Hé lộ những điều tối kị trong giai đoạn thử việc bạn nên biết

Đánh giá post

Bạn có biết những điều tối kị trong giai đoạn thử việc không nên mắc phải là gì không? Nếu biết rõ để tránh thì cơ hội trở thành nhân viên chính thức của công ty sẽ dễ dàng hơn đấy nhé! Cùng tìm hiểu qua chia sẻ của JobsGo trong bài viết dưới đây thôi nào!

Đi muộn về sớm trong giai đoạn thử việc

Điều tối kị trong giai đoạn thử việc đầu tiên đó chính là đi muộn về sớm. Mỗi công ty, doanh nghiệp đều có những quy định riêng về giờ vào làm và giờ tan làm. Nếu bạn không muốn bị đánh giá là người thiếu chuyên nghiệp thì không nên đến sau giờ vào làm và về trước giờ tan ca.

Đi muộn về sớm trong giai đoạn thử việc

Quy tắc về giờ giấc làm việc là điều cơ bản nhất mà một nhân viên cần thực hiện đúng. Để đảm bảo bạn không gây ấn tượng xấu trong giai đoạn thử việc thì nên tránh điều này ở mức tối đa. Tốt nhất nếu có thể đến sớm thì nên đến trước từ 5 – 10p trước khi vào làm.

👉 Xem thêm: Hợp đồng thử việc: 8 lưu ý quan trọng bạn không nên bỏ qua!

Không tôn trọng và thực hiện các quy định của công ty

Công ty cũng sẽ có những quy tắc hoạt động riêng của mình nhằm tạo nên văn hoá công sở của riêng họ. Nếu trong giai đoạn thử việc, bạn thể hiện mình là một con người “vô tổ chức” sẽ đồng nghĩa với việc bạn không tôn trọng cấp trên và không trận trọng cơ hội được làm việc tại doanh nghiệp. Đây sẽ là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị Out ngay sau khi hết thời gian thử thách 1 – 2 tháng của đơn vị đấy nhé!

Tỏ thái độ đòi hỏi về quyền lợi trong giai đoạn thử việc

Dù bạn ở bất kỳ vị trí nào trong công ty thì điều tối kị trong giai đoạn thử việc đó là tỏ thái độ đòi hỏi về quyền lợi của bản thân. Đây là lúc mà doanh nghiệp sẽ đánh giá về khả năng làm việc của bạn, nếu bạn chỉ “chăm chăm” đòi hỏi quyền lợi và chưa thể hiện được “giá trị” của bản thân với họ chắc chắn bạn Out.

Tốt nhất, trong giai đoạn thử việc này, bạn cần dành thời gian để tìm hiểu công việc, nắm rõ quy trình làm việc tại công ty và những điều cần thiết thông qua đồng nghiệp của mình. Thông qua đó bạn sẽ đánh giá được môi trường này có phù hợp hay không để tiếp tục phát triển sự nghiệp của bản thân tại đó.

👉 Xem thêm: Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần bồi thường không?

Tỏ thái độ đòi hỏi về quyền lợi trong giai đoạn thử việc

Nói xấu công ty và sếp cũ

Dù bạn nghỉ việc tại công ty trước với lý do gì thì cũng không nên nói xấu về sếp và đồng nghiệp cũ của bạn. Nó có thể khiến bạn bị đánh giá là “kẻ ăn cháo đá bát” và bị cô lập tại môi trường làm việc mới. 

Trong thời gian thử việc, để có được ấn tượng tốt với công ty và mọi người khi được hỏi về môi trường làm việc cũ. Bạn hãy nói đến những điều tốt đẹp bạn học hỏi và tích luỹ được tại đó. Thông qua đó tạo bàn đạp giúp bạn cống hiến và phát triển bản thân tốt hơn tại công ty mới.

Tranh cãi với đồng nghiệp và khách hàng

Trong giai đoạn thử việc, các bạn cần tránh việc tranh cãi với đồng nghiệp và khách hàng. Hãy sử dụng cách mềm mỏng và nhẹ nhàng nhất để giải quyết mọi việc. Nó chính là một trong những kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng đấy nhé! Nếu bạn làm được điều này, quản lý và đồng nghiệp của bạn sẽ đánh giá cao về khả năng, kỹ năng của bạn đấy nhé!

Thường xuyên “buôn chuyện” trong giờ làm việc

Buôn chuyện là vấn đề không thể tránh khỏi tại môi trường công sở. Tuy nhiên trong giai đoạn thử việc, hãy thể hiện bạn luôn tập trung hết sức cho công việc để hoàn thành tốt nhất mọi thứ.

Chủ động giao tiếp với đồng nghiệp công ty là chuyện tốt, tuy nhiên đừng quá lạm dụng nó khiến công việc bị ảnh hưởng và không thể hoàn thành đúng Deadline theo yêu cầu.

👉 Xem thêm: [Nhật ký công sở] 1001+ việc tạo nên một ngày “khó thở” nơi công sở

Thường xuyên “buôn chuyện” trong giờ làm việc

Bộc lộ thái độ tiêu cực với công việc tại công ty

Rất nhiều công ty chấp nhận ứng viên không có kinh nghiệm hoặc ít kinh nghiệm vào làm. Nhưng đổi lại các bạn phải có tinh thần học hỏi và cầu tiến, không ngại khó khăn thử thách để hoàn thành công việc được giao.

Nếu trong thời gian thử việc, bạn tỏ thái độ tiêu cực hoặc nản chí trước công việc. Điều này sẽ khiến quản lý sẽ đánh giá thái độ của bạn kém và dễ Out trước hoặc ngay khi hết giai đoạn này.

Thường xuyên xin nghỉ phép mà không phải khẩn cấp

Giai đoạn thử việc chỉ kéo dài từ 1 cho đến 2 tháng, bạn cần vận dụng tối đa thời gian để thể hiện năng lực và cho thấy kết quả công việc tốt nhất. Chính vì vậy, nếu không có việc gì gấp thì đừng xin nghỉ phép. Nếu bạn thường xuyên nghỉ mà không phải vì lý do khẩn cấp, cơ hội trở thành nhân viên chính thức của công ty cực kỳ mỏng manh.

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ đến bạn đọc 8 điều tối kị trong giai đoạn thử việc nên tránh. Hy vọng các bạn không mắc phải những lỗi trên và có thể thuận lợi trở thành nhân viên chính thức trong công ty bạn chọn nhé!

👉 Xem thêm: Những lý do xin nghỉ phép khéo léo chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: