[Nghệ thuật ứng xử] Cách mở lời nhờ người khác giúp đỡ

4.5/5 - (2 votes)

Trong công việc đôi lúc gặp khó khăn bạn sẽ phải nhờ đồng nghiệp, cấp trên của mình giúp đỡ. Vậy phải làm thế nào để người được nhờ vui vẻ chấp thuận? Hãy cùng xem JobsGO mách bạn cách mở lời nhờ người khác giúp đỡ.

Bạn nhấn mạnh khi giúp mình họ sẽ rất vui vẻ

Khi nhận lời giúp đỡ người khác không một ai muốn mình khó chịu, cáu gắt cả. Điều này cũng khiến người được nhận trợ giúp không vui vẻ gì. Chính vì thế mà bạn nên thuyết phục họ theo kiểu họ sẽ rất vui nếu như làm giúp bạn.

Ví dụ những câu nói nhờ người khác giúp đỡ “Chị biết không? Chúng ta sẽ rất là vui nếu như hôm nay chị làm giúp em bản kế hoạch này và sau đó chị em mình sẽ đi uống cafe, tám chuyện xuyên tối nay.”

Hoặc là: “Bạn có thể qua sửa giúp em bản thiết kế này không? Mặc dù làm chung công ty thế nhưng cả ngày hôm nay chúng ta chưa gặp nhau rồi đó. Tiện thể qua đây mình sẽ cho bạn ít động lực làm thêm giờ.”

Bạn nhấn mạnh khi giúp mình họ sẽ rất vui vẻ

Chắc chắn khi nghe những lời nhờ vả này của bạn họ sẽ không thể từ chối được. Thế nhưng bạn cũng không nên cố gắng thuyết phục họ rằng khi giúp mình là có lợi cho bản thân họ. Cho dù giúp đỡ người khác sẽ đem lại cảm giác thích thú, hưng phấn, thế nhưng điều bạn làm có thể khiến đối phương cảm thấy:

  • Bạn đang cố gắng điều khiển họ, làm cho họ không có quyền tự chủ cá nhân.
  • Bạn đang định hướng cảm xúc của riêng họ, muốn thao túng họ.

👉 Xem thêm: 3 ví dụ về kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và bài học rút ra

Mô tả điều bạn nhờ vả giống một lời thỉnh cầu nhỏ

Có thể bạn đã khá quen thuộc với kiểu câu nhờ vả lịch sự trong tiếng Việt này nơi công sở:

  • “Bạn có thể đi photo hợp đồng hộ tớ luôn được không? Đằng nào cũng tiện đường bạn đi làm, sẽ không làm mất nhiều thời gian của bạn đâu”
  • “Bạn cập nhật file bài viết lên driver hộ tớ nhé, chắc chắn sẽ không mất đến 3 phút của bạn đâu.”

Khi bạn đưa ra lời nhờ giúp đỡ như vậy cũng chính là tối thiểu hóa sự nhờ vả của mình. Đồng thời nó cũng làm cho bạn đang xem nhẹ lòng tốt của đồng nghiệp. Trong hai trường hợp trên, bạn chưa nhận thức được khoảng thời gian “xin” từ đối phương. Việc bạn đang làm phản ánh: Vấn đề mình nhờ người khác dễ thực hiện, không tốn thời gian và được miễn phí. Nếu như bạn hiểu tính chất, đặc thù công việc của người đó, chắc hẳn lần sau bạn sẽ không muốn nhờ vả họ đâu.

Chính vì thế mà trong văn hóa nhờ vả, bạn không nên tối thiểu hóa lời nói của mình, như vậy vô tình sẽ khiến đối phương cảm thấy khó chịu và không hài lòng.

👉 Xem thêm: Bí quyết công sở: Đồng nghiệp nhờ vả, làm thế nào để từ chối?

Mô tả điều bạn nhờ vả giống một lời thỉnh cầu nhỏ

Bạn không nên nhắc nhở họ rằng họ đã từng nợ bạn ân huệ

Trên thực tế có rất nhiều người khi nhờ đồng nghiệp giúp đỡ nhưng cũng không quên nhắc đến ân huệ ngày xưa. Điển hình như:

  • “Bạn có nhớ ngày mới vào công ty tớ đã giúp bạn tìm tài liệu rất nhiều không?”
  • “Tuần trước chị có in hộ và đưa hộ em bản hợp đồng cho khách, nhờ vậy em mới đạt KPI đó.”

Có lẽ do việc nhờ ai đó khiến chúng ta không vui nên thường nhắc lại cho họ biết những lần mình từng giúp đỡ họ ra sao. Như vậy sẽ làm cho câu chuyện đôi bên khó xử, tồi tệ hơn là đi vào ngõ cụt.

Hiển nhiên ai cũng biết có đi có lại, điều đó khiến đối phương dễ dàng nói đồng ý. Tuy nhiên, đứng trước lời nhờ đó lại khiến họ như đang bị điều khiển, sự nhiệt tình cũng giảm đi phần nào.

Nếu như quá tính toán chi ly sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ đồng nghiệp mà bạn gây dựng bấy lâu nay. Vì vậy, khi muốn mở lời nhờ người khác giúp đỡ, bạn nên cân nhắc đến điều này.

Sự giúp đỡ của đồng nghiệp khiến mình vui vẻ, hạnh phúc ra sao?

Hầu hết chúng ta đều biết mình phải thể hiện sự biết ơn đối với người đã giúp mình. Nhưng cũng có không ít người mắc phải sai lầm đó là: Bạn đang dành hết tập trung vào cảm xúc cá nhân, cái vui vẻ mà mình được và quên mất người giúp mình. Tâm lý chung của con người là nói về bản thân mình cho dù khi đó ta đang nói về người khác.

Sự giúp đỡ của đồng nghiệp khiến mình vui vẻ, hạnh phúc ra sao?

Giúp đỡ người khác là vì muốn trở thành người tốt, được tôn trọng và sống theo lý tưởng mình đề cao. Bên cạnh đó họ cũng muốn được người nhận giúp đỡ quan tâm đến cảm xúc của bản thân.

👉 Xem thêm: Cho đi là một niềm hạnh phúc

Tin tưởng người giúp đỡ mình

Bạn đang nghĩ rằng đối phương không thể làm tốt bằng mình vì thế bạn ngại nhờ vả thì điều đó là không đúng. Chúng ta đều có thể làm tốt công việc nếu có đủ thời gian tìm hiểu và luyện tập. Khi đã nhờ đồng nghiệp làm giúp chuyện gì đó, bạn hãy học cách tin tưởng họ và kiên nhẫn chờ đợi kết quả. Ví dụ:“Tôi rất tin tưởng ở năng lực của bạn. Vì thế bạn có thể giúp đỡ tôi làm bản báo cáo này chứ.”

Như vậy, với những cách nói chuyện nhờ vả người khác giúp đỡ trên đây của JobsGO hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ nghệ thuật nhờ vả khéo léo.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: