Bạn đang tìm kiếm việc làm và vào một ngày đẹp trời, một công việc phù hợp với sở trường, năng lực, kinh nghiệm của bạn xuất hiện. Bạn nộp CV ngay và được mời phỏng vấn. Bạn đã hoàn thành buổi phỏng vấn xuất sắc và nhận được email trúng tuyển. Tất nhiên, đó là một giấc mơ đẹp.
Nếu như các phép toán luôn có một tỷ lệ phần trăm sai số rất nhỏ thì trong cuộc sống của chúng ta lại luôn luôn ẩn chứa những rủi ro. Trên con đường sự nghiệp cũng vậy, có những lúc mỗi cuộc phỏng vấn việc làm tưởng như một cơn ác mộng mà bạn bắt buộc phải vượt qua.
Công việc thực tế không như mô tả lúc ban đầu
Theo như thông tin tuyển dụng thì đó là một công việc phù hợp với bạn về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm nhưng khi đến buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng bất ngờ đưa thêm những yêu cầu khác, thậm chí đó là những việc làm bạn chưa hề có kinh nghiệm hoặc chuyên môn.
Đừng vội chán nản hay thất vọng, hãy tiếp tục cuộc phỏng vấn một cách tốt nhất bởi hai lý do. Thứ nhất, có thể nhà tuyển dụng đang muốn thử bạn xem bạn có sẵn sàng chấp nhận những thay đổi trong công việc hay không. Thứ hai, tại sao bạn không thử thách mình với những công việc khác nhỉ? Nếu bạn ứng tuyển vị trí Sale-Admin nhưng nhà tuyển dụng yêu cầu thêm việc chăm sóc hoặc tư vấn khách hàng thì sao? Đó chính là cơ hội để bạn học hỏi thêm kỹ năng giao tiếp và thể hiện bản thân và biết đâu bạn lại khai thác được điểm mạnh của mình trong lĩnh vực đó.
Mức lương ký hợp đồng không như thỏa thuận
Đây là tình trạng không phải xưa nay hiếm, để câu kéo ứng viên, nhà tuyển dụng thường để mức lương cao nhưng khi phỏng vấn việc làm thì mức lương nhà tuyển dụng thông báo với bạn sẽ thấp hơn với các lý do như đó là mức lương chính thức sau thời gian thử việc hoặc đã bao gồm các khoản phụ cấp…Lúc này hãy mạnh dạn thẳng thắn trao đổi với nhà tuyển dụng để nhận được câu trả lời thích đáng cho dù bạn có chấp nhận hay không chấp nhận công việc đó.
Nhà tuyển dụng rút lại việc làm sau khi nhận bạn
Có lẽ đây là cơn ác mộng tồi tệ nhất khi niềm hy vọng của bạn bị sụp đổ, nhà tuyển dụng hứa hẹn trao đổi công việc cụ thể với bạn nhưng khi bạn liên hệ lại thì nhận được câu trả lời: “Bên anh/chị đã đủ người rồi” Trường hợp này thường ít khi xảy ra và chỉ xảy ra với những công ty nhỏ, kém uy tín hoặc với công việc part-time, tuy nhiên bạn cũng nên đề phòng để không “cho trứng vào một giỏ”.
Nhà tuyển dụng biết sếp hiện tại của bạn
Thật tệ nếu nhà tuyển dụng quen biết với sếp hiện tại của bạn và bạn vẫn chưa nghỉ công việc cũ hoặc chưa chắc chắn nhận việc. Nếu như vậy, hãy đề nghị nhà tuyển dụng không để lộ thông tin về buổi phỏng vấn của bạn, tất nhiên vẫn không thể tránh khỏi rủi ro.
Hệ thống ứng tuyển trực tuyến bị lỗi
Những năm gần đây, xu hướng tuyển dụng trực tuyến ngày càng phổ biến nhưng cũng không thiếu các trường hợp gặp sự cố kỹ thuật. Bạn tạo xong một CV hoặc làm xong một bài test nhưng khi nhấp chuột để gửi thì hệ thống bị lỗi và toàn bộ thông tin, điều này thực sự khiến bạn cảm thấy vô cùng bức xúc. Lời khuyên cho bạn là hãy lựa chọn những kênh tìm việc uy tín, các app tuyển dụng trên di động giúp bạn nộp CV nhanh chóng chỉ trong một nốt nhạc.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)