Đối tượng kế toán là gì? Cách xác định và phân loại đối tượng kế toán

Đối tượng kế toán là gì?

Đánh giá post

Đối tượng kế toán là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong ngành tài chính – kế toán. Vậy bạn có biết đối tượng kế toán là gì? Những đặc trưng và cách xác định nó như thế nào? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu ở nội dung bài viết này.

Tìm hiểu kế toán là gì?

Theo chuẩn mực kế toán, kế toán được hiểu là việc thống kê, ghi chép và tính toán bằng con số. Mục đích của nó là để phản ánh, kiểm tra tình hình hoạt động của các loại tài sản, quá trình và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.

Tìm hiểu kế toán là gì?

Còn theo ngôn ngữ kế toán trong thực tế, kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và ghi chép thông tin tài chính, kinh tế của doanh nghiệp. Từ đó,  phục vụ cho quá trình hoạt động cũng như đề xuất các chính sách kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Thu thập: là việc tập hợp các chứng từ kế toán như hóa đơn, phiếu thu chi, giấy báo nợ, phiếu xuất nhập kho… để làm căn cứ tính toán và lên sổ sách.
  • Sau khi thu thập, kế toán sẽ tiến hành kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của giấy tờ cũng như các thông tin trên giấy tờ đó.
  • Các loại giấy tờ đã qua xử lọ sẽ được kế toán sẽ tiến hành ghi chép thông tin qua phương pháp hạch toán ghi sổ.

Đối tượng kế toán là gì?

Vậy, đối tượng kế toán là gì? Hiểu một cách đơn giản, đó là quá trình hình thành, biến động của tài sản thuộc công ty mà kế toán phải phản ánh và quản lý được trong thời gian hoạt động của đơn vị đó.

Nó được phân chia thành 2 loại đó là: Tài sản và nguồn vốn. Chúng phải tồn tại, hoạt động song song với nhau để giúp doanh nghiệp phát triển. Cụ thể như sau:

Về tài sản

Đây là nguồn lực mà doanh nghiệp kiểm soát, nắm giữ, thu lợi ích kinh tế từ việc sử dụng. Tài sản sẽ được hiển thị dưới các hình thái như: Máy móc, thiết bị, nhà máy, bản quyền, bằng sáng chế,… Căn cứ vào mốc thời gian đầu tư, sử dụng hoặc thu hồi mà tài sản được chia thành 2 loại: Tài sản ngắn hạn và dài hạn.

  • Tài sản ngắn hạn: Có thời gian sử dụng không quá 12 tháng hay một chu kỳ kinh doanh. Nó thường bị thay đổi hình thái khi sử dụng. Tài sản ngắn hạn bao gồm: Tiền, đầu tư tài chính thời gian ngắn, khoản thu trong thời gian ngắn, hàng tồn, khoản ký quỹ, các khoản khác tương đương với tiền,…
  • Tài sản dài hạn: Nó là tài sản có giá trị lớn, đặc biệt thời gian sử dụng, luân chuyển phải lớn hơn 12 tháng hoặc 1 chu kỳ kinh doanh. Nó có tính thanh khoản kém hơn tài sản ngắn hạn vì lý do không thể thu hồi ngay lập tức.
Đối tượng kế toán là gì?

Về nguồn vốn

  • Nợ trả: Đây là số nợ sẽ phát sinh khi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mà theo đó họ sẽ phải trả cho chủ nợ. Số nợ này sẽ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
  • Vốn chủ sở hữu: Đây là số vốn dùng để kinh doanh thuộc sở hữu của các cổ đông hoặc thành viên góp vốn để xây dựng lên.

Nội dung trên đây đã phần nào giúp bạn nắm về khái niệm đối tượng kế toán là gì?. Cùng với đó, việc thực hiện định khoản kế toán cũng là một bước quan trọng để phản ánh chính xác các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Thế nhưng muốn hiểu rõ hơn về nó thì bạn hãy tiếp tục theo dõi phần dưới đây nhé.

Cách xác định đối tượng kế toán là gì?

Chúng ta đã biết, toàn bộ doanh nghiệp hoạt động và phát triển sẽ không thể thiếu bộ phận kế toán. Bởi nó là công cụ đắc lực và gần như bắt buộc giúp ích công tác quản lý cho công ty. Theo đó, người đảm nhận vị trí kế toán sẽ phải đảm bảo các công tác kế toán nhanh, hiệu quả, chính xác. Đặc biệt họ còn phải theo sát tình hình thay đổi của tài sản và vốn để liên tục báo cáo người lãnh đạo.

Cách xác định đối tượng kế toán là gì?

Một kế toán sẽ phải phản ánh đối tượng kế toán ở những giai đoạn: Hình thành, biến động của tài sản. Nó phải được phản ánh thông qua các số liệu cụ thể, chính xác để đảm bảo tính minh bạch. Hay nói theo cách khác thì toàn bộ số tài sản của doanh nghiệp sẽ biểu hiện dưới hình thức tiền tệ.

Về tài sản của doanh nghiệp, nó sẽ luôn được biểu thị dưới dạng tài sản vô hình và tài sản hữu hình, cụ thể:

  • Tài sản hữu hình: bao gồm các yếu tố như nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, tiền mặt…
  • Tài sản vô hình: sẽ không mang hình thái vật chất mà nó bao gồm các yếu tố về quyền thương mại, quyền phát minh, sáng chế hay nhãn hiệu..

Các loại tài sản trên sẽ được hình thành và biến động thường xuyên trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, bộ phận kế toán cần theo dõi, cập nhật liên tục, đầy đủ và chính xác số liệu của từng loại tài sản để đem lại hiệu quả cho công tác quản lý của doanh nghiệp, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.

Phân loại đối tượng kế toán

Phân loại đối tượng kế toán

Đối tượng kế toán được phân loại căn cứ theo Luật kế toán số 88/2015/QH13 như sau:

Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp, hoạt động của các đơn vị và tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước gồm:

  • Tiền, tài sản cố định và vật tư
  • Kinh phí, quỹ
  • Khoản cần phải thanh toán ở nội bộ và ngoài đơn vị kế toán
  • Thu, chi, xử lý chênh lệch hoạt động thu, chi
  • Thu chi, kết dư ngân sách nhà nước
  • Tín dụng, đầu tư tài chính
  • Xử lý công nợ, nợ
  • Tài sản công
  • Các tài sản khác, khoản thu và nghĩa vụ phải trả có liên quan đến đơn vị kế toán

Đối tượng kế toán thuộc các hoạt động của đơn vị hay tổ chức không dùng tiền nhà nước:

  • Tài sản ngắn hạn, dài hạn
  • Vốn chủ sở hữu, nợ phải trả

Đối tượng kế toán thuộc các hoạt động làm ăn kinh doanh:

  • Tài sản
  • Nợ trả, vốn chủ sở hữu
  • Doanh thu, chi phí cho việc kinh doanh, các khoản thu nhập, chi phí khác
  • Thuế, khoản nộp vào ngân sách nhà nước
  • Kết quả, phân chia hoạt động kinh doanh
  • Tài sản, khoản thu, nghĩa vụ trả

Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán và tài chính:

  • Bao gồm các đối tượng ở phần trên
  • Khoản đầu tư tài chính, tín dụng
  • Khoản thanh toán trong, ngoài đơn vị kế toán
  • Khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá khác

Như vậy, bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn hiểu rõ đối tượng kế toán là gì. Rất mong rằng nội dung này sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

>>Xem thêm: Tổng hợp thông tin tuyển dụng kế toán

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: