Người tìm việc sẽ muốn nắm bắt tình hình, từ vòng CV đến phỏng vấn, được nhận hay không được nhận. Họ muốn biết tình hình hồ sơ của mình thế nào trong suốt thời gian xét tuyển.
Theo khảo sát. các công ty ứng xử không tốt với ứng viên bị loại có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu. 2/3 số người lao động nói rằng họ sẽ không mua sản phẩm hoặc dịch vụ của những công ty không phản hồi CV của họ. 42% sẽ không bao giờ quan tâm đến cơ hội việc làm, 22% sẽ kể với người khác rằng đừng bao giờ làm việc tại công ty này.
Trong trường hợp HR “lười” phản hồi những ứng viên không được nhận việc, hãy nhớ rằng 80% ứng viên muốn nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng. Đây là những điều đáng cân nhắc khi muốn xây dựng thương hiệu và danh tiếng công ty.
–> JobsGO có tính năng gửi tin từ chối CV tự động cho nhà tuyển dụng
Bên cạnh việc cập nhật thường xuyên và điều chỉnh thời gian phù hợp cho quy trình tuyển dụng, ứng viên cũng mong muốn có những trải nghiệm tích cực như:
– Ứng tuyển nhanh chóng, CV đến thẳng tay bộ phận nhân sự, dễ dàng tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển. Nếu quá tốn thời gian và quá nhiều công đoạn, ứng viên có thể bị chán và bỏ qua việc làm đó.
– Trang web công ty có nhiều thông tin hấp dẫn, hoặc được cập nhật thường xuyên trên mạng xã hội.
– Một hệ thống giao tiếp đơn giản, thuận tiện giúp ứng viên có thể theo dõi tiến trình, tìm hiểu thêm và giữ liên lạc với công ty. Giao tiếp chính là chìa khóa của một quy trình tuyển dụng thành công.
– Tương tác với nhân viên trong công ty. Không có cách nào tìm hiểu công ty tốt hơn là hỏi trực tiếp những người làm việc tại công ty đó.
– Mô tả công việc cụ thể và chính xác. Chi tiết, yêu cầu công việc, giải thích rõ ràng về cách đo lường hiệu quả. Một vài thông tin như hoạt động hàng ngày và nhận xét của những người đã hay đang làm việc tại vị trí đó sẽ vô cùng hữu ích.
– Mô tả chính xác văn hóa của công ty, giá trị, tầm nhìn. Người tìm việc cần biết rằng liệu họ có phù hợp với văn hóa của công ty hay không, và điều gì họ cần phải biết khi làm việc tại công ty này. Mô tả kĩ lưỡng về môi trường làm việc có thể giảm thiểu rủi ro và các thất vọng không đáng có nếu ứng viên thấy không phù hợp với văn hóa công ty.
– Phản hồi kèm lý do tại sao họ không được nhận cũng vô cùng quan trọng. Điều này vừa cho thấy sự chuyên nghiệp của công ty, mà ứng viên cũng đánh giá cao. Quan trọng hơn cả, ứng viên có quyền được biết rằng họ bị loại để tránh mất thời gian và tiếp tục tìm việc làm khác.
Những nhà tuyển dụng dành thời gian để giao tiếp với ứng viên hợp lý sẽ tạo ra nhiều trải nghiệm tích cực cho ứng viên, hay nói cách khác là khách hàng tiềm năng. Nguyên tắc đầu tiên khi tuyển dụng là phải đổi xử với ứng viên như khách hàng của mình.
Ứng viên và nhà tuyển dụng đều muốn nhận được sự tôn trọng từ hai bên. Việc nhà tuyển dụng và ứng viên cởi mở hơn, đặt mình vào vị trí của nhau sẽ mang đến trải nghiệm tích cực hơn không chỉ trong mà còn sau quá trình tuyển dụng
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)