KPI cho nhân viên thiết kế có quan trọng không? Nó được xây dựng dựa trên những tiêu chí nào? Mục đích sử dụng và cách đánh giá hiệu suất làm việc thông qua KPI đối với các nhà quản lý là gì? Cùng bài viết này đi tìm hiểu những kiến thức bổ ích nhé!
Mục lục
Xây dựng KPI cho nhân viên thiết kế quan trọng ra sao?
Nhân viên thiết kế chính là những người sáng tạo ra những bản thiết kế theo yêu cầu của cấp trên và khách hàng. Có những nhân viên hoàn thành sản phẩm vừa nhanh lại vừa chất lượng. Nhưng cũng có những người làm việc thiết kế với tiến độ khá chậm. Điều này ảnh hưởng rất nhiều điều hiệu suất công việc và hoạt động chung của toàn doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc xây dựng KPI là điều rất cần thiết.
Thông qua các chỉ số được xây dựng, nhà quản lý sẽ đánh giá chất lượng và hiệu suất làm việc của một nhân viên. Nhân viên cũng dựa vào đó để cố gắng phân bổ thời gian và hoàn thành bản thiết kế, nhiệm vụ được giao của mình trong khoảng thời gian sớm nhất.
Thông qua tỷ lệ hoàn thành KPI mà nhà quản lý cho thể đưa ra được những nhận xét khách quan nhất về một nhân viên. Điều này quyết định đến mức lương, thưởng hấp dẫn với người hoàn thành công việc tốt. Đồng thời, nó tạo điều kiện cho những nhân viên thiết kế luôn thực hiện tốt KPI có cơ hội để thăng tiến trong công việc.
👉 Xem thêm: KPI là gì? Quy trình xây dựng hệ thống KPI hiệu quả cho doanh nghiệp
Xây dựng KPI cho nhân viên thiết kế dựa trên những tiêu chí nào?
Để xây dựng một mẫu KPI dành cho nhân viên thiết kế chuẩn thì cần dựa vào những tiêu chí như sau:
- S (Specific): Chỉ số KPI tạo ra phải cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu. Bởi, chỉ sổ này chính là định hướng phát triển cho nhân viên trong phòng thiết kế.
- M (Measurable): Chỉ số KPI đưa ra phải có một công cụ đo hiệu suất của nó. Điều này giúp nhà quản lý có thể đánh giá được kết quả mà một người nhân viên thiết kế đã đạt được đến đâu.
- A (Achievable): Đặt ra chỉ tiêu vừa sức với nhân viên thiết kế, đảm bảo họ cần có sự cố gắng để hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên đặt mức KPI quá sức khiến họ nản vì khối lượng công việc quá nặng.
- R (Realistics): Xây dựng KPI phải có tính thực tế. Nó phải đảm bảo cân bằng giữa việc thực hiện với khả năng quản lý của chính người nhân viên.
- T (Timbound): Có khoảng thời gian cụ thể hoàn thành công việc. Quản lý cần đưa thời gian hợp lý để hoàn thành KPI của nhân viên thiết kế.
Như vậy, xây dựng mẫu KPI cho nhân viên thiết kế hiệu quả thì cần dựa vào những yếu tố trên. Nó sẽ giúp nhân viên đảm bảo hoàn thành lượng công việc được giao để cho hiệu suất tốt nhất giúp doanh nghiệp phát triển.
👉 Xem thêm: 5 bước xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh
Mục đích sử dụng KPI đối với nhân viên thiết kế là gì?
Việc sử dụng KPI dành cho nhân viên thiết kế nhằm mục đích như sau:
- Thứ nhất, giúp nhân viên hiểu về khối lượng công việc mình cần làm và thực hiện đúng trách nhiệm được giao.
- Thứ hai, giúp nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên. KPI mang tính đo lường và có thể định lượng được. Chính điều đó sẽ thúc đẩy nhân viên phải hoàn toàn theo đúng kế hoạch đưa ra.
- Thứ ba, nếu kiểm soát hiệu suất làm việc của nhân viết thiết kế không rõ ràng sẽ khiến nhà quản lý khó khăn để đánh giá năng lực của họ. Chính vì vậy, KPI sẽ minh bạch để toàn bộ nhân viên nhìn vào và nhà quản lý dựa vào đó để đánh giá chính xác nhất đối với nhân viên dưới quyền trong phòng thiết kế.
👉 Xem thêm: Chế độ thưởng KPI là gì? Ưu và nhược điểm của KPI
Đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên thiết kế qua KPI như thế nào?
Đối với từng hạng mục công việc, nhà quản lý cần đặt ra mẫu KPI phù hợp và chuẩn hóa định mức năng suất cho nhân viên thiết kế. Nhà quản lý cần dựa vào những chỉ số để đánh giá hiệu suất làm việc như sau:
- Xác định rõ ràng mức kế hoạch được quản lý giao cho từng nhân viên thiết kế.
- Xác định tổng định mức khách hàng yêu cầu và số lượng khách giao trực tiếp cho nhân viên.
- Tham khảo định mức năng xuất trong quá khứ của nhân viên đó.
- Tham khảo năng suất làm việc trên thị trường, của đối tác, đối thủ cạnh tranh.
- Thiết lập một bản định mức chi tiết cụ thể cho phòng thiết kế và từng nhân viên.
Như vậy, bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu được tầm quan trọng của mẫu KPI cho nhân viên thiết kế. Các bạn cũng nắm được tiêu chí để xây dựng và nhiều kiến thức bổ ích khác. Hy vọng chia sẻ trong bài viết sẽ giúp nhà quản lý tạo dựng một bản KPI thiết thực và chất lượng cho phòng thiết kế của doanh nghiệp.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)