Barber là gì? Phân biệt sư khác nhau giữa Baber Shop và Hair Shop

Đánh giá post

Barber là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến hiện nay, nhất là các nước phương Tây. Vậy Barber là gì? Barber shop là gì? Hãy cùng JobsGO phân tích, tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây bạn nhé.

1. Barber là gì?

1.1 Barber, họ là ai?

Barber là gì? Barber dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “thợ cạo tóc”. Họ làm những công việc liên quan đến tóc, râu của nam giới. Tại các nước phương Tây, Barber được hiểu là người thợ cắt tóc nam.

Barber là gì? – thợ cạo tóc nam

Đa phần các Barber đều rất cá tính. Họ thường để râu mustache cùng những hình xăm trên tay, vai, cổ,… Những người thợ này có thể cắt nhiều kiểu tóc khác nhau, từ ngắn đến dài, từ truyền thống đến hiện đại hay Faux Hawk, Buzz cut,…

Barber làm việc tại các Barber Shop (tiệm cắt tóc nam) – nơi chỉ có nam giới hay những người muốn cắt kiểu tóc nam ghé đến.

1.2 Nguồn gốc của Barber

Nghề Barber có nguồn gốc từ khá lâu đời. Cụ thể, dấu tích các dao cạo được tìm thấy trong hàng loạt đồ cổ từ khoảng 3500 trước Công nguyên (chủ yếu ở Ai Cập). Theo một số tài liệu ghi chép lại, dịch vụ này đã được thực hiện từ 5000 năm trước Công nghiệp, song ở thời điểm này, các dụng cụ để cạo, cắt tóc chỉ là đá lửa mài, vỏ hàu,… mà thôi.

Trong thời Ai Cập cổ đại, Barber được coi trọng, trọng dụng không khác gì các “siêu sao”. Những người đàn ông ở Hy Lạp cổ đại thường xuyên có nhu cầu cắt tỉa râu, tóc, móng tay,… Dần dần, Barber đã được du nhập vào La Mã (năm 296 trước Công nguyên) và ngày càng có nhiều Barber Shop được mở ra, trở thành nơi để các quý ông trò chuyện, tán gẫu.

Đến giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, các Barber Shop được so sánh giống như các quán rượu, là địa điểm ăn chơi cho nam giới. Đây được xem là thời đại hoàng kim của nghề Barber cũng như các Barber Shop.

Tại Việt Nam, Barber xuất phát từ những tiệm cắt tóc nhỏ. Thời kỳ thịnh vượng, phát triển nhất của nghề này là vào những năm 1975 khi nét phong trần, lãng tử của đấng nam nhi chính là hình mẫu lý tưởng của phụ nữ.

2. Barber và Stylist có giống nhau?

Barber và Stylist có giống nhau không?

Nghe qua thì có lẽ nhiều bạn sẽ nghĩ Barber và Stylist giống nhau vì đều có liên quan đến tạo kiểu, mẫu cho tóc. Tuy nhiên, thực tế đây lại là 2 công việc hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng JobsGO phân biệt nhé!

Barber Stylist
Dụng cụ cắt tóc Chủ yếu là tông đơ, dao cạo. Sử dụng nhiều dụng cụ, chủ yếu là kéo, lưỡi cắt.
Kỹ thuật cắt tóc Kỹ thuật khá đơn giản, dễ thực hiện.

– Ban đầu họ dùng kỹ thuật “vẩy” tông đơ điêu luyện, tạo hiệu ứng Fade Haircut, càng lên phía trên, mật độ tóc càng nhiều và đậm hơn, tạo sự tinh tế, sắc nét.

– Sau đó, họ sử dụng kéo để gọt vuông các đường viền tóc xung quanh.

– Khi phần cắt kết thúc, Barber bắt đầu dùng dao cạo và hoàn thiện phần Bread để tạo phong cách lịch lãm, nam tính.

Kỹ thuật khá phức tạp, kết hợp nhiều dụng cụ khác nhau.

– Trước hết, họ sẽ dùng kéo, tông đơ cùng lược để cắt bớt những phần tóc dài phía trên đỉnh đầu.

– Sau đó, họ sử dụng lưỡi cắt số 0 để làm gọn đường viền, tạo cho kiểu tóc những điểm nhấn tinh tế.

Phong cách tóc Cắt các kiểu tóc cổ điển, không chạy theo xu hướng. Có thể cắt mọi kiểu tóc, thường xuyên cập nhật những kiểu mới, thịnh hành trên thị trường.
Phong cách thợ tóc Vẻ ngoài có phần bụi bặm, nam tính, cá tính, mạnh mẽ, thường nuôi râu dài, tỉa gọn gàng, có nhiều hình xăm nghệ thuật. Ăn mặc khá tinh tế, lịch sự và thời thượng.
Đối tượng phù hợp làm nghề Nam giới Nam và nữ giới

3. Sự khác biệt giữa Barber Shop và Hair Shop

Barber Shop là nơi làm việc của các Barber, vậy nó có khác gì Hair Shop hay không? Câu trả lời là “CÓ” và JobsGO sẽ chỉ ngay cho bạn thấy những điều này.

Barber Shop Hair Shop
Cách bày trí Cầu kỳ, cổ điển theo phong cách châu Âu. Tối giản, sang trọng và hiện đại.
Style thợ cắt tóc Bụi bặm, hầm hố, xăm trổ nhiều. Gọn gàng, chỉn chu, lịch lãm.
Phong cách phục vụ Hưởng thụ, từ tốn như những “ông hoàng”. Nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, thường kèm theo các dịch vụ khác như chăm sóc da.
Giá thành Giá cả khá cao Giá cả phải chăng.
Đối tượng khách hàng Nam giới Cả nam và nữ
Độ phổ biến Độ phổ biến thấp, chủ yếu ở các thành phố lớn. Phân bố ở khắp nơi, tỉnh thành của cả nước.

4. Barber và Barber Shop tại Việt Nam

Cả Barber và Barber Shop khi được du nhập vào Việt Nam đều có những biến đổi nhất định. Con người đều cố gắng kết hợp các yếu tố, dịch vụ, làm sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Tìm hiểu về Barber và Barber Shop tại Việt Nam

Chẳng hạn như trong các Salon thông thường, Stylist sẽ sử dụng tông đơ, cắt fade, undercut,… để tạo kiểu cho tóc thật gọn, vuông không kém gì những anh thợ cạo trong Barber Shop. Tuy nhiên, họ vẫn giữ nguyên được tính thời thượng, cập nhật theo xu hướng để có kiểu tóc mới, độc đáo, sáng tạo theo mong muốn từ khách hàng.

Ngược lại, nhiều anh thợ cạo tóc Barber cũng sử dụng kéo, không còn cứng nhắc, đóng khung với những kiểu cổ điển xưa nữa. Họ đang dần học cách để tạo ra những kiểu tóc mới, hiện đại, hợp thời hơn.

Tựu chung lại, Barber Shop của thời nay vẫn giữ được nét bản sắc của riêng mình, là một điểm đến lý tưởng cho các quý ông có thể gặp gỡ, tám chuyện và làm đẹp. Tổng thể Barber Shop vẫn là phong cách cổ điển, cá tính. Thế nhưng, cách thức vận hành của Barber Shop thì đang được làm mới, lấy cảm hứng từ kiểu tóc cổ điển và pha trộn thêm vẻ hiện đại một cách khéo léo, tinh tế. Điều này giúp cho họ dễ dàng thu hút được đông đảo khách hàng.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu đúng và rõ “Barber là gì?”, “Barber Shop là gì?” và phân biệt được với Stylist, Hair Shop. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác, hãy thường xuyên truy cập vào website JobsGO.vn bạn nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: