Ngành điện tử công nghiệp là gì? Cơ hội nghề nghiệp sau ra trường

Đánh giá post

Điện tử công nghiệp là ngành rất phát triển và có tương lai. Vậy ngành điện tử công nghiệp học những gì? Ra trường bạn có những cơ hội việc làm và mức lương ra sao? Tìm hiểu thông tin hướng nghiệp qua chia sẻ trong bài viết dưới đây ngay nhé!

1. Tìm hiểu chung về ngành điện tử công nghiệp

Ngành điện tử công nghiệp chuyên đào tạo kỹ sư điện tử phục vụ ngành công nghiệp. Các bạn sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, chuyên môn để thực hiện các công việc như: kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện tử, các thiết bị điện tử và mạch điện trong bộ điều khiển.

Ngành điện tử công nghiệp

2. Ngành điện tử công nghiệp học những gì?

Theo học ngành điện tử công nghiệp, các bạn sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức từ cơ bản cho đến chuyên sâu. Với các môn học đại cương như:

  • Chính trị
  • Giáo dục thể chất
  • Pháp luật
  • Kỹ năng giao tiếp
  • An ninh – quốc phòng
  • Tin học
  • Tiếng Anh cơ bản

Đặc biệt để giúp sinh viên có đầy đủ kiến thức đáp ứng công việc sau khi ra trường, sinh viên được trang bị hệ thống kiến thức chuyên sâu qua các môn học chuyên ngành quan trọng như:

  • An toàn lao động
  • Kỹ năng thiết yếu
  • Thiết kế điện tử bằng máy tính
  • Điện cơ bản
  • Đo lường điện tử
  • Điện tử tương tự
  • Kỹ thuật cảm biến
  • Linh kiện điện tử
  • Trang bị điện
  • Anh chuyên ngành
  • Điện tử công suất
  • Kỹ thuật vi điều khiển 1
  • PLC cơ bản
  • Kỹ thuật xung – số
  • Điện tử nâng cao
  • v.v…

3. Ngành điện tử công nghiệp có được ưa chuộng?

Ngành điện tử công nghiệp là một ngành trẻ với tốc độ phát triển nhanh chóng. Điện tử là một trong những yếu tố để đánh giá về trình độ phát triển của khoa học – kỹ thuật và kinh tế của một quốc giá. Vì vậy, nó là một ngành quan trọng đang được nhà nước chú trọng phát triển trong nhiều năm gần đây.

Ngành điện tử công nghiệp có được ưa chuộng?

Các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động ngày càng nhiều. Điều này khiến nhu cầu về nguồn nhân lực ngành điện tử công nghiệp tăng cao, cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển lớn cho người lao động. Không những vậy, đây còn là ngành kỹ thuật phù hợp cho các bạn nam theo đuổi để có được công việc ổn định với thu nhập hấp dẫn cho bản thân sau khi ra trường.

4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành điện tử công nghiệp

Để có thể theo đuổi và phát triển lâu dài cùng với ngành điện tử công nghiệp, các bạn nên sở hữu những tố chất sau:

  • Một là, bạn cần học giỏi các môn học thuộc khối tự nhiên, đặc biệt là toán và lý bởi chúng là tiền đề cho ngành kỹ thuật điện tử công nghiệp.
  • Hai là, bạn thích học hỏi, tìm tòi và có hứng thú với ngành điện tử, có đam mê với các thiết bị điện, đồng thời luôn có suy nghĩ khám phá, sửa chữa các thiết bị điện tử thông minh.
  • Ba là, bạn có tư duy logic, khoa học, biết cách tổng hợp và xử lý thông tin. Tố chất này sẽ giúp các bạn nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân để giải quyết các vấn đề của các thiết bị, hệ thống hoặc mạch điện tử.
  • Bốn là, bạn phải là người có sự tỉ mỉ, cẩn thận và luôn kiên trì thì mới theo đuổi được ngành học này. Trong quá trình học bạn sẽ tiếp xúc với các môn học khô khan, tiếp cận với các bản mạch, vi mạch cực nhỏ nên những tốt chất này sẽ giúp bạn rất nhiều trong học tập và công việc sau này.
  • Năm là, bạn có là người có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, biết cách cộng tác cùng mọi người. Ngành điện tử công nghiệp luôn đưa bạn vào môi trường làm việc phải tiếp cận với các thiết bị có quy mô lớn. Một người không thể đảm nhận hết được các công đoạn mà cần sự hợp tác, kết nối của nhiều bộ phận với nhau để hoàn thành một thiết bị. Do đó, kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ giúp bạn rất nhiều khi làm việc và tăng cơ hội thăng tiến cho bản thân.
Cách xác định bạn có phù hợp với ngành điện tử công nghiệp

5. Ngành điện tử công nghiệp thi khối gì?

Theo quy định mới ban hành từ Bộ Giáo Dục thì hiện nay có nhiều khối tổ hợp môn xét tuyển khác nhau. Do đó ngành điện tử công nghiệp tuyển sinh không chỉ với khối A00 (Toán, Hóa, Lý) mà nó còn nhiều khối khác. Cụ thể như sau:

  • A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh)
  • D01 (Toán, Văn , Anh)
  • C01 (Toán, Văn, Lý)
  • D90 (Toán, KHTN, Anh)
  • D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • A16 (Toán, Văn, Khoa học tự nhiên
  • A02 (Toán, Lý, Sinh).

Mỗi trường đại học sẽ có những khối tuyển sinh khác nhau cho ngành điện tử công nghiệp của trường.

6. Học điện tử công nghiệp tại trường nào?

Khu vực Tên trường Khối xét tuyển Điểm chuẩn 2022 Điểm chuẩn 2021 Điểm chuẩn 2020
Miền Bắc ĐH Công nghiệp Hà Nội A00; A01 23.25 24.6 24.1
ĐH Bách khoa Hà Nội A00; A01 26.33 26.91 27.48
ĐH Điện Lực A00; A01; D01; D07 22.50 21.5 18
ĐH sư phạm kỹ thuật Nam Định A00; A01; B00; D01; D02; D03; D04; D05; D06 15 15 15
ĐH Thành Đô A00; A01; D07; D90 15 15 15
ĐH Thủy Lợi A00; A01; D01; D07 24.60 23.45 18.5
ĐH Mỏ Địa chất A00; A01; D01; D07 18
ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội A00; A01; D01 23 25.9 25.7
Miền Trung ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng A00; A01 24.45 25.6 25.5
ĐH Nha Trang A00; A01; C01; D07 15.5 16 15
Miền Nam ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM A00; A01; D01; D90 23.25 26 16
ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TPHCM A00; A01 60 25.6 26.75
ĐH Tôn Đức Thắng A00; A01 31.75 33 28.75
ĐH Công nghiệp TPHCM A00; A01; C01; D90 22.50 19.5 22.5
ĐH Nguyễn Tất Thành A00; A01; D01; D07 15 15 15
ĐH Công nghệ Sài Gòn A00; A01; D01; D07 18 15 15
Đại học Cần Thơ A00; A01 23 24.25 21.5

7. Học ngành điện tử công nghiệp ra trường làm gì?

Ngành điện tử công nghiệp thuốc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện tử. Đây là ngành học có sự kết hợp của điện tử máy tính với điện tử dân dụng để phục vụ ngành công nghiệp hiện nay. Do đó sinh viên sau tốt nghiệp nhiều cơ hội việc làm tại các vị trí khác nhau như:

  • Kỹ sư điện tử công nghiệp làm việc tại các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với công việc liên quan đến các thiết bị điện tử.
  • Kỹ thuật viên cơ khí thang máy làm việc tại các tòa chung cư, cao ốc văn phòng, khu đô thị, trường học, bệnh viện,…
  • Thợ điện làm việc trong bất cứ công ty, doanh nghiệp hoặc tại cơ quan điện quốc gia.
  • Nhân viên bảo trì cơ khí làm việc tại các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp với hệ thống máy móc, ứng dụng công nghệ cao.
  • Các bạn cũng có thể trở thành giảng viên dạy một môn học trong chuyên ngành điện tử công nghiệp tại các trường trung cấp, cao đẳng hoặc đại học trên cả nước.
  • Tự mở quán kinh doanh cá nhân về mảng sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện tử.
Học ngành điện tử công nghiệp ra trường làm gì?

8. Mức lương dành cho ngành điện tử công nghiệp

Cùng với sự phát triển và nhu cầu tuyển dụng cao, sinh viên sau tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp nhận được mức lương khá hấp dẫn. Cụ thể như sau:

  • Đối với sinh viên ngành điện tử công nghiệp mới ra trường có thể nhận được mức lương dao động từ 7.5 – 9 triệu đồng/tháng.
  • Khi bạn đã đi làm được 1 – 2 năm, lúc này bạn đã có kinh nghiệm, chuyên môn và trình độ mức lương tăng lên thành từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.
  • Đặc biệt khi bạn có kinh nghiệm trên 5 năm, cùng với tay nghề cao, có thêm kỹ năng về ngoại ngữ, một kỹ sư điện tử công nghiệp có thể nhận được mức lương từ 18 – 30 triệu đồng/tháng.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin mới nhất về ngành điện tử công nghiệp cho các bạn tham khảo. Hy vọng kiến thức này sẽ giúp các bạn tự tin chọn ngành học này. Nếu bạn là sinh viên đã ra trường, hãy tìm kiếm việc làm cho bản thân tại JobsGO.vn nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: