Một doanh nghiệp để có thể hoạt động tốt, phát triển vững mạnh thì quản trị nhân sự là điều không thể thiếu. Thực tế, có rất nhiều cách để nhà lãnh đạo quản lý và sử dụng đội ngũ nhân sự hiệu quả. Và trong bài viết hôm nay, JobsGO sẽ chia sẻ 10 hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân sự, cùng đọc và tham khảo ngay bạn nhé.
Mục lục
Hiệu ứng ám thị
Hiệu ứng ám thị hay còn được gọi là lời tiên tri tự đúng/lời tiên tri ứng nghiệp. Cơ chế của hiệu ứng này được hiểu là: khi chúng ta nhìn, nghe thấy một lời nói/hành động nào đó với tần suất lớn, não của chúng ta sẽ có xu hướng hành động theo những điều đó.
Hiệu ứng ám thị được thể hiện rất rõ trong nghiên cứu của nhà tâm lý học người Mỹ – Robert Rosenthal. Cụ thể, ông đã đến một lớp học của một trường trung học, tiến hành lập danh sách 1 số cái tên và nói với giáo viên rằng “những em học sinh này có trí tuệ rất cao, rất thông minh”. Trải qua một thời gian, khi trở lại ngôi trường, ông đã thấy những học sinh mình chọn học tập rất tốt, trở thành những người xuất sắc nhất trong lớp.
Như vậy, có thể thấy con người chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hiệu ứng ám thị. Và với một nhà quản trị doanh nghiệp, việc vận dụng hiệu ứng này cũng rất quan trọng. Chắc chắn không ai muốn doanh nghiệp của mình hoạt động xấu, nhân viên yếu kém cả. Do đó, các nhà lãnh đạo sẽ cần luôn đưa ra những ám thị tích cực để nhân viên của mình thấy được sự động viên, khích lệ và thúc đẩy tinh thần làm việc tốt hơn.
👉 Xem thêm: Quản lý nhân sự là gì? Chức năng, nhiệm vụ của công việc quản lý nhân sự
Hiệu ứng vượt ngưỡng
Vượt ngưỡng là hiệu ứng được phát hiện bởi Mark Twain. Hiệu ứng này có thể hiểu là khi bạn chịu một kích thích tâm lý nào đó với cường độ mạng, liên tục trong thời gian dài thì sẽ tự động nảy sinh tâm lý phản kháng.
Đối với hoạt động quản lý nhân sự trong doanh nghiệp, nếu nhà lãnh đạo chỉ chăm chăm vào những sai lầm của nhân viên, lâu dần điều đó sẽ tạo thành sự ức chế, tâm trạng nặng nề và ảnh hưởng đến công việc. Tất nhiên, việc chỉ ra sai lầm để nhân viên sửa chữa là cần thiết, song bạn không nên nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Thay vào đó, bạn hãy đưa ra lời khuyên tế nhị, thông minh để nhân viên hiểu và thay đổi.
Hiệu ứng Westerners
Đây là hiệu ứng được nhà tâm lý học Westerners đã phát hiện ra. Ông đã kể một câu chuyện liên quan đến hiệu ứng này như sau: Cạnh nhà ông có một đám trẻ con, ngày nào chúng cũng làm ổn khiến ông khó chịu, dù xua đuổi, mắng như thế nào chúng vẫn cứ làm ồn. Vài ngày sau, khi không chịu được nữa, ông đưa cho mỗi đứa 10 đồng xem như tiền thưởng vì đã giúp không khí trở nên náo nhiệt hơn. Đến hôm sau, ông chỉ đưa cho bọn trẻ 5 đồng, độ náo nhiệt đã giảm hẳn. Hôm sau nữa, ông chỉ đưa chúng 2 đồng, quả nhiên, bọn trẻ đã chê ít và bỏ đi. Từ đó, ông lão đã lấy lại được cuộc sống yên tĩnh của mình.
Vậy áp dụng hiệu ứng này vào quản trị nhân sự, các nhà lãnh đạo cần xây dựng cơ chế thưởng phạt dành cho nhân viên. Mức thưởng đó nên cố định theo điều lệ của công ty, kết hợp với thưởng là những chế độ đãi ngộ khác như ngày nghỉ, hoạt động giải trí,… Những điều này sẽ giúp nhân viên có động lực và ngày càng nỗ lực hơn nữa trong công việc.
👉 Xem thêm: Động lực bên trong và động lực bên ngoài: Điều gì tốt hơn với nhân viên?
Hiệu ứng gió Nam
Hiệu ứng gió nam gắn liền với câu chuyện về gió Bắc, gió Nam thi nhau thổi cho chiếc áo của người đi đường rơi xuống. Gió Bắc mang đến không khí lạnh, càng thổi thì người đi đường càng cố để giữ áo khoác lại. Còn gió Nam thì mang hơi ấm áp, càng thổi thì người mặc áo càng thấy nóng, họ sẽ tự động cởi ra.
Áp dụng hiệu ứng này trong quản trị nhân sự, các nhà lãnh đạo cần phải thật tinh tế, khéo léo trong quan sát nhân viên, thông cảm với từng hoàn cảnh của họ. Đặc biệt, nhà quản trị không nên cố ép buộc nhân viên, thay vào đó hãy khuyến khích để họ tự làm việc tích cực, mang lại hiệu quả cao.
Hiệu ứng thùng gỗ
Hiểu đơn giản, hiệu ứng thùng gỗ tức là khi bạn đổ nước vào một chiếc thùng gỗ, trong đó những thanh gỗ sẽ có độ dài khác nhau. Điều này cho ra kết quả, lượng nước mà bạn nhận được sẽ chỉ cao bằng thanh gỗ ngắn nhất.
Khi đưa hiệu ứng này vào quản trị nhân sự trong doanh nghiệp, nhà lãnh đạo không nên xem nhẹ những khuyết điểm của nhân viên mà hãy nhìn nhận một cách khách quan. Các nhân viên cần phải được đánh giá đúng năng lực và lãnh đạo cần giao cho họ những công việc phù hợp, đưa họ lên các vị trí xứng đáng.
👉 Xem thêm: Cách quản lý nhân viên hiệu quả: 7 tips bạn nhất định phải biết
Hiệu ứng tăng giảm
Hiệu ứng này tương đồng với câu nói “vừa đấm vừa xoa”. Tức là hầu hết khi nhận xét về một người, chúng ta sẽ liệt kê những điểm mạnh, điểm tốt trước rồi sau đó sẽ đến điểm chưa tốt. Tuy nhiên, những điều bị chê đó lại dễ để lại ấn tượng xấu trong lòng người bị nhận xét.
Chính vì vậy, trong quản trị nhân sự, là nhà lãnh đạo, bạn cần biết khéo léo chỉ ra những lỗi lầm của nhân viên trước, sau đó dành lời khen, khích lệ với những thành quả mà họ đã đạt được. Áp dụng cách này, bạn sẽ khiến nhân viên dễ dàng chấp nhận khuyết điểm của mình và sửa chữa chúng.
Hiệu ứng cánh bướm
Theo hiệu ứng này, khi những khí lưu nhỏ được tạo ra bởi cánh bướm ở Nam bán cầu kết hợp với một số nhân tố khác sẽ có thể trở thành vòi rồng ở Bắc Mỹ. Như vậy, trong hoạt động quản trị nhân sự, hiệu ứng cánh bướm liên quan đến vấn đề nhân viên tám chuyện, sử dụng giờ làm việc để làm việc riêng, thường xuyên nói xấu, ganh ghét nhau,… Những điều này sẽ gây nên hậu quả xấu và ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Để loại bỏ những hoạt động không tốt này, nhà lãnh đạo cần phải có các quy định, biện pháp triệt để đối với nhân viên.
Hiệu ứng cam kết ngầm
Cam kết ngầm khá giống với hiệu ứng ám thị, tuy nhiên nó có một điểm khác là ám thị đòi hỏi sự lặp đi lặp lại với tần suất lớn, còn cam kết ngầm thì là tạo động lực nhất thời. Hiệu ứng này khi áp dụng vào quản trị doanh nghiệp, nó hướng đến việc nhà lãnh đạo cần biết cách để tạo ra những động lực đủ lớn, đủ mạnh, đánh thức năng lực của nhân viên. Đồng thời, đối với từng nhân viên, nhà lãnh đạo cũng cần có cách ứng xử phù hợp.
👉 Xem thêm: [Nắm bắt ngay] Nghệ thuật quản lý 5 kiểu nhân viên thường gặp
Hiệu ứng ngưỡng vào
Hiệu ứng ngưỡng vào gắn liền với hiện tượng khi bạn yêu cầu sự giúp đỡ từ ai đó, nếu ngay từ đầu, yêu cầu bạn đưa ra quá cao, khả năng bị từ chối sẽ rất cao. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách đưa ra những mong muốn vừa phải, phù hợp rồi sau đó đặt ra thêm một số yêu cầu khác thì rất có thể sẽ nhận được sự giúp đỡ.
Điều này có nghĩa là, trong quản trị nhân sự, nếu ngay từ đầu, bạn buộc nhân viên phải làm những việc quá sức với họ, không phù hợp với năng lực, họ sẽ dễ nản. Ngược lại, nếu ngưỡng vào bạn đặt ra ở mức thấp, “dễ thở” thì sau này, khi đưa ra yêu cầu cao hơn, nhân viên sẽ cố gắng để thực hiện, hoàn thành tốt.
Bài viết trên đây là tổng hợp 10 hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân sự dành cho các nhà lãnh đạo. Tùy vào từng môi trường, định hướng hoạt động mà nhà lãnh đạo có thể áp dụng hiệu ứng phù hợp, tạo cho nhân viên động lực để họ cố gắng làm việc thật tốt. Nếu bạn đang tìm kiếm các giải pháp tuyển dụng hiệu quả, hãy khám phá ngay tại JobsGO tuyển dụng. Với sự hỗ trợ từ JobsGO, các nhà tuyển dụng JobsGO có thể dễ dàng áp dụng những chiến lược quản trị nhân sự tiên tiến để nâng cao hiệu suất làm việc và sự gắn kết của nhân viên.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)