệp có thể kể đến như:

  • Hoạch định: Chức năng hoạch định là việc xác định mục tiêu, hướng đi cho doanh nghiệp thông qua kế hoạch tổng thể, chi tiết. Kế hoạch này cần đảm bảo được xây dựng dựa trên nguồn lực sẵn có cùng năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.
  • Tổ chức: Chức năng tổ chức đề cập tới việc sắp xếp, phân chia các nguồn lực cho doanh nghiệp một cách hợp lý dựa trên việc hoạch định.
  • Lãnh đạo, điều hành: Chức năng lãnh đạo, điều hành được các nhà quản trị thực hiện thông qua mệnh lệnh, chỉ dẫn để đảm bảo hoàn thành những mục tiêu đã đề ra.
  • Kiểm soát: Kiểm soát cũng là một trong những chức năng quản trị. Nhà quản trị cần phải kiểm soát kết quả thực hiện trong thực tế rồi đối chiếu, so sánh kế hoạch tổng thể. Để việc kiểm soát đạt hiệu quả, việc báo cáo công việc cần được thực hiện định kỳ để có thể kịp thời thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp.
Tìm hiểu về chức năng quản trị.

Chuỗi giá trị của doanh nghiệp

Thực chất, việc đánh giá chuỗi giá trị của doanh nghiệp là đánh giá hiệu quả của các hoạt động chức năng trong tổ chức. Từ đó, bạn cũng cần xem xét tới khả năng tạo ra giá trị cho khách hàng.

Để đánh giá chuỗi giá trị, bạn dựa vào hiệu quả của quá trình hậu cần đầu vào/ đầu ra, vận hành, Marketing bán hàng hay dịch vụ bán hàng,… Ngoài ra, còn có một số hoạt động hỗ trợ như: mua sắm, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng,…

Việc phân tích chuỗi giá trị có thể được tiến hành theo 4 bước sau đây:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần nhận diện các yếu tố liên quan.
  • Bước 2: Tiếp đến, tại mỗi hoạt động của doanh nghiệp, bạn cần mô tả chi tiết công việc cũng như cách thức thực hiện.
  • Bước 3: Sau đó, bạn tiến hành nhận diện và phân loại cách thức làm tăng giá trị cho mỗi hoạt động.
  • Bước 4: Cuối cùng, thông qua việc so sánh với cách thức thực hiện của đối thủ cũng như tiêu chuẩn của ngành, bạn có thể đánh giá việc thực hiện của doanh nghiệp.
Chuỗi giá trị của doanh nghiệp.

Lĩnh vực quản trị

Ngoài ra, bạn cũng cần phân tích các lĩnh vực hoạt động của công ty để có đánh giá cụ thể, toàn diện về môi trường nội bộ doanh nghiệp.

  • Trình độ Marketing của doanh nghiệp: Thông qua kế hoạch về sản phẩm, dịch vụ, phân phối, định giá cũng như truyền thông, có thể xác định mức độ tiếp cận thị trường, tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
  • Tiềm lực tài chính và trình độ kế toán: Tình hình tài chính cần được thống kê một cách chính xác. Đồng thời, trong những trường hợp cần thiết, bộ phận tài chính phải có cảnh báo cho doanh nghiệp để doanh nghiệp đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời.
  • Năng lực sản xuất và tác nghiệp: Năng lực sản xuất và tác nghiệp của doanh nghiệp được thể hiện qua hệ thống máy móc, trang thiết bị, công nghệ hay cả nguồn lực nhân viên.
  • Trình độ quản trị nhân sự: Việc quản lý nhân sự cần đảm bảo tận dụng được năng lực kỹ năng của nhân viên đồng thời, sự phối hợp giữa các phòng ban phải nhịp nhàng để có thể gia tăng năng suất công việc.
  • Khả năng nghiên cứu, phát triển: Để có thể duy trì được lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường, doanh nghiệp cần đầu tư vào hoạt động Research & Development. Bởi điều này sẽ giúp doanh nghiệp bắt kịp những xu hướng hiện đại, từ đó có thể tạo ra đột phá.
Phân tích lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để tìm hiểu về môi trường bên trong.

Đặc điểm nổi bật của môi trường nội bộ doanh nghiệp

Môi trường bên trong doanh nghiệp sẽ nổi bật với những đặc điểm cụ thể như sau:

Văn hóa doanh nghiệp

Trong một doanh nghiệp, nhất là những đơn vị quy mô lớn sẽ tập hợp những con người khác nhau về trình độ văn hóa, chuyên môn, quan hệ xã hội, mức độ nhận thức, vùng miền hay tư tưởng văn hóa,… Chính sự khác nhau này đã tạo nên một môi trường làm việc rất đa dạng, phức tạp.

Hơn nữa, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của kinh tế thị trường, xu hướng công nghệ 4.0, toàn cầu hóa đã và đang buộc các doanh nghiệp cần đổi mới, sáng tạo thì mới có thể duy trì, phát triển. Vậy làm sao để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp cũng như phát huy được các nguồn lực, làm tăng giá trị của mỗi người?

Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần không ngừng nỗ lực, cố gắng xây dựng, duy trì được một nền văn hóa đặc trưng, phát huy tối đa năng lực của cá nhân, tập thể. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn cần thúc đẩy được sự đóng góp của tất cả mọi người, làm sao để đạt được mục tiêu chung. Và đây chính là việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một yếu tố vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh. Vậy nên, để quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả, doanh nghiệp cần:

  • Đầu tiên: doanh nghiệp cần xem xét tình hình lao động trong thực tế để xác định chính xác nhu cầu nhân lực của mình.
  • Thứ hai: tuyển dụng đối tượng có năng lực chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với vị trí đang tìm kiếm.
  • Thứ ba: phân công nhân sự một cách hợp lý để khai thác và tận dụng tối đa nguồn lực của doanh nghiệp.
  • Thứ tư: trong quá trình làm việc, cần có những chính sách đãi ngộ và chế độ khen thưởng hợp lý để động viên, khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên.

Nguồn tài chính

Một trong những cơ sở để đưa ra quyết định về quy mô kinh doanh cũng như đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra bình thường là nguồn tài chính. Đây là yếu tố quyết định đến việc có thể thực hiện các hoạt động đầu tư, mua sắm và phân phối hay không. Những doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính tốt chắc chắn sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong vấn đề tiếp cận, đổi mới công nghệ, đầu tư hệ thống trang thiết bị và nâng cao cơ sở hạ tầng. Điều này sẽ tạo lợi thế để doanh nghiệp củng cố được vị thế của mình trên thị trường.

Nhìn chung, tình hình tài chính sẽ liên quan đến những yếu tố sau đây:

  • Nguồn vốn và khả năng huy động vốn
  • Tình hình phân bố và sử dụng các nguồn vốn trong doanh nghiệp
  • Việc kiểm soát các chi phí
  • Các quan hệ tài chính với các bên hữu quan
  • Cán cân thanh toán
  • v.v…
Nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường.

Năng lực sản xuất, kinh doanh

Năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được nhìn nhận thông qua các vấn đề là:

  • Quy mô sản xuất của tổ chức
  • Việc bố trí, sắp xếp dây chuyền sản xuất kinh doanh
  • Các kỹ thuật, công nghệ được áp dụng
  • Hệ thống quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh
  • Chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Chất lượng, giá thành sản phẩm, dịch vụ

Năng lực quản trị

Năng lực quản trị của môi trường nội bộ doanh nghiệp nổi bật với 4 chức năng là:

  • Hoạch định
  • Tổ chức
  • Điều khiển
  • Kiểm tra

Năng lực nghiên cứu và phát triển

Khả năng nghiên cứu và phát triển là yếu tố giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như năng lực cạnh tranh trên thị trường. Năng lực này được thể hiện ở: khả năng cải tiến, ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ tân tiến, hiện đại,… trong cải tiến sản phẩm hay phát triển sản phẩm mới.

 

Nghiên cứu và phát triển giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Mục tiêu khi đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp

Có thể thấy, mục tiêu của đánh giá môi trường nội bộ là giúp doanh nghiệp có thể xây giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Việc đánh giá càng cụ thể, chính xác thì doanh nghiệp càng nắm rõ được điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân. Từ đó, đề xuất xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp với tình tình thực tế.

Ngoài ra, “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” nên khi đánh giá môi trường bên trong, doanh nghiệp còn hướng tới thu thập thông tin cụ thể, chi tiết về các đối tác, nhà cung cấp hay đối thủ. Điều này sẽ hỗ trợ người làm kinh doanh rất nhiều trong việc phân tích môi trường ngành, nhằm đưa ra những định hướng phát triển phù hợp với xu thế xã hội.

Bài viết trên đây của JobsGO đã cung cấp đến bạn đọc thông tin về các yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp. Hy vọng rằng các tổ chức, doanh nghiệp sẽ có thể xây dựng, phát huy các yếu tố này thật tốt, tạo nên vị thế vững chắc cho thương hiệu trên thị trường nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: