Học Dược Ra Làm Gì? Làm Ở Đâu? Lương Bao Nhiêu?

5/5 - (1 vote)

Dược là một trong những ngành học Dược đánh giá là “cao quý” trong xã hội hiện nay. Nó chính là một lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với y tế và hỗ trợ bác sĩ điều trị bệnh nhân hiệu quả. Vì vậy, có không ít bạn trẻ muốn theo học ngành này. Vậy học Dược ra làm gì? Làm ở đâu? Thu nhập như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời và nhiều thông tin hữu ích hơn thế nữa.

1. Ngành Dược Là Gì?

Ngành Dược là gì?

Đây là một ngành liên quan mật thiết đến lĩnh vực y tế. Ngành Dược sẽ cung cấp cho người học những thông tin về mối quan hệ giữa thuốc và cơ thể hay giữa thuốc và điều trị. Theo học ngành này, bạn sẽ Dược đào tạo chuyên về các mảng như: Bào chế, sản xuất thuốc, khám chữa bệnh, phân phối thuốc đến cơ sở y tế cần thiết. Hiện nay, những người hành nghề Dược Dược gọi là Dược sĩ.

2. Ngành Dược Thi Khối Gì?

Các bạn có mong muốn thi vào ngành Dược thì có thể lựa chọn nhiều khối thi khác nhau. Cụ thể các khối thi đó bao gồm:

  • Khối A00 với các môn Toán, Lý, Hóa
  • Khối A01 với các môn Toán, Lý, Anh
  • Khối B00 với các môn Toán, Hóa, Sinh
  • Khối D07 với các môn Toán, Hóa, Anh

3. Ngành Dược Học Những Gì?

Với các bạn sinh viên theo đuổi ngành Dược tại các trường đại học, cao đẳng sẽ Dược trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết về khoa học cơ bản, Dược học, các kỹ năng chuyên môn,… phục vụ cho công việc. Các chuyên ngành mà sinh viên Dược có thể theo đuổi như là:

  • Công nghệ Dược phẩm và bào chế thuốc
  • Dược liệu – Dược học cổ truyền
  • Kiểm nghiệm thuốc và độc chất
  • Dược lý và Dược lâm sàng
  • Tổ chức quản lý Dược

Tốt nghiệp ngành Dược, các bạn sẽ đáp ứng Dược các chuẩn đầu ra về năng lực chuyên môn. Sinh viên sẽ có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin,… cũng như Dược đào tạo về thái độ và tác phong làm việc theo tiêu chuẩn nghề nghiệp. Nhờ vậy mà các bạn có rất nhiều cơ hội việc làm khác nhau.

Bên cạnh đó, với những bạn có mong muốn nâng cao trình độ, bằng cấp thì có thể học lên thành Dược sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II, thạc sĩ Dược học, tiến sĩ Dược học,…

Ngành Dược học những gì?

4. Học Dược Ra Làm Gì? Làm Ở Đâu?

Với nền tảng chuyên môn của ngành Dược, sau khi tốt nghiệp bạn có cơ hội việc làm cực kỳ rộng mở. Bạn không chỉ có cơ hội Dược làm việc trong các cơ sở y tế khác nhau mà còn trong rất nhiều các doanh nghiệp lớn hoạt động kinh doanh – sản xuất trong lĩnh vực Dược phẩm. Dưới đây là một số vị trí việc làm hấp dẫn cho bạn khi thắc mắc học Dược ra làm gì.

4.1. Dược Sĩ Trong Lĩnh Vực Quản Lý Dược Cấp Nhà Nước

Vị trí này liên quan đến việc quản lý sự vận hành của hệ thống ngành Dược cả nước. Bên cạnh kiến thức chuyên môn vững vàng, khi đảm nhiệm vai trò Dược sĩ trong lĩnh vực quản lý Dược cấp nhà nước, bạn cần phải có kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống…

Bạn có thể làm công việc này ở tuyến Trung ương như Cục quản lý Dược và Vụ khoa học – Đào tạo,… của Bộ Y tế hoặc tuyến địa phương như: Phòng quản lý ngành nghề Y Dược tư nhân, trung tâm Y tế cấp quận huyện, xã, phường hoặc Phòng nghiệp vụ Dược,..

4.2. Dược Sĩ Trong Lĩnh Vực Nghiên Cứu

Học Dược ra làm gì Làm ở đâu?

Tốt nghiệp ngành Dược, bạn cũng có thể tiếp tục đi theo con đường nghiên cứu chuyên sâu về ngành học của mình tại Viện Dược Liệu, Viện Kiểm Nghiệm Thuốc, Y học Cổ truyền, Viện Dịch tễ hoặc các phòng ban nghiên cứu phát triển sản phẩm của công ty Dược phẩm.

4.3. Dược Sĩ Trong Phân Phối, Lưu Thông Thuốc

Dược sĩ trong lĩnh vực phân phối, lưu thông thuốc cũng là vị trí công việc mà bạn không nên bỏ qua sau khi tốt nghiệp. Vị trí này thực hiện việc đưa Dược phẩm từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng. Bạn có thể làm việc tại Tổng công ty Dược phẩm Việt Nam hoặc Công ty TNHH, Công ty tư nhân về sản phẩm Dược, nhà thuốc, hiệu thuốc…

4.4. Dược Sĩ Trong Lĩnh Vực Sản Xuất Thuốc

Đây là vị trí công việc mơ ước của nhiều sinh viên ngành Dược sau khi ra trường. Công việc này đòi hỏi một kiến thức chuyên môn vững vàng cùng sự tỉ mỉ, chăm chỉ để có thể nghiên cứu, sản xuất ra những loại thuốc phù hợp, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe của người dùng. Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước, bạn cũng có thể làm việc tại các công ty Dược phẩm tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài với vị trí này.

4.5. Dược Sĩ Trong Đào Tạo Nhân Lực Ngành Dược

Nếu bạn có đam mê với công việc giảng dạy thì trở thành giảng viên chuyên ngành Dược tại các trường Đại học, Cao Đẳng có đào tạo ngành Dược. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi bạn cần phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu sâu về các kiến thức ngành Dược, đồng thời có kỹ năng nghiệp vụ tốt để có thể truyền đạt cho sinh viên.

4.6. Dược Sĩ Trong Kiểm Nghiệm Chất Lượng Thuốc

Dược sĩ trong kiểm nghiệm chất lượng thuốc là vị trí phù hợp với những bạn tỉ mỉ và thích làm việc theo khuôn khổ. Bạn có thể xin vào làm việc tại các Viện kiểm nghiệm Trung ương, Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh hoặc phòng kiểm nghiệm ở xí nghiệp, công ty trên toàn quốc.

Xem thêm: Trình dược viên là gì?

4.7. Dược Sĩ Lâm Sàng

Dược sĩ lâm sàng là những người giữ nhiệm vụ hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý cho cộng đồng. Trong quá trình làm việc, dược sĩ lâm sàng sẽ phối hợp cùng bác sĩ để thiết kế danh mục thuốc của bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân. Trên thế giới, dược sĩ lâm sàng là lĩnh vực quan trọng được ưu tiên phát triển từ rất lâu nhưng Việt Nam thì khá mới mẻ. Công việc này chỉ bắt đầu nhận được sự quan tâm của nước ta khi xuất hiện nhiều ca sử dụng nhầm thuốc, sử dụng thuốc không hiệu quả,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hồi phục của bệnh nhân.

Dược sĩ lâm sàng thường làm việc tại các bệnh viện, phòng khám hoặc nhà thuộc. Một số khác có thể chuyển hướng tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho các gia đình – Vị trí phổ biến tại nước ngoài. Nếu bạn là người yêu thích công việc xã hội và nghiên cứu dược chuyên sâu, dược sĩ lâm sàng chính xác là công việc hoàn hảo dành cho bạn.

4.8. Marketing Dược

Khác với trình dược viên hay những vị trí tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trong ngành dược, Marketing dược là công việc đứng hỗ trợ, tiếp cận khách hàng thông qua các chiến dịch truyền thông, quảng cáo của doanh nghiệp. Nhân viên Marketing dược thường làm việc trong các công ty, doanh nghiệp sản xuất thuốc,…

Nhiệm vụ phổ biến của các Marketing dược là thực hiện các khảo sát về sản phẩm, nghiên cứu insight khách hàng, nghiên cứu đề xuất các chiến dịch truyền thông, thực hiện quảng cáo thông qua các nền tảng khác nhau, tổ chức sự kiện thu hút khách hàng và theo dõi, đánh giá hiệu quả của chiến dịch Marketing đã triển khai.

Marketing dược là công việc thú vị, thiên về học thuật mà có thể thỏa sức sáng tạo. Tuy nhiên, các vị trí Marketing dược thường yêu cầu khá cao. Bởi ngoài kiến thức chuyên môn về ngành dược, bạn cũng cần am hiểu về Marketing và có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng.

4.9. Kinh Doanh Riêng Ngành Dược

Kinh doanh riêng cũng là một hướng đi khá hay dành cho các bạn đam mê ngành dược nhưng lại mong muốn được tự do thoải mái. Với công việc này, bạn có thể mở nhà thuốc hoặc công ty sau khi hoàn thành chương trình học và sở hữu Chứng chỉ hành nghề Y Dược.

Công việc nào cũng vậy, có lợi ích chắc chắn có những khó khăn. Kinh doanh riêng ngành dược cũng không phải ngoại lệ. Theo đó, dù được làm chủ việc kinh doanh nhưng bạn sẽ phải làm nhiều công việc “không tên” hơn, chịu áp lực lớn hơn để quản lý doanh nghiệp cũng như đội ngũ nhân sự trực thuộc.

4.10. Chuyên Viên Dịch Thuật Ngành Dược

Ngành dược ở nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ tiệm cận với thế giới. Không chỉ giao thương, buôn bán thuốc giữa các quốc gia phát triển mà hoạt động nghiên cứu dược quốc tế cũng trở nên phổ biến, từ đó mở ra cơ hội việc làm chuyên viên dịch thuật ngành dược.

Dược học là ngành đặc thù, đòi hỏi chuyên môn cao nên vị trí dịch thuật ưu tiên ứng viên có kiến thức thay vì chỉ có khả năng ngoại ngữ. Chính vì vậy, nếu bạn yêu thích ngành dược, đam mê nghiên cứu và có khả năng sử dụng các ngôn ngữ khác thì đừng ngại thử sức với vị trí chuyên viên dịch thuật ngành dược tại các đơn vị nghiên cứu, công ty dịch thuật,…

4.11. Chuyên Viên Đăng Ký Thuốc

Chuyên viên đăng ký thuốc là vị trí đảm nhiệm những nhiệm vụ như phụ trách hồ sơ sản phẩm, phối hợp cùng các phòng ban xây dựng hồ sơ sản phẩm, phối hợp cùng các phòng ban chức năng để phản hồi yêu cầu từ cơ quan quản lý, theo dõi phản ứng có hại của sản phẩm, quản lý hồ sơ,…

Chuyên viên đăng ký thuốc thưởng làm việc tại các đơn vị, tổ chức nghiên cứu, kinh doanh thuốc hoặc sản phẩm y tế. Yêu cầu đối với vị trí này khá cao, ngoài kiến thức dược, ứng viên cần có sự am hiểu sâu sắc văn bản pháp quy, pháp lý liên quan đến đăng ký thuốc, chuyên môn dược và khả năng ngoại ngữ.

4.12. Làm Việc Cho Các Tổ Chức Phi Chính Phủ, Các Tổ Chức Y Tế Quốc Tế Ở Việt Nam

Dược học ra làm gì? Các tổ chức phi chính phủ, tổ chức y tế quốc tế ở Việt Nam là lựa chọn không thể bỏ qua với ứng viên ngành dược. Nếu muốn thử sức ở một môi trường chuyên nghiệp, năng động và hướng tới cộng đồng, đây sẽ là những lựa chọn phù hợp với bạn.

Để làm việc tại những môi trường trong mơ này, ngoài kiến thức chuyên môn ngành dược, ứng viên cần có cả hiểu biết xã hội cũng như khả năng ngoại ngữ.

5. Điểm Chuẩn Ngành Dược Cập Nhật Mới Nhất

Điểm chuẩn ngành Dược là vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu của các bạn học sinh trước kỳ thi trung học phổ thông. Dưới đây là bảng cập nhật điểm chuẩn chuyên ngành Dược tại các trường đào tạo uy tín, bạn có thể tham khảo để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cho quá trình thi, xét tuyển trong thời gian tới:

Số thứ tự Trường đào tạo Điểm chuẩn năm 2023
1 Trường đại học Dược Hà Nội 25
2 Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội 24,35
3 Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 25,25 – 25,28
4 Trường đại học Y Dược, Đại học Huế 24,70
5 Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 25,12
6 Trường đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên 24,70
7 Trường đại học Y Dược Cần Thơ 24,7

Như vậy, bài viết trên của JobsGo đã giúp bạn đọc hiểu: “Học Dược ra làm gì?” rồi đúng không? Hy vọng nó sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn có Dược định hướng tương lai tốt nhất cho bản thân. Chúc các bạn sớm có việc làm phù hợp với khả năng và mong muốn của mình.

Câu hỏi thường gặp

1. Nên Học Chuyên Ngành Dược Nào?

Nên học chuyên ngành Dược nào là băn khoăn của không ít bạn trẻ quan tâm đến ngành học này. Ngành dược hiện nay có nhiều chuyên ngành khác nhau như:

  • Dược lý (nghiên cứu cơ chế tác dụng của thuốc lên cơ thể).
  • Dược chế (nghiên cứu công thức thuốc).
  • Dược điển (nghiên cứu, phát triển, sản xuất thuốc từ các nguồn tự nhiên).
  • Kiểm nghiệm thuốc (nghiên cứu và kiểm tra chất lượng thuốc).
  • Dược liệu học (nghiên cứu về nguồn gốc, thu hái, chế biến, bảo quản, sử dụng dược liệu).
  • Kinh doanh và quản lý dược phẩm.
  • Y học lâm sàng (cung cấp kiến thức về chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh nhân).
  • Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Hóa dược học, dược phẩm công nghiệp,...

Nếu bạn muốn nắm bắt xu hướng và phát triển nhanh thì nên ưu tiên các ngành Kinh doanh và quản lý dược phẩm, Chăm sóc sức khỏe cộng đồng,... Còn muốn nghiên cứu sâu về chuyên môn thì có thể lựa chọn các ngành như Dược Lý, Dược Chế, Hóa Dược,...

2. Làm Dược Trong Nước Có Tốt Không?

Việc làm ngành Dược trong nước hiện nay đã phát triển không thua kém nước ngoài. Ứng viên có thể tìm được các công việc có tiềm năng thăng tiến, mức lương tốt ngay tại các doanh nghiệp trong nước.

3. Tìm Việc Ngành Dược Chất Lượng Ở Đâu?

Tìm kiếm việc làm ngành Dược chất lượng, bạn có thể tham khảo JobsGO. Nền tảng có sự kết nối chặt chẽ với các đơn vị, tổ chức ngành dược nên thông tin tuyển dụng đa dạng, nhiều vị trí phù hợp với năng lực của ứng viên. Toàn bộ tin tuyển dụng được kiểm duyệt kỹ càng trước khi công khai nên bạn hoàn toàn an tâm. Ngoài tìm việc, ứng viên cũng có thể tạo CV và ứng tuyển online tiện lợi ngay trên nền tảng.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: