Giờ Hành Chính Là Gì? Quy Định Về Giờ Hành Chính Mới Nhất 2024

Giờ hành chính là gì?

Đánh giá post

Giờ hành chính là khung giờ làm việc khá phổ biến trong các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, chưa phải ai cũng nắm rõ được khái niệm “giờ hành chính là gì?” cũng như các quy định liên quan. Vậy thì bài viết này của JobsGO sẽ giúp cung cấp đến bạn đọc những thông tin cần thiết.

Mục lục

1. Giờ Hành Chính Là Gì?

Thực chất, chưa có định nghĩa cụ thể nào về giờ hành chính là gì? trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, theo cách hiểu chung của mọi người thì đây là giờ làm việc của các cán bộ, công nhân viên chức, người lao động,…theo quy định.

Giờ hành chính là gì?

Trong quy định tại Bộ luật Lao động 2019:

“Thời gian làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần”.

Tức là, giờ hành chính sẽ được tính 8 tiếng/ngày, không kể thời gian nghỉ trưa. Quy định này được áp dụng chung cho tất cả mọi người, từ nhân viên đến lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 105 này cũng nêu rõ:

“Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết. Trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động”.

Dựa trên cơ sở này, hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan đều áp dụng giờ hành chính để làm việc như sau:

  • Buổi sáng: từ 8:00 – 12:00
  • Buổi chiều: từ 13:30 – 17:30
  • Thời gian làm việc trong tuần: từ thứ 2 – thứ 6, thứ 7 – chủ nhật nghỉ.

👉 Xem thêm: 5 nguyên tắc quản lý thời gian hiệu quả

2. Quy Định Giờ Làm Việc Hành Chính 2024

Tùy vào từng đơn vị, tổ chức, cơ quan mà quy định về giờ làm việc hành chính sẽ có sự chênh lệch. Cụ thể như sau:

2.1 Giờ Hành Chính Tại Cơ Quan Nhà Nước

Đối với các cơ quan Nhà nước, giờ hành chính thường được áp dụng theo khung giờ là:

  • Buổi sáng: 8:00 – 12:00
  • Buổi chiều: 13:30 – 17:30
  • Thời gian làm việc trong tuần: từ thứ 2 – thứ 6

Do tính chất công việc khác nhau, một số cơ quan, đơn vị nhà nước cũng có thể làm việc trong khung giờ đó là:

  • Buổi sáng: 8:00 – 11:30
  • Buổi chiều: 13:00 – 17:00
  • Thời gian làm việc trong tuần: từ thứ 2 – thứ 6

2.2 Giờ Hành Chính Tại Các Trường Học

Giờ hành chính tại các trường học

Giờ hành chính tại các trường học cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là phụ huynh học sinh hay các ứng viên đi xin việc làm. Bởi toàn bộ các thủ tục liên quan đến nhà trường sẽ chỉ được giải quyết trong giờ hành chính.

Nhìn chung, các trường học cũng sẽ làm việc theo khung giờ chung như sau:

  • Trường mầm non, tiểu học: sáng từ 8:00 – 12:00, chiều từ 13:00 – 17:00, làm việc từ thứ 2 – thứ 6.
  • Trường THCS, THPT: sáng từ 8:00 – 12:00, chiều từ 13:30 – 17:30, làm việc từ thứ 2 – sáng thứ 7.

2.3 Giờ Hành Chính Trong Luật Lao Động

Như đã đề cập ở trên, Bộ luật Lao động chưa đưa ra bất kỳ văn bản nào quy định về giờ hành chính. Chỉ có trong Điều 105 của Bộ luật Lao động 2019 nhắc đến: “Thời gian làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần”.

Theo đó, người sử dụng lao động có thể tự quyết định về thời gian bắt đầu/kết thúc công việc hành chính sao cho phù hợp. Miễn sao nó không vượt quá thời gian làm việc trong quy định chung là được.

👉 Xem thêm: việc làm Nhân Viên Hành Chính

2.4 Giờ Hành Chính Trong Doanh Nghiệp

Với các doanh nghiệp, hầu hết thời gian làm việc đều được quy định như sau:

2.4.1 Thời Gian Làm Việc Bình Thường

Giờ hành chính trong doanh nghiệp
  • Buổi sáng: 8:00 – 12:00 hoặc 9:00 – 12:00
  • Buổi chiều: 13:30 – 17:30; 13:00 – 17:00 hoặc 13:30 – 18:00

Các khung giờ làm việc này không cố định, tùy vào từng doanh nghiệp sẽ có sự chênh lệch, song vẫn cần đảm bảo một số quy định đó là:

  • Thời gian làm việc bình thường không được quá 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần.
  • Người sử dụng lao động có quyền quy định thời gian làm việc theo ngày/tuần nhưng cần báo trước cho người lao động biết.
  • Người lao động làm việc theo giờ thì từ 6 giờ trở lên sẽ được nghỉ giữa buổi ít nhất 30 phút liên tục. Còn nếu người lao động làm việc ban đêm thì sẽ được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
  • Người lao động làm việc theo ca liên tục từ 6 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ sẽ được tính vào giờ làm việc.
  • Người làm việc theo ca sẽ được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca mới.

