Làm nghề sale, việc bị khách hàng từ chối là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng, từ chính những lần thất bại đó, bạn sẽ có thể rút ra bài học kinh nghiệm tuyệt vời. Vậy cụ thể, dân sale thu được gì từ những cái lắc đầu của khách hàng? Cùng JobsGO phân tích qua bài viết nhé!
Thực tế, chúng ta vẫn luôn có thói quen soi xét khắt khe để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối phương trong quá trình giao tiếp. Điều này vô tình làm chúng ta bỏ quên chính mình, không nhận ra được bản thân đang làm sai hay đúng. Và đối với những người làm sale, đây lại là điểm bất lợi khiến khách hàng từ chối, phản đối trong khi đàm phán. Có rất nhiều kiểu để họ từ chối và đằng sau những cái “lắc đầu” đó là cả một bài học giá trị các bạn cần hết sức lưu tâm.
Mục lục
Khách hàng thoái thác
Thoái thác là cách được rất nhiều khách hàng áp dụng khi trao đổi, làm việc với nhân viên sale về vấn đề gì đó. Họ có thể trả lời bạn như “anh cảm ơn, để anh xem thêm” hoặc “anh cần trao đổi thêm với vợ về điều này rồi sẽ báo lại em”,…
Gặp trường hợp này, bạn cần xem xét đến 2 khả năng, hoặc là vẻ bề ngoài của bạn hoặc là cách diễn đạt của bạn chưa thực sự thu hút được họ. Ngoài ra, yếu tố về tuổi tác (bạn còn quá trẻ) cũng là điều khiến khách hàng cảm thấy e ngại, không thực sự tin tưởng, nhất là những trường hợp họ phải bỏ ra số tiền khủng để đầu tư, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.
👉 Xem thêm: Công việc sale là gì? Công việc của nhân viên Sale như thế nào?
Khách hàng trình bày thẳng lý do không mua
Có những khách hàng sẽ trình bày thẳng lý do mà họ không muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Dù có thể họ đang nói dối nhưng bạn cũng có điểm cộng là làm cho khách hàng không phải ngại ngùng, e dè mà chuyển sang chuyện liên quan hay thoái thác cho người khác. Và việc bạn cần lưu ý sau cái “lắc đầu” này chính là tìm ra cách để tiếp cận khách hàng theo hướng khác hiệu quả hơn. Bạn sẽ cần làm sao để quá trình trao đổi, đàm phán với khách hàng không bị quá gay gắt và dễ dàng xử lý hơn.
Khách hàng liên tục thể hiện sự hoài nghi
Làm nghề sale, chắc chắn bạn đã quá quen thuộc với sự hoài nghi từ khách hàng rồi phải không? Thật vậy, với những sản phẩm khách hàng chưa biết, có giá trị quá lớn, rủi ro cao thì họ sẽ không thể không chần chừ mà nói “còn nhiều vấn đề anh/chị cần xem xét thêm,…”.
Trong trường hợp này, bạn cần nhận ra vấn đề ở khách hàng, làm rõ chúng. Còn nếu như điều này cứ lặp đi lặp lại thường xuyên, bạn sẽ cần xem lại về cách giao tiếp của bản thân.
👉 Xem thêm: Chốt sale là gì? Các bước chốt sale hiệu quả bạn cần biết!
Khách hàng từ chối kiểu chung chung
Với những khách hàng không có quá nhiều nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn thì sẽ thường từ chối kiểu chung chung như “đúng thế à”, “em có chắc không?”,… Vậy với những lời từ chối như vậy, sale làm sao để bán được hàng?
Nhiệm vụ của người làm sale đó là tạo ra hứng thú, nhu cầu sử dụng các dịch, vụ sản phẩm cho khách hàng. Nếu gặp trường hợp này tức là bạn chưa mang đến sự tin tưởng, chưa thể hiện được giá trị thương hiệu hay đơn giản là khả năng thuyết phục khách hàng chưa tốt.
Khách phản đối kiểu so sánh
Nhiều khách hàng sẽ đặt ra sự so sánh giữa sản phẩm, dịch vụ của bạn với các đối thủ khác để đi đến quyết định cuối cùng. Ví dụ như “Hàng của em có gì hơn so với bên A?” hoặc “làm sao em chứng tỏ được chất lượng sản phẩm tốt? Nó theo chuẩn nào?”,… Với những câu hỏi này, dù đã có nhiều kinh nghiệm, chắc chắn bạn sẽ không tránh khỏi một vài giây lúng túng.
Và bài học bạn cần lưu ý ở đây chính là trước khi chào bán một sản phẩm, dịch vụ nào đó cho khách hàng, bạn cần phải tìm hiểu cả đối thủ cạnh tranh. Các sản phẩm của bạn có điểm gì khác biệt, bạn có lợi thế gì hơn so với họ,… Tất cả những thông tin này đều rất cần thiết, giúp bạn tránh được cái “lắc đầu” từ khách hàng.
👉 Xem thêm: Những “định kiến” phổ biến về nhân viên Sale
Như vậy, có thể thấy lời từ chối từ khách hàng không phải luôn xấu. Đôi khi, đây lại chính là bài học giúp bạn nhận ra điểm hạn chế, chưa tốt ở bản thân. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp những ai làm sale biết cách để điều chỉnh cách làm việc, từ đó đạt được kết quả tốt, mang về nhiều hợp đồng trong quá trình làm việc nhé.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)