Market Challenger là gì? Đây là một thuật ngữ chỉ một loại doanh nghiệp tương đối phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vậy chính xác Market Challenger là gì? Yếu tố nào có thể tạo nên một Market Challenger mạnh mẽ, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của JobsGO để có thể có được câu trả lời nhé.
Mục lục
Market Challenger là gì?
Market Challenger còn được biết đến với tên gọi phổ biến là Doanh nghiệp thách thức thị trường. Theo đó, những doanh nghiệp Market Challenger thường có quy mô, thị phần thấp hơn so với doanh nghiệp dẫn đầu thị trường. Trên thực tế, các hai hình thức Market Challenger phổ biến là:
- Doanh nghiệp nhỏ mới gia nhập thị trường có thị phần thấp, trung bình.
- Doanh nghiệp có sản phẩm, thị phần đứng thứ hai trên thị trường và đang có xu hướng muốn cạnh tranh để vươn lên dẫn đầu.
👉 Xem thêm: Market nicher là gì? Tổng hợp những kiến thức hữu ích
Một số ví dụ về Market Challenger phổ biến
Nhắc đến các Market Challenger phổ biến, chắc chắn không thể bỏ qua các ví dụ nổi bật dưới đây:
TH True Milk – Vinamilk
Vào thời điểm trước 2015, khi thương hiệu sữa Vinamilk đang thống lĩnh thị trường trong nước, TH True Milk xuất hiện với tư cách là Market Challenger và vượt qua Vinamilk. Đến thời điểm hiện tại, TH vẫn hoạt động mạnh mẽ với xu hướng cạnh tranh vươn lên dẫn đầu thị phần trong ngành sản xuất, chế biến sản phẩm sữa.
Pepsi – Coca Cola
Khi Coca Cola liên tiếp đứng đầu thị trường nước giải khát toàn cầu, Pepsi xuất hiện như một làn gió mới, đồng thời cũng là Market Challenger khiến Coca Cola lao đao. Theo đó, trong một thời gian dài liên tục, Pepsi vươn lên và nắm thị phần vượt trội so với Coca Cola. Cho đến tận ngày hôm nay, Pepsi và Coca Cola vẫn đang cạnh tranh mạnh mẽ, khốc liệt hơn bao giờ hết. Và đối với Coca Cola, Pepsi vẫn luôn là Market Challenger không thể “coi thường” trên thị trường đầy rẫy cạnh tranh ngoài kia.
👉 Xem thêm: Tìm hiểu về chiến lược Marketing Mix của Coca-Cola
Các yếu tố tạo nên một Market Challenger đích thực trên thị trường
Trên thực tế, không phải một doanh nghiệp mới xuất hiện là có thể tuyên bố bản thân là Market Challenger. Theo đó, để là một Market Challenger thực sự, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện như sau:
Bước vào thị trường muộn nhưng thích nghi nhanh
Trong thị trường kinh doanh đầy khốc liệt, thời điểm bạn bắt đầu thực sự không quá quan trọng. Điều thực sự đáng quan tâm là cách doanh nghiệp bạn đi và thích nghi. Theo đó, sự bắt nhịp nhanh chóng là yếu tố giúp doanh nghiệp trở thành Market Challenger “đáng gờm” ngay cả với các đối thủ lâu năm.
Cung cấp sản phẩm/dịch vụ ngang bằng với Market Leader
Market Leader là thuật ngữ chỉ các doanh nghiệp đứng đầu thị trường với các sản phẩm, dịch vụ phủ sóng rộng khắp. Vì vậy, để cạnh tranh với các doanh nghiệp này, một Market Challenger cần có chất lượng sản phẩm tương tự hoặc tốt hơn. Cùng với đó, đây cũng là yếu tố then chốt để các Market Challenger vượt qua các rào cản về thời gian cũng như tiềm lực mạnh mẽ của Market Leader.
Xây dựng thương hiệu tốt
Có sản phẩm, dịch vụ tốt và thích ứng nhanh là yếu tố quan trọng giúp một Market Challenger vươn lên nhanh chóng. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển bền lâu, doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu thật tốt. Đây là yếu tố để người tiêu dùng nhớ và là lý do để họ lựa chọn sản phẩm của một Market Challenger dù có hàng ngàn thương hiệu lớn ngoài kia.
Giữ chân được một lượng lớn khách hàng trung thành
Được khách hàng tin tưởng, yêu thương là khao khát của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó chỉ mới là khởi đầu. Để đi xa hơn, Market Challenger phải sở hữu một lượng lớn khách hàng trung thành. Họ là những người sẵn sàng ủng hộ doanh nghiệp của bạn trong mọi hoàn cảnh. Không những vậy, những khách hàng này cũng sẽ góp phần quảng cáo, Marketing rất nhiều cho doanh nghiệp bạn với các phương thức truyền miệng, mua sản phẩm làm quà tặng,…
👉 Xem thêm: Market economy là gì? Tổng hợp các ưu nhược điểm của Market economy
Các chiến lược Marketing hiệu quả dành cho Market Challenger
Nắm vững các yếu tố kể trên giúp các Market Challenger hiểu và có những chiến lược phù hợp trong quá trình hoạt động và phát triển. Và dưới đây là 4 chiến dịch quan trọng nhất các Market Challenger không thể bỏ qua:
- Tấn công trực diện: Mạnh mẽ, quyết liệt vươn lên bằng những điểm mạnh, ưu thế của bản thân là yếu tố giúp Market Challenger có chỗ đứng trên thị trường. Các lợi thế về giá cả, dòng sản phẩm,… sẽ giúp Market Challenger cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nắm thị phần hàng đầu.
- Tấn công gián tiếp: Trong trường hợp đối thủ quá mạnh, các Market Challenger nên hạn chế tấn công trực diện mà chỉ nên bắt đầu tấn công gián tiếp. Những điểm yếu của đối thủ là điểm Market Challenger cần chú ý trong chiến thuật này.
- Tấn công kết hợp: Tận dụng ưu thế của một Market Challenger và nắm vững những yếu điểm của đối thủ là điều quan trọng tạo nên thành công của một chiến lược Marketing thực sự thành công.
- Né tránh đối thủ: Đây là điều các Market Challenger thường bỏ qua. Theo đó, để nhanh chóng gia tăng thị phần, việc đẩy mạnh các ngách, các thị trường Market Leader chưa chạm tới là cực kỳ cần thiết.
👉 Xem thêm: Chiến dịch marketing là gì? 5 chiến dịch marketing của các nhãn hàng lớn
Xuất phát điểm như thế nào thực sự không quá quan trọng. Doanh nghiệp của bạn có thể chỉ là một Market Leader nhưng nếu có hướng đi đúng đắn, cơ hội chiếm lĩnh thị trường trong tương lai sẽ không phải điều gì quá xa vời. Đặc biệt, với sự hỗ trợ từ các nền tảng tuyển dụng như JobsGO tuyển dụng, việc xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Hãy để JobsGO đồng hành cùng bạn trên hành trình phát triển doanh nghiệp!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)