Sinh viên ngày nay không sợ học, chỉ sợ thất nghiệp. Thế nhưng, nếu thuộc những hình mẫu sinh viên dưới đây thì có lẽ bạn nên tự tin lên. Cùng JobsGO tìm hiểu xem sinh viên như thế nào thì “khó” thất nghiệp nhé!
Mục lục
1. Sinh viên có kiến thức chung sâu rộng
Bất cứ ngành nghề nào trong xã hội cũng đều có liên quan đến các ngành khác. Sự đan xen, chồng chéo kiến thức yêu cầu ai trong chúng ta cũng cần học hỏi không ngừng. Đó là lý do vì sao những sinh viên biết nhiều kiến thức, kỹ năng sẽ khó có thể thất nghiệp. Mọi kiến thức bạn học trong cuộc sống đều quý giá. Một Salesman cũng cần hiểu về tâm lý học khi giao tiếp với khách hàng. Một nhân viên truyền thông luôn phải gặp rất nhiều khách hàng trong nhiều lĩnh vực. Sự thông thái sẽ giúp bạn dễ làm quen và xây dựng mối quan hệ. Bên cạnh nghề chính, kiến thức rộng cũng giúp bạn có được nhiều công việc tay trái hấp dẫn. Vậy nên, sinh viên có kiến thức sâu rộng thực sự là một đối tượng không cần lo thất nghiệp.
2. Sinh viên có đầy đủ kỹ năng mềm
Đánh giá kỹ năng mềm trước tiên chính là các chứng chỉ, sau đó là các bạn sống, giao tiếp và làm việc, học tập. Tất cả những điều đó sẽ giúp bạn có lợi thế hơn rất nhiều.Khi nhà trường yêu cầu bạn học kỹ năng mềm hay tổ chức các kỳ thi lấy chứng chỉ kỹ năng mềm thì tuyệt đối đừng trốn tránh. Nhà trường cũng chỉ đang mong muốn bạn không thất nghiệp và tạo hình ảnh tốt cho thương hiệu của trường mà thôi. Điều đó tốt cho bạn và bạn cần ý thức được tầm quan trọng của chúng.Kỹ năng mềm cũng được xây dựng từ trải nghiệm sống. Người có nhiều trải nghiệm, sống từng trải sẽ biết cách cư xử hơn những ai luôn ở yên một chỗ. Những chuyến đi, những hoạt động, những việc làm part-time,… chúng đều có ý nghĩa đối với bạn dù chả giúp bạn kiếm được nhiều tiền. Bạn sẽ học được kỹ năng giao tiếp mà bất kỳ nghề nào cũng cần. Học được các cách ứng xử cơ bản để phát triển tốt trong môi trường công việc. Hay học được các kinh nghiệm từ chính những người bạn từng tiếp xúc. Tất cả đều sẽ trở thành lợi thế để khiến sinh viên đủ kỹ năng mềm không thể thất nghiệp. >> 7 điều sinh viên mới ra trường nên làm ngay
3. Sinh viên giỏi ngoại ngữ
Ngoại ngữ là công cụ tối thiểu cần có để các doanh nghiệp tiến ra thế giới. Vậy nên không có gì lạ khi nhà tuyển dụng nào cũng ưu tiên sinh viên có ngoại ngữ.Trong khi tuyển ai cũng cần “đào tạo lại”, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ chọn người có ngoại ngữ. Bạn sẽ được bồi dưỡng kỹ năng để hỗ trợ các bộ phận chuyên môn sâu hơn. Công việc của bạn một phần là chuyên môn, một phần là thông dịch viên. Với những ai có khả năng học hỏi tốt, việc thăng tiến nhanh chóng là điều dễ hiểu. Với tính chất công việc đa năng, bạn sẽ ít khi bị giao việc khó mà chủ yếu là công việc cần giao tiếp và di chuyển. Giá trị của công việc bạn làm cũng cao hơn khi khách hàng là người nước ngoài. Vậy nên, không khó hiểu khi sinh viên ngoại ngữ “khó” thất nghiệp đúng không nào.
4. Sinh viên tích cực tham gia các hoạt động xã hội
Các hoạt động xã hội cũng giống như một lớp học kỹ năng mềm. Hơn nữa, lớp học này không mất phí lại có chứng chỉ chuyên nghiệp. Đó là lý do vì sao doanh nghiệp nước ngoài rất thích sinh viên tham gia nhiều hoạt động xã hội.Khi còn là sinh viên, bạn có thể dễ dàng nhận ra vai trò của các hoạt động xã hội khi đi xin học bổng du học hoặc tham gia phỏng vấn du học. Các trường học và cả công ty nước ngoài đều khá thích sinh viên năng động. Các chứng chỉ hoạt động xã hội một phần thể hiện được sự năng động của bạn, một phần thể hiện kỹ năng mềm và kiến thức chung mà bạn học được. Mặt khác, chúng cũng thể hiện được sự “chịu khổ” của bạn. Đi nhiều, khám phá nhiều sẽ cho bạn nhiều kiến thức. Làm việc với nhiều đội nhóm cũng rèn luyện cho bạn một tinh thần mạnh mẽ. Đó thực sự là một hình mẫu ứng viên nhiều ưu điểm đúng không nào? >> Kinh nghiệm tìm việc cho sinh viên mới ra trường
5. Sinh viên có bảng điểm đẹp
Bảng điểm đẹp thì khỏi cần nói, sinh viên có bảng điểm đẹp sẽ khó mà thất nghiệp được. Cho dù bạn không tìm được việc thì nhà trường và các cơ quan nhà nước cũng khó để bạn thất nghiệp.Các nhà tuyển dụng cũng có nhiều cách nhìn khác nhau về bảng điểm của bạn. Nhiều người vẫn cho rằng bảng điểm chả quan trọng khi xin việc. Nhưng đó là khi bạn chưa thực sự đủ xuất sắc mà thôi. Các công việc chuyên môn và chú trọng kỹ năng hiện nay đều rất quan trọng kiến thức nền của ứng viên. Khi bạn đủ giỏi, nhà tuyển dụng sẵn sàng dạy bạn các kỹ năng mềm. Họ không thể bỏ qua một người đầy tiềm năng phát triển như vậy. Hơn nữa, khi làm việc online càng ngày càng phát triển mạnh. Các kỹ năng mềm cũng dần không còn quá quan trọng với các ngành kỹ thuật. Vậy, bảng điểm của bạn đã đủ đẹp để không lo thất nghiệp hay chưa?
6. Sinh viên có “kinh nghiệm”
“Kinh nghiệm là câu chuyện muôn thuở của sinh viên mới ra trường. Chúng ta vẫn hỏi rằng sinh viên mới ra trường lấy đâu ra kinh nghiệm. Nhưng cái chính ở đây không phải là kinh nghiệm chính thức. Bạn có thể có kinh nghiệm ở nhiều vị trí khác nhau như cộng tác viên hay thực tập sinh, nhân viên part-time. Cái chính là bạn đã từng trải nghiệm thực tế công việc và hiểu rằng mình phải làm gì.Vậy nên đừng ngại các vị trí thực tập sinh hay cộng tác viên. Cũng đừng nản chí khi bạn nhận lương ít mà phải chịu đủ thứ yêu cầu. Mọi thứ sẽ trở thành kinh nghiệm để làm đẹp CV khi bạn apply một công việc chính thức. Hơn nữa việc chịu khó học hỏi cũng cho bạn rất nhiều kinh nghiệm thực để bạn cứng cáp hơn với nghề.
7. Sinh viên có ngoại hình và nhiều tài lẻ
Sinh viên có ngoại hình và tài lẻ thực sự không thiếu đất phô diễn tài năng. Đặc biệt là trong một xã hội năng động như hiện nay. Nếu bạn là người có ngoại hình, tài lẻ việc đá chéo ngành thực sự không khó. Có rất nhiều dạng thức công việc phù hợp với bạn. Những công việc đó thậm chí có thể giúp bạn phát triển kinh doanh và thành công. Còn nếu như bạn vừa có ngoại hình, tài năng lại chuyên môn vững vàng thì thực sự không thể nào thất nghiệp nổi. Thậm chí, bạn còn có thể trở thành một hình mẫu tuyệt vời đối với mọi người nữa.Tất cả những lợi thế đều bắt nguồn từ sự nỗ lực của chúng ta, Dù là tài lẻ hay ngoại hình, kỹ năng hay kiến thức, chúng đều cần chúng ta nỗ lực học tập và giành lấy cho bản thân. CHính chúng ta mới là người tạo ra lợi thế cho mình. Vậy nên hãy không ngừng cố gắng nhé.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)