CV ngành công nghệ sinh học được viết một cách chuyên nghiệp là “chìa khóa” giúp ứng viên mở ra cánh cửa cơ hội phát triển nghề nghiệp. Hãy cùng JobsGO tìm hiểu cách để có được một CV hay và thu hút nhà tuyển dụng.
Mục lục
1. Tầm Quan Trọng Của CV Ngành Công Nghệ Sinh Học
Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của CV ngành công nghệ sinh học. Tài liệu này mang đến rất nhiều lợi ích, bao gồm:
- Cho Nhà tuyển dụng thấy phần nào đó tính cách của ứng viên.
- Cho Nhà tuyển dụng thấy khả năng tiếp cận và ứng dụng kiến thức vào thực tế của ứng viên.
- Cung cấp thông tin chi tiết về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của ứng viên.
- Cho Nhà tuyển dụng thấy mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí công việc đang được tuyển dụng.
Tất cả những điều này góp phần mở ra cho ứng viên cơ hội trở thành nhân viên tại công ty/tổ chức/đơn vị mà mình yêu thích.
Xem thêm: Định hướng việc làm sau khi ra trường cho cử nhân ngành Công nghệ sinh học
2. Hướng Dẫn Cách Viết CV Ngành Công Nghệ Sinh Học
Trong phần này JobsGO sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về cách viết CV công nghệ sinh học.
2.1. Ảnh CV
Công nghệ sinh học là một lĩnh vực yêu cầu sự chuyên nghiệp, cẩn thận. Do đó, ứng viên nên thể hiện được điều này. Một trong những việc bạn cần thực hiện để cho nhà tuyển dụng thấy mình là một ứng viên “hợp cách” là chuẩn bị ảnh CV phù hợp.
Ảnh CV ngành công nghệ sinh học nên có nền trơn (màu trắng, xám là lựa chọn phù hợp). Khi chụp ảnh, bạn nên đứng nghiêm túc, mắt nhìn thẳng và đừng quên nở một nụ cười nhẹ để tạo thiện cảm với người xem. Về trang phục, bạn có thể mặc trang phục công sở như áp sơ mi, vest hoặc mặc áo phòng thí nghiệm.
2.2. Thông Tin Cá Nhân
Trong phần này, bạn hãy cung cấp thông tin cơ bản về bản thân. Bạn nên bắt đầu bằng tên đầy đủ, địa chỉ hiện tại, số điện thoại liên hệ, địa chỉ email. Bạn cũng có thể bổ sung thêm các liên kết đến các trang mạng xã hội chuyên ngành như LinkedIn. Bạn cần kiểm tra lại thông tin để đảm bảo rằng nội dung bạn đưa ra là chính xác để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn một cách thuận lợi.
Ví dụ: Thông Tin Cá Nhân
|
2.3. Mục Tiêu Nghề Nghiệp
Phần này không chỉ là nơi để mô tả mục tiêu nghề nghiệp của bạn mà còn là cơ hội để bạn thể hiện sự đam mê và cam kết của mình đối với lĩnh vực công nghệ sinh học. Bạn cần mô tả rõ ràng về những gì bạn muốn đạt được trong tương lai và cách bạn góp phần vào sự phát triển của ngành.
Ví dụ: Mục Tiêu Nghề Nghiệp Tôi đang tìm kiếm cơ hội tham gia vào các dự án mới nhằm nâng cao kỹ năng và đóng góp vào sự phát triển của ngành. Tôi mong muốn hoàn thành dự án nghiên cứu về XXX trong vòng 5 năm. |
2.4. Học Vấn
Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất trong CV ngành công nghệ sinh học của một cử nhân vừa tốt nghiệp ra trường. Nếu bạn thuộc trường hợp này, bạn cần trình bày quá trình học tập của mình một cách chi tiết. Bạn hãy nêu rõ bằng cấp cao nhất của mình kèm thông tin về trường, ngành học, năm tốt nghiệp, điểm/bằng tốt nghiệp. Bạn cũng có thể đề cập đến những dự án nghiên cứu khoa học hoặc những khóa học đặc biệt mà bạn đã tham gia.
Ví dụ: Học Vấn
|
2.5. Kinh Nghiệm Làm Việc
Nếu nội dung học vấn quan trọng đối với cử nhân mới ra trường, thì kinh nghiệm làm việc là thông tin mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất ở những ứng viên đã ra trường nhiều năm.
Trong phần này, ứng viên nên liệt kê và mô tả chi tiết về các dự án, cũng như kinh nghiệm làm việc của mình. Bạn hãy nói rõ về trách nhiệm, vai trò của bạn trong dự án. Điều này giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế của bạn.
Ví dụ: Kinh Nghiệm Làm Việc Nghiên Cứu Viên Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng Dụng | 2020 – 2023:
Thực Tập Sinh Công ty ABC Genomics | 2019 – 2020
|
2.6. Kỹ Năng
Có 2 loại kỹ năng chính, bao gồm: kỹ năng chuyên ngành và kỹ năng mềm. Bạn nên đề cập đến cả 2 loại kỹ năng này trong CV ngành công nghệ sinh học. Kỹ năng chuyên ngành bao gồm kiến thức, khả năng ứng dụng các phương pháp, các công cụ liên quan trực tiếp tới lĩnh vực công nghệ sinh học. Trong khi kỹ năng mềm nhấn mạnh vào khả năng làm việc nhóm, khả năng làm việc độc lập, kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian,…
Ví dụ: Kỹ Năng Chuyên Ngành
Kỹ Năng Mềm
|
2.7. Thành Tựu và Đóng Góp
Người lao động trong ngành công nghệ sinh học thường phải tham gia vào các nghiên cứu khoa học. Do đó, ứng viên nên đề cập cụ thể tới những thành tựu đáng chú ý trong quá khứ như kết quả của nghiên cứu, các bài báo về dự án nghiên cứu đã được xuất bản, giải thưởng bạn đã đạt được thông qua nghiên cứu của mình,…
Ví dụ: Thành Tựu và Đóng Góp
|
2.8. Ngoại Ngữ
Nếu bạn đang ứng tuyển vào công ty đa quốc gia hoặc công ty nước ngoài, bạn nên đề cập để khả năng ngoại ngữ của mình. Điều này cho thấy bạn có đủ năng lực để làm việc trong môi trường sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt.
Ví dụ: Ngoại Ngữ Tiếng Anh: IELTS 7.5 |
Xem thêm: CV là gì? Cách viết CV xin việc và những lỗi thường gặp
3. Lưu Ý Khi Viết CV Ngành Công Nghệ Sinh Học
Khác với những ngành nghề thông thường (sale, marketing,…), công nghệ sinh học là một lĩnh vực mang tính học thuật cao. Do đó, khi viết CV ngành này, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề sau.
3.1. Sử Dụng Ngôn Ngữ Chuyên Ngành Một Cách Phù Hợp
Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, việc sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành là quan trọng để truyền đạt chính xác thông tin và tạo ấn tượng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn hãy chắc chắn rằng bạn đã sử dụng thuật ngữ một cách chính xác và phù hợp. Điều này giúp nhà tuyển dụng thấy rõ về kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu của bạn trong lĩnh vực này.
3.2. Đề Cập Đến Các Dự Án Nghiên Cứu Khoa Học
Như đã nói, công nghệ sinh học là một ngành mang tính học thuật cao; và trong quá trình học tập chắc hẳn bạn đã ít nhất một lần tham gia vào các nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, đừng quên mô tả chi tiết về các dự án này trong CV ngành công nghệ sinh học. Bạn nên cung cấp thông tin về mục tiêu, phương pháp và kết quả của mỗi dự án.
3.3. Đề Cập Đến Người Tham Chiếu Để Tăng Uy Tín
Nếu có thể, bạn hãy liệt kê tên và thông tin liên lạc của người hướng dẫn chính, đặc biệt là những người có uy tín trong ngành công nghệ sinh học. Điều này làm cho CV của bạn trở nên đáng tin cậy và có thể tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với nhà tuyển dụng.
4. Tham Khảo Một Số Mẫu CV Ngành Công Nghệ Sinh Học
5. Những Câu Hỏi Thường Gặp Về CV Ngành Công Nghệ Sinh Học
5.1. CV Ngành Công Nghệ Sinh Học Nên Dài Bao Nhiêu Trang?
Bạn nên giữ CV trong khoảng 1-2 trang để tập trung vào thông tin quan trọng và tránh làm mất hứng thú của người đọc.
5.2. CV Lĩnh Vực Công Nghệ Sinh Học Nên Để Màu Gì?
Bạn nên sử dụng màu nhẹ như xanh lam, xanh lá cây nhạt, hoặc màu xám để tạo sự chuyên nghiệp và tăng tính dễ đọc.
Xem thêm: Giải mã màu sắc – chọn màu cho CV xin việc
5.3. CV Ngành Công Nghệ Sinh Học Có Cần Thiết Kế Cầu Kỳ?
CV công nghệ sinh học nên có thiết kế đơn giản để thể hiện tính chuyên nghiệp và giúp nhà tuyển dụng có thể tập trung vào nội dung.
5.4. CV Công Nghệ Sinh Học Nên Để Font Chữ Gì?
Bạn nên sử dụng font chữ phổ biến và dễ đọc như Arial, Calibri, hoặc Times New Roman.
Xem thêm: Nên sử dụng Font chữ nào trong CV?
5.5. Có Thể Dùng Công Cụ Nào Để Thiết Kế CV Lĩnh Vực Công Nghệ Sinh Học?
Hãy sử dụng công cụ thiết kế CV của JobsGO. Với công cụ này, bạn chỉ cần điền thông tin tương ứng với từng mục và chọn mẫu CV phù hợp mà không cần biết thiết kế.
Bằng cách áp dụng những gì mà JobsGO hướng dẫn trên đây, chắc chắn bạn sẽ có được một mẫu CV ngành công nghệ sinh học chuyên nghiệp để mở ra cơ hội trở thành nhân viên tại đơn vị mà mình yêu thích.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)