2.4.2 Số Ngày Nghỉ Trong Tuần

Thông thường, người lao động sẽ được nghỉ ít nhất là 24 giờ liên tục mỗi tuần (thứ 7, chủ nhật). Nếu tính chất công việc đặc thù, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm đảm bảo cho nhân viên của mình được nghỉ bình quân ít nhất 4 ngày/tháng.

Trường hợp ngày nghỉ hàng tuần trùng với ngày lễ, Tết thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp.

👉 Xem thêm: Quản lý thời gian: Làm gì với 86,400 giây mỗi ngày

2.4.3 Giờ Làm Việc Ban Đêm

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, giờ làm việc ban đêm sẽ bắt đầu từ 22:00 ngày hôm trước và kết thúc vào 6:00 sáng ngày hôm sau.

2.4.4 Giờ Làm Thêm

Bộ luật Lao động 2019 quy định về giờ làm thêm đối với người lao động đó là:

1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

  • Phải được sự đồng ý của người lao động.
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng.
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

  • Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản.
  • Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước.
  • Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời.
  • Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất.
  • Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

3. Thời Gian Làm Ngoài Giờ Hành Chính Tính Như Thế Nào?

Trong khoản 1 Điều 107 Bộ luật Lao động quy định về việc làm ngoài giờ hành chính như sau:

1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Đây là quy định chung và không có sự phân biệt nào giữa các đối tượng người lao động. Theo đó, người làm giờ hành chính cũng có thể làm thêm giờ. Tuy nhiên, phía doanh nghiệp nếu có yêu cầu nhân viên làm ngoài giờ thì sẽ cần đảm bảo những điều kiện dưới đây:

Thời gian làm ngoài giờ hành chính tính như thế nào?
  • Người lao động phải đồng ý làm thêm.
  • Đảm bảo số giờ làm thêm không quá 50% giờ làm việc bình thường/ngày, tức là tổng số giờ làm việc sẽ không được quá 12 giờ/ngày, không quá 40 giờ/tháng.
  • Đảm bảo số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ/năm, một số ngành nghề đặc thù thì không quá 300 giờ/năm, ví dụ như:
  • Ngành sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm may, dệt, điện tử, nông – lâm – thủy sản,…
  • Ngành sản xuất, viễn thông, lọc dầu, cấp thoát nước,…
  • Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
  • Trường hợp giải quyết công việc quan trọng, cấp bách, không thể trì hoãn.
  • Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

4. Quy Định Ngày Nghỉ Trong Năm

Quy định về ngày nghỉ trong năm với lao động làm giờ hành chính cụ thể như sau:

4.1 Số Ngày Nghỉ Lễ Trong Năm Của Việc Làm Hành Chính

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động, người làm việc giờ hành chính sẽ được nghỉ 11 ngày lễ, Tết và được hưởng nguyên lương:

  • Tết Dương lịch: 1 ngày (1/1)
  • Tết Âm lịch: 5 ngày
  • Ngày Giải phóng Miền Nam: 1 ngày (30/4)
  • Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (1/5)
  • Ngày Quốc Khánh: 2 ngày (2/9 và ngày liền kề trước/sau)
  • Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: 1 ngày (10/3 âm lịch)

Ngoài ra, với những ai là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì sẽ được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc Khánh của quốc gia họ.

4.2 Số Ngày Nghỉ Phép Năm Dựa Trên Điều Kiện Làm Việc

Trong Điều 113 Bộ luật Lao động quy định: Người lao động làm việc đủ 12 tháng thì sẽ được hưởng phép năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động:

  • 12 ngày phép năm nếu làm công việc bình thường.
  • 14 ngày phép năm nếu là lao động chưa thành niên, người khuyết tật, làm nghề nặng nhọc, độc hại,…
  • 16 ngày phép năm nếu làm nghề nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.

Nếu người lao động chưa làm việc đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ phép năm sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng số tháng làm việc chính thức tại đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Trường hợp người lao động bị cho thôi việc, mất việc mà số phép chưa sử dụng hết thì doanh nghiệp sẽ phải thanh toán tiền lương cho những ngày đó.

Tham khảo: việc làm nhân viên hành chính tại những doanh nghiệp lớn.

5. Làm Việc Giờ Hành Chính Có Tác Dụng Gì?

Làm việc giờ hành chính có tác dụng gì?

Làm việc theo giờ hành chính mang lại rất nhiều lợi ích cho người lao động. Trong đó phải kể đến một số điểm sau:

5.1 Có Giờ Làm Việc Cố Định

Làm việc giờ hành chính mang lại lợi ích lớn nhờ có giờ làm việc cố định. Bạn biết chính xác thời gian bắt đầu và kết thúc công việc mỗi ngày, thường là từ 8h sáng đến 5h chiều. Điều này giúp bạn dễ dàng lập kế hoạch cho các hoạt động cá nhân, gia đình và giải trí ngoài giờ làm việc. Bạn có thể lên lịch cho các cuộc hẹn, hoạt động thể thao hay tham gia các khóa học bổ sung kỹ năng mà không sợ bị xung đột với giờ làm việc. Việc có thời gian biểu rõ ràng, ổn định cũng giúp giảm stress, tăng cường khả năng quản lý thời gian và cải thiện chất lượng cuộc sống.

5.2 Có Môi Trường Làm Việc Cởi Mở Và Chuyên Nghiệp

Môi trường làm việc giờ hành chính thường rất cởi mở, chuyên nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cá nhân, nghề nghiệp. Trong những môi trường này, bạn có cơ hội học hỏi từ đồng nghiệp, cấp trên có kinh nghiệm, được hướng dẫn để cải thiện kỹ năng của mình. Các công ty hoạt động theo giờ hành chính thường có quy trình làm việc rõ ràng, văn hóa doanh nghiệp tích cực, thúc đẩy nhân viên phát triển sự nghiệp lâu dài. Việc làm việc trong một môi trường như vậy giúp bạn không chỉ phát triển về mặt chuyên môn mà còn hoàn thiện các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm hay giải quyết vấn đề.

5.3 Được Hưởng Chế Độ Phúc Lợi

Một trong những lợi ích quan trọng khi làm việc giờ hành chính là được hưởng các chế độ phúc lợi tốt. Các công ty thường cung cấp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác như nghỉ phép có lương, thưởng cuối năm, các chương trình chăm sóc sức khỏe… Những phúc lợi này không chỉ giúp bạn an tâm hơn khi làm việc mà còn tạo ra một môi trường thúc đẩy tinh thần cho nhân viên. Bạn không phải lo lắng về các vấn đề tài chính khi ốm đau hay gặp phải những tình huống khẩn cấp, bởi vì đã có các chế độ phúc lợi đứng sau bảo vệ, hỗ trợ bạn.

5.4 Giúp Bạn Lên Kế Hoạch Cho Lịch Trình Của Mình

Làm việc giờ hành chính giúp bạn dễ dàng lập kế hoạch cho lịch trình cá nhân. Bạn có thể lên kế hoạch dài hạn cho các kỳ nghỉ, sự kiện gia đình hay các hoạt động giải trí mà không phải lo lắng về sự thay đổi đột ngột trong lịch làm việc. Điều này cũng tạo điều kiện để bạn duy trì một lối sống cân bằng giữa công việc và cuộc sống, giúp giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi. Khả năng quản lý thời gian hiệu quả không chỉ cải thiện năng suất làm việc mà còn mang lại sự hài lòng, hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày.

6. Cách Sử Dụng Giờ Làm Việc Hành Chính Hiệu Quả

Để sử dụng giờ làm việc hành chính hiệu quả, bạn có thể tham khảo nội dung sau:

6.1 Lập Kế Hoạch Làm Việc Hiệu Quả Và Khoa Học

Việc lập kế hoạch làm việc hiệu quả, khoa học là chìa khóa giúp bạn sử dụng tận dụng giờ làm việc hành chính một cách tốt nhất. Đầu tiên, bạn hãy xác định mục tiêu dài hạn, ngắn hạn của bản thân, sau đó chia nhỏ chúng thành các nhiệm vụ cụ thể. Đồng thời, bạn có thể sử dụng phương pháp lập kế hoạch như phương pháp SMART (Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-bound) để đảm bảo rằng các mục tiêu của bạn có thể đạt được. Bạn nên ưu tiên những công việc quan trọng, cấp bách. Như vậy, bạn sẽ giảm thiểu căng thẳng, áp lực và nâng cao hiệu suất làm việc.

6.2 Việc Hôm Nay Chớ Để Ngày Mai

Nguyên tắc “Việc hôm nay chớ để ngày mai” là một trong những phương pháp hữu hiệu để sử dụng giờ làm việc hành chính hiệu quả. Việc trì hoãn sẽ làm tăng áp lực công việc, đồng thời gây chậm trễ trong việc hoàn thành các dự án, nhiệm vụ quan trọng. Do đó, bạn cần rèn luyện thói quen hoàn thành công việc ngay khi có thể.

6.3 Làm Việc Hiệu Quả Với Đồng Nghiệp

Làm việc hiệu quả với đồng nghiệp cũng giúp bạn tối ưu giờ làm việc hành chính. Bạn hãy giao tiếp rõ ràng, cởi mở với đồng nghiệp để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều hiểu rõ nhiệm vụ của mình và phối hợp tốt với nhau. Bạn cũng nên chủ động tham gia vào các cuộc họp nhóm, trao đổi ý kiến và đóng góp ý tưởng để cải thiện quy trình làm việc. Khi mọi người trong nhóm làm việc cùng hướng tới một mục tiêu chung, hiệu suất công việc sẽ được cải thiện đáng kể.

6.4 Thường Xuyên Tự Đánh Giá Và Ghi Nhận Kết Quả Của Bản Thân

Thường xuyên tự đánh giá, ghi nhận kết quả của bản thân là một cách quan trọng để sử dụng giờ làm việc hành chính hiệu quả. Bạn hãy dành thời gian mỗi cuối tuần hoặc cuối tháng để xem xét lại những gì bạn đã hoàn thành cũng như những điều cần cải thiện. Việc này không chỉ giúp bạn nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình mà còn tạo cơ hội để bạn điều chỉnh kế hoạch, phương pháp làm việc cho phù hợp.

Trên đây là toàn bộ những quy định về giờ làm việc hành chính dành cho người lao động. Hy vọng qua những chia sẻ này, các bạn đã hiểu rõ “giờ hành chính là gì?” cùng các vấn đề liên quan để thực hiện cũng như hưởng đúng quyền lợi của mình khi đi làm nhé.

Câu hỏi thường gặp

1. Thế Nào Là Nhận Hàng Hóa Trong Giờ Hành Chính?

“Chỉ nhận hàng trong giờ hành chính” có lẽ là cụm từ không còn quá xa lạ với chúng ta, nhất là những ai làm công việc văn phòng. Vậy thực chất, yêu cầu này có nghĩa là gì?

Nhận hóa hóa trong giờ hành chính có thể hiểu là đơn vị vận chuyển sẽ giao hàng cho khách trong khung giờ hành chính. Thời gian này sẽ gồm 8 tiếng, chia thành 2 buổi sáng - chiều và không tính giờ nghỉ trưa.

Đây được xem là “khung giờ vàng”, thuận tiện cho cả khách hàng và nhân viên vận chuyển trong quá trình giao - nhận hàng hóa. Mặc dù mỗi đơn vị sẽ có quy định riêng về khung giờ làm việc hành chính, song sự chênh lệch này cũng không đáng kể, đôi bên vẫn có thể thống nhất để việc giao - nhận hàng diễn ra thuận lợi nhất.

2. Giờ Hành Chính Có Thay Đổi Không?

Giờ hành chính có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định của từng công ty, ngành nghề. Một số nơi có thể bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn hoặc có thể có giờ nghỉ trưa kéo dài hơn.

3. Có Nhược Điểm Gì Khi Làm Việc Giờ Hành Chính?

Một số nhược điểm có thể bao gồm: gò bó về thời gian, không gian làm việc. ít có thời gian để xử lý các công việc cá nhân trong giờ hành chính…

4. Giờ Hành Chính Có Bao Gồm Giờ Nghỉ Trưa Không?

Có, giờ hành chính thường bao gồm một khoảng thời gian nghỉ trưa, thường từ 30 phút đến 1 tiếng. Thời gian nghỉ trưa này giúp nhân viên nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng cho buổi làm việc tiếp theo.

5. Nếu Làm Việc Ngoài Giờ Hành Chính Thì Có Được Trả Lương Thêm Không?

Điều này phụ thuộc vào chính sách của công ty. Nhiều công ty có chính sách trả lương làm thêm giờ hoặc cho phép nghỉ bù khi nhân viên làm việc ngoài giờ hành chính.

6. Làm Thế Nào Để Cân Bằng Công Việc Và Cuộc Sống Khi Làm Giờ Hành Chính?

Bạn có thể quản lý thời gian hiệu quả, đặt ra các ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, tận dụng tối đa thời gian rảnh rỗi để thư giãn và chăm sóc bản thân.

7. Làm Giờ Hành Chính Là Gì?

Làm giờ hành chính là làm việc trong khung giờ chính thức mà một tổ chức, công ty hoặc cơ quan nhà nước quy định cho nhân viên của mình. Thông thường, giờ hành chính bắt đầu từ 8h sáng và kết thúc vào 5h chiều với khoảng thời gian nghỉ trưa từ 12h trưa đến 1h chiều, áp dụng từ thứ Hai đến thứ Sáu. Một số nơi có thể yêu cầu làm việc vào sáng thứ Bảy.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: